Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngứa lưng là hiện tượng cảnh báo nhiều căn bệnh về da liễu hoặc bệnh lý liên quan đến gan, thận, suy tuyến giáp… Do đó, khi phát hiện tình trạng lưng bị ngứa chúng ta cần sớm tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

Ngứa lưng là bị bệnh gì?

Bị ngứa da ở lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu là do các bệnh lý về da liễu gây ra. Bao gồm:

1. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là do ký sinh trùng ghẻ gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh là làn da xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ, ngứa ngáy dữ dội. Đặc biệt, cơn ngứa sẽ gia tăng vào ban đêm.

Bệnh ghẻ có thể xuất hiện bất cứ ở đâu trên da. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những khu vực ẩm ướt thường xuyên như lưng, háng, bên trong đầu gối, kẽ tay chân…

2. Lưng bị ngứa có thể do bệnh viêm nang lông

Ngứa ở lưng kèm theo nổi mẩn đỏ có thể do bệnh viêm nang lông. Nguyên nhân của bệnh này là do vùng lưng không được làm sạch thường xuyên, tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn tấn công và dẫn đến viêm các nang lông.

Ngoài hiện tượng ngứa da và nổi mẩn đỏ, viêm nang lông ở lưng còn xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Thường xuyên có cảm giác châm chích ở lưng.
  • Những cơn đau rát khó chịu xảy ra ở vùng da lưng bị tổn thương.
  • Các nốt sần có thể chứa mủ trắng nếu như mức độ viêm nang lông nặng.
  • Cơn ngứa và tổn thương sẽ lan rộng nếu như không sớm điều trị đúng cách, kịp thời.

3. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính nên thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm. Bệnh thường do yếu tố di truyền và ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng.

Bệnh có thể gây tổn thương ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, nhiều nhất là lưng, tay chân hay bụng với các triệu chứng điển hình như sau:

  • Vùng da tổn thương ngứa, kèm theo nổi mẩn đỏ. Cơn ngứa thường xuyên xảy ra, nhất là về đêm càng gia tăng hơn, dễ gây mất ngủ.
  • Vùng da bị bệnh có biểu hiện nứt nẻ, khô, trầy xước, chảy máu và nhiễm trùng lở loét nếu như gãi ngứa thường xuyên.
  • Bệnh tái diễn liên tục và lớp da dày sừng, dễ bong tróc.

4. Viêm da dị ứng

Ngứa lưng có thể là triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da tiếp xúc. Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, nguồn nước không đảm bảo… dễ mắc bệnh.

ngua-lung
Cơ địa dị ứng dễ gây ngứa khó chịu vùng da lưng

Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng sau:

  • Vùng da lưng bị phát ban, nổi mẩn đỏ.
  • Các cơn ngứa dữ dội, có thể kèm theo dịch mủ màu vàng.
  • Đau rát, khô nứt nẻ đối với vùng da bị tổn thương.

5. Ngứa da lưng do bệnh mề đay

Mề đay xay ra khi hệ miễn dịch bị kích thích mạnh trước các yếu tố như nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa, hóa chất, thực phẩm… Từ đó, gây ra các phản ứng dị ứng với biểu hiện là da mẩn ngứa, nổi mẩn màu hồng hoặc màu trắng. Nếu càng gãi, cơn ngứa sẽ càng gia tăng.

Ngoài triệu chứng điển hình của ngứa, bệnh mề đay còn kèm theo các biểu hiện khác như:

  • Mí mắt bị phù
  • Lưỡi, miệng, môi bị sưng
  • Thở gặp khó khăn
  • Huyết áp tụt
  • Cơ thể mệt mỏi, nhịp tim rối loạn…

6. Bệnh lý về gan gây ngứa lưng

Một trong chức năng của gan là đào thải độc tố. Vì thế, khi mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, men gan cao… đều ảnh hưởng đến chức năng của gan, khiến độc tố không đào thải hết mà tích tụ trong cơ thể. Điều này, khiến toàn thân thường bị ngứa ngáy khó chịu.

Ngoài ra, người mắc bệnh lý về gan còn có các triệu chứng điển hình như:

  • Làn da vàng hơn so với bình thường, thậm chí vàng mắt.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, ăn uống không thấy ngon miệng.
  • Màu nước tiểu vàng sậm.
  • Thường xuyên đau ngực.

7. Nhiễm giun sán khiến lưng bị ngứa

Nếu dung nạp các thực phẩm không đảm bảo an toàn, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm giun sán. Sự tấn công của giun sán sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch tăng cường hoạt động và dẫn đến phản ứng dị ứng. Từ đó, kéo theo hiện tượng ngứa ngáy ở lưng cũng như nhiều vùng da khác. Kèm theo các triệu chứng như:

  • Suy dinh dưỡng, sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu, thở gấp.
  • Làn da ngày càng khô.
  • Tình trạng táo bón kéo dài, hay buồn nôn.
  • Tái nhợt vùng da và mắt, cơ thể xuất hiện đau tức ngực, có thể bị sốt.

8. Bệnh suy thận

Thận cũng giống như gan, đều có chức năng đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, khi thận suy giảm chức năng sẽ khiến chất độc tích tụ dưới da ngày càng nhiều. Từ đó, gây ra các cơn ngứa khó chịu ở lưng và nhiều khu vực khác.

ngua-lung
Lưng bị ngứa do bệnh lý về gan, thận

Ngoài ngứa, suy thận còn khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng, bao gồm:

  • Huyết áp tăng.
  • Giấc ngủ bị tác động theo chiều hướng xấu. Người bệnh hay ngủ chập chờn, mất ngủ.
  • Mót tiểu thường xuyên, nhất là vào ban đêm.
  • Khó thở, tức ngực và đau tim.

9. Bệnh lý về tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò quan trọng đến việc sản xuất hormone cho cơ thể. Khi tuyến giáp có vấn đề sẽ rất đến rối loạn nội tiết tố, gây hiện tượng ngứa lưng. Ngoài ra, còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác đi kèm như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.
  • Da không còn mịn màng mà khô, lão hóa sớm với biểu hiện nhăn nheo.
  • Sự suy giảm về ham muốn tình dục và sinh lý.
  • Toàn thân đau nhức, lượng mồ hôi đổ nhiều hơn.

10. Bệnh chàm

Ngứa lưng kèm theo nổi mẩn đỏ có thể là triệu chứng của bệnh chàm da. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt mụn với kích thước không đều nhau, tập trung thành từng đám trên da.

Nếu không được kiểm soát, các nốt mụn sẽ ngày càng nhiều và đùn ứ từ dưới lên. Sau đó, chúng có thể vỡ do gãi hoặc tự vỡ, khiến vùng da lưng lúc nào cũng ẩm ướt, đau rát, khó chịu.

Một số nguyên nhân dẫn đến ngứa ở lưng

Ngoài các bệnh lý kể trên, bị ngứa ở lưng còn có thể xuất phát từ những nguyên nhất khác. Bao gồm:

ngua-lung
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa lưng

  • Thời tiết nắng nóng dễ gây ra hiện tượng rôm sảy, gây ngứa lưng.
  • Vệ sinh vùng da lưng không sạch sẽ hoặc để vùng lưng quá bẩn.
  • Sử dụng các loại sữa tắm có thành phần không phù hợp, gây kích ứng trên da.
  • Chọn các trang phục bó sát hay quá chật để mặc.
  • Tắm nước quá nóng khiến da khô, ngứa ngáy.

Ngứa ở lưng có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Ngứa lưng chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý về da liễu hoặc các bệnh từ bên trong cơ thể. Những cơn ngứa ngáy khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng, không thể tập trung để làm việc hay học tập. 

Ngoài ra, các bệnh lý khiến lưng bị ngứa nếu không được khắc phục sớm dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hoặc chuyển thành bệnh mãn tính. Do đó, chúng ta không được chủ quan khi lưng bị ngứa. Đặc biệt, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu tình hình ngày càng nghiêm trọng với các biểu hiện như:

  • Các cơn ngứa gia tăng và kéo dài trên 3 ngày.
  • Người bệnh mệt mỏi, kèm theo sốt, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Mức độ tổn thương trên da ngày càng lan rộng hơn.

Cách điều trị ngứa ở lưng thế nào hiệu quả

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ cơn ngứa mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

Các mẹo dân gian điều trị lưng bị ngứa

Có rất nhiều mẹo dân gian hữu ích, giảm cơn ngứa ở lưng. Có thể kể đến như:

Sử dụng nha đam

Gel nha đam có tính mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên làm dịu da, giảm cơn ngứa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nha đam, chỉ lấy phần gel bên trong sau khi đã loại hết lớp vỏ xanh bên ngoài.
  • Vệ sinh vùng da lưng sạch và chấm khô nhẹ nhàng. Thoa trực tiếp gel nha đam lên trong khoảng 3 – 5 phút.
  • Lưu lại lớp gel trên da thêm 15 – 20 phút thì rửa sạch lại với nước.

Áp dụng cách này mỗi ngày 1 – 2 lần để cơn ngứa thuyên giảm.

Dùng dưa chuột giảm ngứa ở lưng

Ngoài dùng nha đam, bạn có thể sử dụng 1 trái dưa chuột để làm mặt nạ nhằm giảm cơn ngứa trên vùng lưng. 

ngua-lung
Đắp dưa chuột giảm tình trạng lưng bị ngứa

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 trái dưa chuột rửa sạch, thái thành các lát mỏng.
  • Đắp trực tiếp những lát dưa này lên vùng da lưng đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Sau 15 – 20 phút, các bạn gỡ dưa chuột ra, vệ sinh lại bằng nước ấm. Sau đó, dùng khăn mềm sạch chấm cho khô.

Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần để giảm cơn ngứa lưng.

Chườm lạnh

Chườm lạnh sẽ làm dây thần kinh bị tê, giúp ngăn chặn cơn ngứa khá hay. Vì thế, khi phát hiện tình trạng ngứa lưng, các bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh như sau:

  • Cho những viên đá lạnh và một chậu nước sạch với lượng và đủ.
  • Nhúng khăn bông sạch và mềm vào nước đá khoảng 3 – 5 phút. 
  • Sau đó, lấy khăn ra, vắt ráo nước. Đắp khăn này lên vùng da lưng trong khoảng 15 phút hoặc đến khi khăn hết lạnh.

Công thức này nên áp dụng mỗi ngày 3 – 4 lần để phát huy hiệu quả.

Chú ý dưỡng ẩm cho da

Da khô dễ làm gia tăng cơn ngứa. Do đó, người bệnh nên chú ý dưỡng ẩm cho da bằng những cách sau đây:

  • Cung cấp cho cơ thể từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Chỉ uống nước lọc, nước đun sôi để nguội, các loại nước trà pha loãng. Nói không với đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có gas.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, nên chọn sản phẩm có thành phần thiên nhiên, không chứa hương liệu, hóa chất…
  • Sử dụng nước mát để tắm, tuyệt đối không tắm với nước quá nóng.

Điều trị lưng bị ngứa bằng thuốc tây

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ ngứa, tổn thương trên da để chỉ định các loại thuốc phù hợp. Thường sẽ bao gồm có:

  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng giảm cơn ngứa. Thế nhưng, tác dụng phụ là gây buồn ngủ, mất tập trung.

ngua-lung
Thuốc tây điều trị da lưng bị ngứa

  • Thuốc Corticoid: Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm nhiễm, nổi mẩn trên da, làm dịu cơn ngứa. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể gây mỏng da, teo da, ứ nước, loãng xương, tăng huyết áp…
  • Một số loại thuốc khác có thể được chỉ định thêm nếu cần như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc diệt ghẻ, kem bôi làm mềm da…

Lưu ý: Thuốc Tây sẽ cho hiệu quả nhanh nhưng tác dụng phụ cũng khá nhiều. Do đó, người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, phải dùng đúng liều lượng… để phát huy công dụng và an toàn.

Bài thuốc đông y chữa ngứa lưng

Ngoài thuốc tây thì đông y hiện là phương pháp được ưa chuộng và lựa chọn nhiều bởi an toàn, ít tác dụng phụ. Bởi đông y sẽ chữa bệnh tận gốc căn nguyên nên hiệu quả triệt để, lâu dài, bệnh ít tái phát. 

Bên cạnh đó, các bài thuốc đông y sử dụng những thảo dược thiên nhiên không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe. Vì thế, giúp người bệnh ngày càng khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, căng tràn sức sống hơn.

Những vị thuốc đông y chủ yếu dùng để chữa lưng bị ngứa là: sài đất, cà gai leo, diệp hạ châu, bồ công anh, kim ngân cành, hoàng kỳ, khô thảo, hạnh phúc, ngải diệp, đương quy, trần bì, xương khung… Tùy từng mức độ, căn nguyên gây bệnh, các lương y sẽ kê bài thuốc dạng uống hay dạng ngâm hoặc kết hợp cả hai để gia tăng hiệu quả.

ngua-lung
Chữa ngứa da lưng bằng đông y

Lưu ý: Cũng như thuốc Tây, các bài thuốc đông y cần dùng đúng liệu trình mới phát huy hiệu quả. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không gia giảm các vị thuốc mà cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi điều trị ngứa da lưng

Dù lựa chọn phương pháp điều trị lưng bị ngứa như thế nào, các bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau để gia tăng hiệu quả:

  • Giữ gìn làn da sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày bằng nước mát. Nên kỳ cọ nhẹ nhàng và tránh chà xát, gãi mạnh.
  • Chú ý lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ, đảm bảo không gây kích ứng da.
  • Giữ gìn không gian sống, sinh hoạt luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Lựa chọn các loại chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi để mặc. Không nên diện quần áo quá chật dễ gây bít lỗ chân lông và khiến vùng lưng nổi mẩn ngứa.
  • Hạn chế dùng các đồ ăn, thực phẩm, thức uống dễ gây kích thích như cà phê, tiêu, ớt, các đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Móng tay cần cắt ngắn gọn gàng và nên vệ sinh sạch sẽ. 
  • Nếu bị dị ứng với các thực phẩm như hải sản, thịt gà, trứng gà... thì nên hạn chế sử dụng.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn để giúp cơ thể tăng cường vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng, giảm cơn ngứa.

Kết luận

Ngứa lưng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Chắc hẳn quý độc giả đã có câu trả lời. Hy vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích, giúp các bạn sớm thoát khỏi tình trạng da lưng bị ngứa dứt điểm, ngừa tái phát.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Lưng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan