Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Những cơn ngứa kẽ chân kẽ tay dữ dội khiến bạn rất khó chịu, không tập trung làm việc được. Bệnh này xuất hiện là do đâu, làm sao để các ngón chân tay hết ngứa? Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa, điều trị hiệu quả hơn.

Ngứa kẽ chân, ngứa kẽ ngón tay là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh

Ngứa kẽ chân kẽ tay là hiện tượng viêm da thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tình trạng này thường xảy ra do chân tay nhiễm nấm, khuẩn hoặc bị dị ứng, chàm da... Dân gian thường gọi hiện tượng này là nước ăn chân, nước ăn tay, ghẻ nước, hà chân, tổ đỉa, hắc lào…

Kẽ chân, tay thường bị ngứa vào mùa mưa, hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất độc hại. Đối tượng dễ bị ngứa ở ngón chân, ngón tay là:

  • Trẻ em nông thôn.
  • Người làm nông nghiệp.
  • Người làm việc ngoài trời.
  • Công nhân xây dựng, bốc vác ở môi trường nhiều nước, chất độc hại.
  • Những người thường hay làm việc nhà, nội trợ.

Nguyên nhân gây ngứa kẽ chân kẽ tay

Các ngón chân, tay bị ngứa thường là do nhiễm khuẩn, các bệnh ngoài da. Một số bệnh phổ biến gây ngứa ở ngón chân, tay là:

  • Dị ứng, mề đay mẩn ngứa: Trong một số trường hợp, ngứa tay, chân cũng là dấu hiệu của chứng dị ứng, mề đay mẩn ngứa. Ban đầu, ngứa ngáy xuất hiện ở các kẽ tay, chân, sau đó lan dần ra phần thân mình, bụng,...
  • Mắc bệnh ngoài da: Hình thành khi bạn bị căng thẳng nhiều ngày, dị ứng với hóa chất, thức ăn... Một số trường hợp viêm da ở ngón tay, chân do di truyền từ người thân. Các bệnh viêm da thường xuất hiện ở ngón tay, chân là chàm da, viêm da dị ứng, mề đay, viêm da tiếp xúc…
  • Nhiễm nấm, giun, khuẩn ở nước bẩn: Nhiều trẻ em hay đi chân đất, tay nghịch đất cát, bụi bẩn hoặc những người làm nông nghiệp rất dễ bị các vi sinh vật sống ký sinh tấn công. Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa mưa, khiến kẽ chân, tay ngứa.
  • Bị côn trùng tấn công: Một số môi trường ẩm ướt, nhiều vắt, muỗi, kiến có thể khiến bạn bị ngứa da trong đó kẽ ngón tay ngón chân.
  • Dị ứng với mạt bụi, phấn hoa, lông động vật: Những thứ này rất dễ bám vào da chân, tay và dính lại những nơi ẩm ướt như kẽ chân, tay gây ngứa.
  • Sử dụng thực phẩm gây dị ứng: Nếu vô tình ăn phải một số món có chứa thực phẩm mà cơ thể bạn dị ứng, da chân, tay sẽ nổi mẩn và ngứa ngáy.
  • Da quá khô: Việc cung cấp nước không đủ cho da, khiến da bị khô cũng là nguyên nhân gây ngứa ở kẽ ngón tay, chân. Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa đông, khi thời tiết hanh, giá.

Triệu chứng ngứa ở kẽ ngón chân ngón tay

Khi các ngón chân ngón tay bị ngứa, bạn thường thấy những vùng da này có các biểu hiện sau đây:

  • Kẽ ngón có hiện tượng nổi mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa.
  • Bạn có thể bị ngứa ở cả phần kẽ móng tay, chân.
  • Da chân tay thiếu nước, có hiện tượng căng lên, nứt nẻ, dẫn đến chảy máu.
  • Trong kẽ ngón có mụn nhỏ li ti mọc thành từng cụm gây ngứa dữ dội.
  • Bạn cảm thấy phần kẽ chân, tay ướt do dịch nhầy từ các mụn nhỏ vỡ ra. Điều này làm bạn khó chịu vì muốn gãi, nóng, rát.
  • Đôi khi bạn có cảm giác như có con gì bò trong kẽ chân kẽ tay đó.
  • Da bị bong tróc vảy, đổi màu, độ dày, mỏng thay đổi thường xuyên.
  • Tình trạng ngứa kẽ chân, ngứa kẽ tay về đêm gây khó chịu, bứt rứt không ngủ được.

Ngứa ở kẽ chân kẽ tay có tự khỏi không? Chữa được không?

Hầu hết các trường hợp bị ngứa ở các ngón chân tay đều khó có thể tự khỏi nếu không được điều trị. Hiện tượng này xảy ra đa phần là do người bệnh bị viêm da mãn tính. Do đó, bệnh không những không tự khỏi được mà còn chưa có thuốc đặc trị hết ngứa ở đây.

Các trường hợp ngứa móng và các ngón chân tay do nhiễm khuẩn, giun, nấm trong nước, nếu điều trị sớm có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, bệnh này cũng dễ bị lại nếu bạn vẫn tiếp tục tiếp xúc tay chân với nguồn nước không sạch.

Những trường hợp bị ngứa do côn trùng cắn thông thường có thể tự hết ngứa sau một thời gian. Bởi vì cơ thể có khả năng tự đào thải độc tố do muỗi, dĩn, kiến đốt.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nguyên nhân gây ngứa ở ngón chân tay quyết định mức độ nguy hiểm của bệnh. Do đó, có những trường hợp chân tay bị ngứa cần phải đi gặp bác sĩ.

  • Trường hợp 1: Với những người bị những loài ong độc, bọ cạp, rết cắn thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để chữa trị ngay sau khi sơ cứu.
  • Trường hợp 2: Những người bị cách bệnh viêm da mãn tính đã bị bội nhiễm hoặc tái phát nhiều lần. Người bệnh có nguy cơ gặp phải các hiện tượng sốt cao, ngứa liên tục, da sưng tấy và có mủ…

ngua-ke-chan-ke-tay-1.jpg
Nên gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng ngứa chân tay nếu thấy nguy hiểm

Nếu chân tay bị tình trạng này, bạn cần tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng bệnh nhanh nhất.

Cách trị ngứa kẽ chân, kẽ tay hiệu quả

Cũng giống như các hiện tượng ngứa da khác, có rất nhiều cách chữa khi bị ngứa ở các ngón tay, ngón chân. Dưới đây là những biện pháp nhiều người dùng nhất:

Bài thuốc đông y trị ngứa ở các ngón chân, ngón tay

Y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc uống trị ngứa ở móng và ngón chân tay. Dưới đây tapchidongy.org xin chia sẻ các cách chữa thông dụng.

Bài thuốc số 1

Dược liệu cần có:

  • Mỗi loại sau 12g: Địa hoàng thán, hoạt động, tề ni, đương quy, trôm lay, trần bì, hương thảo.
  • Các loại sau 10g: Kim bồn thảo, bạch chỉ:
  • Mỗi loại sau 16g: Thương bồ, ké đầu ngựa.

Cách làm

  • Rửa sạch các loại dược liệu nêu trên với nước rồi sắc với khoảng 1,5 lít nước ở lửa nhỏ.
  • Khi nước cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp, chia ra uống hết trong ngày.
  • Nên uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi ngứa kẽ chân tay.

Bài thuốc số 2

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Các vị sau mỗi loại 20g: Ngưu cân thảo, tang diệp kim ngân hoa.
  • Các vị sau mỗi loại 12g: Mẫu đơn trắng, hoàng cầm, trôm lay, sài hồ.
  • Mỗi loại sau 16g: Quả ké, xương bồ, Tầm gửi dâu.

ngua-ke-chan-ke-tay-2.jpg
Thuốc Đông y trị bệnh ngoài da ở chân tay

Cách làm:

  • Mang các vị đã liệt kê ở trên đi rửa sạch rồi sắc nhỏ lửa với khoảng 1,5 lít nước. Khi còn khoảng 500ml thì dừng đun, chia thành nhiều phần, uống hết trong ngày.
  • Nên uống mỗi ngày một thang thuốc trị ngứa ở móng chân, kẽ tay này cho đến khi hết bệnh.

Tuy vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà bài thuốc Đông y trị ngứa kẽ chân kẽ tay phát huy hiệu quả tốt hay không. Người bệnh nên kiên trì thực hiện đúng cách sắc và uống đủ liều lượng để bệnh thuyên giảm nhanh.

Mẹo chữa ngứa kẽ chân tay theo dân gian

Dân gian thường dùng các lá cây, thực phẩm trong nhà để trị bệnh ở ngón chân ngón tay. Một số cách làm được nhiều người truyền tai nhau xử lý kẽ tay chân bị ngứa nhất là:

1. Trị ngứa kẽ ngón chân ngón tay bằng tỏi

Khi bị mọc mụn nước ở khe ngón chân kẽ tay, bạn có thể dùng tỏi để chữa khỏi. Tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên chống viêm. Đồng thời trong củ này cũng có chất khắc phục tình trạng hôi móng chân.

Cách làm:

  • Bóc bỏ vỏ tỏi, ép lấy nước dầu tỏi để ra bát.
  • Rửa sạch kẽ ngón chân, ngón tay và lau khô.
  • Bôi dầu tỏi vừa ép được vào khắp các kẽ ngón bị viêm ngứa.
  • Sau khoảng 10 - 15 phút thì rửa lại các kẽ ngón chân tay thật sạch với nước.
  • Bạn không nên để dầu tỏi thấm vào da quá lâu, nó có thể khiến các ngón chân tay bị bỏng rát. Để tăng hiệu quả sát khuẩn, bạn có thể vắt thêm một chút chanh hoặc cho nước giấm táo vào cùng. Tiến hành cách trị ngứa kẽ móng chân, ngón chân tay này nhiều lần cho đến khi khỏi bệnh.

2. Trị kẽ chân bị ngứa bằng muối

Nước muối loãng có khả năng diệt khuẩn, làm lành da ở kẽ chân tay rất nhanh. Vì vậy, người ta thường dùng gia vị này để trị ngứa ở móng chân, tay và cả ngón.

Cách làm:

  • Hòa khoảng 2 thìa muối hạt vào 500ml nước đun sôi để nguội.
  • Rửa sạch các kẽ ngón chân, tay rồi lau khô.
  • Ngâm chân và tay ngập trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó lau khô đi.
  • Dùng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên để cung cấp thêm độ ẩm cho da, tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Nên tiến hành cách chữa bệnh ở chân, tay này mỗi tối trước khi đi ngủ.

ngua-ke-chan-ke-tay-3.jpg
Muối hạt có tính sát khuẩn chân tay rất tốt

Cách làm này có thể thực hiện liên tục trong nhiều ngày mà không lo biến chứng. Bạn nên ngâm chân tay vào nước muối đều đặn trong thời gian dài cho đến khi hết ngứa.

3: Bị ngứa kẽ ngón chân ngón tay nên dùng gì? Ngâm lá ổi

Lá ổi được cho là có khả năng trị nấm ở móng chân, tay rất tốt. Đây cũng là dược liệu được dùng nhiều khi kẽ chân bị ngứa.

Cách làm:

  • Chuẩn bị một rổ lá ổi bánh tẻ, không bị sâu bệnh rồi rửa sạch.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho lá ổi vào, nấu tiếp cho đến khi nước đổi màu vàng xanh.
  • Rửa sạch kẽ ngón chân và tay rồi lau khô.
  • Ngâm cả bàn chân và bàn tay vào nước lá ổi đã nguội bớt trong khoảng 20 phút.
  • Vệ sinh lại chân tay cho hết nước lá ổi.
  • Nên tiến hành ngâm chân tay với lá ổi vào các buổi tối trước khi đi ngủ.

Thuốc Tây trị ngứa ở ngón chân, tay

Trong trường hợp bị ngứa ở ngón chân tay quá lâu hoặc da liên tục chảy dịch, đau nhức, bong vảy, nhiễm trùng, bạn nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và cấp thuốc tây chữa trị. Hiện nay có các loại thuốc tây chữa ngứa ở ngón tay, chân hiệu quả sau:

  • Thuốc dùng cho các trường hợp nhẹ: Bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm như Eucerin hoặc vaseline hay kem chống ngứa và dưỡng da như hydrocoritisone, calamine.
  • Thuốc dùng cho trường hợp có nguy cơ hoặc đang nhiễm trùng: Hexamidine dạng dung dịch, kẽm Oxide 10%...
  • Các thuốc kháng histamine dùng cho trường hợp bệnh đang phát triển mạnh: Claritin, Hydroxyzine hay Benadryl, Cyclizine,
  • Nhóm thuốc chứa acid salicylic dạng tuýp mỡ.
  • Thuốc kháng sinh các dạng bôi hoặc uống dùng cho trường hợp bị viêm da mãn tính.
  • Thuốc bôi giảm ngứa dành cho người bị côn trùng đốt, cắn.

ngua-ke-chan-ke-tay-4.jpg
Thuốc bôi trị ngứa ngón chân kẽ tay

Đa phần các thuốc Tây sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng ngứa, sưng, viêm ở các ngón chân ngón tay. Tuy nhiên, nếu bạn dùng quá lâu hoặc lạm dụng chúng thì sẽ có nguy cơ bị nhờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ.

Cách phòng bệnh ở kẽ chân, kẽ tay

Ngứa ở các ngón chân ngón tay hoặc trong móng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn thực hiện tốt các điều sau đây:

  • Không đi chân đất dưới trời mưa khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào.
  • Nếu bị nước mưa dính vào chân tay, nên rửa kỹ với nước, dung dịch sát khuẩn.
  • Không sử dụng quá nhiều các chất dễ gây kích ứng da như xà phòng, dầu rửa bát, nước tẩy quần áo làm da tay, chân bị bong tróc.
  • Nếu phải tiếp xúc với những chất độc hại hoặc môi trường nhiễm bẩn, cần sử dụng gang tay cao su và ủng.
  • Vệ sinh chân tay sạch sẽ mỗi ngày sau khi làm việc bằng các loại nước rửa hoặc dung dịch sát khuẩn tự nhiên.
  • Hạn chế làm việc, đi chơi ở những nơi rậm rạp, nhiều kiến, sâu, vắt…
  • Nếu đeo nhẫn ở tay, thỉnh thoảng bạn nên tháo ra và vệ sinh nhẫn cùng chỗ đeo nhẫn thật sạch.
  • Tránh tiếp xúc với các loại phấn hoa, mạt sắt, mùn cưa, lông chó mèo…
  • Không ăn các loại thực phẩm mà cơ thể bạn bị dị ứng gây ngứa tay chân.
  • Uống nước đủ và cung cấp nhiều vitamin cùng Omega 3, khoáng chất… để da chân tay khỏe mạnh.
  • Khi kẽ chân kẽ tay có biểu hiện mưng mủ, viêm loét, nhiễm trùng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.

Kết luận

Ngứa kẽ chân kẽ tay là hiện tượng phổ biến, hầu như ai cũng bị ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, nếu tình trạng ngứa kéo dài, bạn nên đi khám để tìm ra tác nhân khiến kẽ ngón của bạn bị ngứa, từ đó điều trị khỏi hẳn.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Kẽ Chân Kẽ Tay


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan