Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mặc dù là một triệu chứng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết chúng xuất hiện do đâu và nên điều trị như thế nào. Ngứa môi xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ có cách xử lý phù hợp dựa vào căn nguyên và mức độ triệu chứng. Để giải đáp cho câu hỏi trên, bạn có thể đọc ngay những chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Ngứa môi là bệnh gì?

Ngứa môi hay ngứa viền môi là tình trạng da môi, viền ngoài bị kích ứng gây cảm giác ngứa, nóng, bứt rứt khó chịu. Bên cạnh đó nhiều người còn bị sưng đỏ, phù môi, nổi mụn nước... 

Hiện tượng này có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, trong đó phổ biến nhất là người có cơ địa dị ứng, mắc các bệnh về da…

Đâu là nguyên nhân gây bệnh?

Môi ngứa rát sưng được xác định do nhiều bệnh lý, yếu tố gây ra. Theo đó, những tác nhân gây ngứa môi thường gặp nhất bạn có thể tìm hiểu kỹ là:

1. Do bị lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có thể xảy ra ở tất cả các cơ quan trọng cơ thể bởi đây là bệnh tự miễn. Trong đó, cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là da.

Lupus ban đỏ có thể khiến vùng da môi, má, mũi xuất hiện các nốt hồng ban, kèm theo đó là triệu chứng châm chích, ngứa nhẹ. Ngoài ra, có thể xuất hiện bọng nước tại vùng da bị tổn thương nhưng thường không gây đau.

2. Do bị viêm da dị ứng

Ngứa môi là một trong những triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh viêm da dị ứng. Khi môi tiếp xúc với những dị nguyên có thể gây kích ứng như thực phẩm lạ, son môi hoặc đơn giản là do thay đổi thời tiết thì ngay lập tức, hệ miễn dịch sẽ phóng ra histamin. Chúng xâm nhập vào tế bà và  gây hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa da khó chịu.

Ngứa môi do viêm da dị ứng
Ngứa môi do viêm da dị ứng

3. Do Zona thần kinh

Virus mang tên varicella zoster là nguyên nhân dẫn đến bệnh zona thần kinh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những vùng da chứa dây thần kinh là lưng, mắt, cổ và môi. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, phát ban gây ngứa ngáy và khó chịu.

Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh này là gây ớn lạnh, sốt, mệt mỏi hay đau đầu…

4. Do bị mề đay

Tình trạng ngứa môi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay mẩn ngứa. Nhiều người bệnh bị mề đay, mẩn ngứa nặng đến sưng môi, ngứa lan cả mặt,...

5. Do bị chàm môi

Ngứa có thể là bệnh chàm môi. Đây là bệnh lý mãn tính và thường tái phát nhiều lần nhưng đa phần đều lành tính và không gây hại. Triệu chứng của bệnh là ngứa viền môi, thậm chí là bên trong môi cũng bị ngứa. Kèm theo đó là môi khô, sần sùi, bong tróc vảy.

6. Bệnh Herpes

Tên gọi khác của bệnh này là mụn rộp môi. Virus Herpes simplex là tác nhân xâm nhập và gây bệnh. Biểu hiện khi mới bị virus tấn công là ngứa nhẹ và nóng rát xung quanh môi. Vài giờ sau, môi ngứa và nổi mụn nước thành từng đám.

Bệnh herpes được xác định là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Bệnh herpes được xác định là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Herpes môi không quá nguy hiểm nên không cần lo lắng. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh tiếp xúc với người khác hay dùng chung vật dụng cá nhân vì bệnh có khả năng lây nhiễm cao.

7. Kích ứng tia UV

Da môi nhạy cảm và mỏng nên dễ bị kích ứng từ các yếu tố bên ngoài. Do đó, nếu bạn ra ngoài mà không che chắn, bảo vệ làn da môi cẩn thận sẽ rất dễ gây kích ứng do tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời. Lúc này, làn da môi sẽ có biểu hiện đau rát, nổi mụn nước và gây ngứa.

8. Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, ngứ môi còn có thể xuất phát từ một số tác nhân khác như:

  • Lạm dụng việc liếm môi thường xuyên khiến làn da bị khô, gây bong tróc và ngứa ngáy.
  • Uống quá ít nước sẽ làm da khô, bong vảy, gây nứt nẻ, ngứa rát.
  • Không sử dụng hoặc ít khi dùng son dưỡng môi. Vì thế, làn da môi dễ bị khô, kích ứng hay dị ứng trước các tác nhân bên ngoài.
  • Thường xuyên dùng tay lột, bóc những vảy chết trên da môi.
  • Điều kiện sống và làm việc trong môi trường có độ ẩm thấp, thời tiết lạnh.

Ngứa môi có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Hầu hết các trường hợp ngứa môi đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên một số trường hợp, chúng không tự tiêu mà chuyển biến thành thể nặng hơn, lan sang những khu vực khác và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.

Do đó, nếu thuộc những trường hợp sau, bạn nên đi thăm khám ngay lập tức để được chẩn đoán và có phương hướng điều trị phù hợp, an toàn. Đó là:

  • Cơn ngứa kéo dài hơn 3 ngày không giảm, thậm chí mức độ ngứa và phạm vi lây lan ngày một lớn.
  • Trên môi dần xuất hiện các nốt sưng tấy và đỏ làm biến dạng môi. Từ những vùng sưng viêm này có thể chảy mủ hoặc mọc mụn nước.
  • Cơn ngứa kéo dài khiến bạn khó khăn trong việc ăn uống hay giao tiếp hàng ngày.
  • Cơ thể dần xuất hiện một số triệu chứng như: Luôn cảm thấy buồn nôn, nôn nao, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, lên cơn sốt cao và ớn lạnh.
  • Bạn từng có tiền sử mắc bệnh da liễu, nghi ngờ mình bị ngứa môi do dị ứng, nhiễm trùng hoặc bệnh tái phát.

Cách điều trị ngứa môi hiệu quả?

Nhiều người chủ quan nghĩ việc ngứa, sưng môi là dấu hiệu ngoài da, chỉ cần sử dụng một số biện pháp bôi, thoa, đắp... bên ngoài là có thể làm dịu cơn ngứa. Tuy nhiên, với trường hợp bạn bị ngứa môi, sưng to do mề đay mẩn ngứa gây nên,  bạn nên điều trị từ trong ra ngoài.

Chăm sóc, dưỡng môi

Nếu bị ngứa môi miệng ở mức độ nhẹ và không quá nghiêm trọng, các bạn có sử dụng các biện pháp chăm sóc da môi sau đây:

  • Duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối loãng. Sau đó, dùng khăn ẩm sạch lau nhẹ nhàng vùng da môi nhằm loại bỏ các dị nguyên gây dị ứng như son, phấn hoa, thực phẩm…
  • Duy trì độ ẩm cho làn da môi bằng cách sử dụng Vaseline hoặc son dưỡng ẩm. Tuy nhiên, son dưỡng ẩm phải chọn sản phẩm có thành phần thiên nhiên để an toàn và không gây kích ứng cho da.

Bôi son dưỡng ẩm khi da ngứa do khô, bong tróc
Bôi son dưỡng ẩm khi da ngứa do khô, bong tróc

  • Có thể giảm ngứa và làm dịu vùng da bằng cách thoa tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu… Tuy nhiên, cần đảm bảo các tinh dầu này nguyên chất để tránh gây tổn thương da.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để làn da được cấp ẩm đầy đủ, ngăn ngừa tình trạng khô môi và bong tróc.
  • Lựa chọn son môi có chỉ số chống nắng phù hợp để bảo vệ làn da môi dưới tác động của ánh nắng, tia UV.

Các mẹo giảm ngứa sưng và sưng môi tại nhà

Trong tình trạng môi bị ngứa, kèm theo sưng có thể áp dụng một số mẹo sau đây để khắc phục.

Chườm đá lạnh

Cơn lạnh từ đá sẽ làm tê dây thần kinh và nhanh chóng cắt cơn ngứa. Bên cạnh đó, các dòng nước mát lạnh từ đá sẽ giảm sưng môi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy đá viên bọc vào một lớp vải mỏng, sạch và mềm.
  • Tiến hành dùng lớp vải bọc đá chườm qua lại nhẹ nhàng lên môi. Thời gian chườm khoảng 10 phút thì dừng lại.

Lưu ý: Tuyệt đối không trực tiếp dùng đá lạnh chườm lên da vì có thể gây bỏng da. mặt khác, còn làm cho hàm răng bị ê buốt khó chịu.

Giảm ngứa và sưng môi bằng nước mát

Nước mát là một trong những giải pháp giảm ngứa, sưng môi đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện.

Cách làm như sau:

  • Bạn chỉ cần lấy khăn mềm, sạch nhúng vào nước mát. Sau đó đắp lên môi và để khoảng 10 phút thì bỏ khăn ra.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể để dòng nước mát chảy chậm từ vòi ở vị trí gần miệng. Chỉ sau một lúc, bạn sẽ thấy cơn ngứa thuyên giảm.

Lưu ý: Trong quá trình đắp khăn mặt hay kê miệng gần vòi nước luôn cần phải đảm bảo nhẹ nhàng. Tuyệt đối không xoa mạnh hay vỗ nước, chà xát vì dễ làm đôi môi bị tổn thương.

Dùng lô hội xử lý môi bị sưng kèm theo ngứa

Lô hội (hay nha đam) là một nguyên liệu thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm dưỡng da. Lớp gel của lô hội cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất cũng như khả năng cấp ẩm cho da rất tốt. Vì thế, sử dụng loại nguyên liệu này có khả năng giảm ngứa, giảm sưng môi mà khá an toàn.

Nha đam là "cứu tinh" cho những cơn ngứa
Nha đam là "cứu tinh" cho những cơn ngứa

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch 1 nhánh lô hội. Gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài, chỉ giữ phần thịt nhầy.
  • Dùng trực tiếp lớp gel bên trong thoa nhẹ nhàng lên môi.

Với khả năng làm dịu da nhanh, ngay lần đầu sử dụng, bạn sẽ thấy khá hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây

Trong trường hợp môi bị ngứa nghiêm trọng và dữ dội, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận để kê các đơn thuốc phù hợp. Thông thường các loại thuốc thường hay được sử dụng bao gồm:

  • Nếu tình trạng dị ứng gây ngứa kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống kháng histamin H1.
  • Trường hợp môi ngứa và nổi mụn nước, các loại thuốc tím, hồ nước… sẽ được chỉ định nhằm điều trị các vết loét, mụn nước. Đồng thời, giảm triệu chứng ngứa rát gây ra do bệnh zona thần kinh và Herpes môi gây ra.

Dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ với trường hợp bị ngứa do bệnh về da
Dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ với trường hợp bị ngứa do bệnh về da

  • Nếu tình trạng đau rát môi nghiêm trọng, kèm theo sốt do bệnh zona thần kinh và Herpes môi gây ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm dùng thuốc hạ sốt, giảm đau.
  • Trong trường hợp bệnh chàm môi gây ra tình trạng ngứa ngáy thì thuốc mỡ chứa corticoid sẽ là lựa chọn phổ biến nhất để điều trị.

Lưu ý: Các loại thuốc Tây điều trị ngứa môi mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng tác dụng phụ đến cơ thể cũng khá nhiều. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng, liệu trình để đạt hiệu quả, an toàn. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần nhanh chóng báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Phòng ngừa ngứa môi tốt nhất

Ngứa môi kéo dài có thể gây trầy xước, nứt nẻ và bong tróc, khiến đôi môi của bạn rất mất thẩm mỹ. Vì thế, chúng ta cần phòng ngừa để tránh tình trạng ngứa và lột da bằng những cách sau đây:

  • Mỗi khi ra ngoài và đến nơi công cộng cần đeo khẩu trang để bảo vệ môi.
  • Bảo vệ môi hàng ngày bằng son dưỡng và son môi có chỉ số chống nắng phù hợp.
  • Chọn các sản phẩm chăm sóc môi với thành phần thiên nhiên lành tính, không chứa chì hay các hóa chất độc hại.
  • Chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và làn da như trái cây, rau xanh, ngũ cốc…
  • Nếu bản thân bị dị ứng với những thực phẩm nào như hải sản, gia vị… thì nên tránh và tốt nhất không sử dụng.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung những đồ vật cá nhân như khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dao cạo râu với người khác.
  • Từ bỏ thói quen liếm môi, bóc hay cắn môi.
  • Tránh mệt mỏi, căng thẳng nếu không muốn làn da môi bị kích ứng mạnh bởi bệnh lupus ban đỏ và chàm môi.
  • Sau khi ăn uống cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Kết luận

Ngứa môi do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Những câu hỏi này đã có lời giải đáp bên trên. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ sớm khắc phục tình trạng môi bị ngứa cũng như phòng ngừa hiệu quả.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Môi


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan