Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Rất nhiều người trong chúng ta gặp phải tình trạng bị ngứa gót chân. Có người mắc bệnh nhẹ nhưng lại có số khác ngứa đến mất ăn mất ngủ. Vậy nguyên nhân khiến gót chân bị ngứa là gì và các khác phục ra sao?

Bị ngứa gót chân là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc phần gót chân trên cơ thể bị ngứa. Bị ngứa gót chân có thể chỉ là dấu hiệu dị ứng, kích ứng thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó.

ngua-got-chan
Gót chân bị ngứa, khó chịu do nhiều bệnh lý da liễu

Bệnh mề đay

Mề đay là bệnh phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Khi mắc phải bệnh này đầu tiên người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn ngứa ở các vùng da trên cơ thể. Trong đó gót bàn chân cũng có thể bị ngứa rồi sau đó dần lan rộng đến nhiều phần da khác.

Bệnh tổ đỉa

Bị ngứa bên trong gót chân còn có thể do bệnh tổ đỉa gây ra. Bệnh tổ đỉa có các triệu chứng khá giống với nhiều bệnh ngoài da khắc. Đầu tiên cũng là bị ngứa rồi sau đó xuất hiện các mụn nước. Khác biệt ở đây là các mụn nước này ẩn sâu bên trong da và thường không dễ vỡ. Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân vì là hai bộ phần thường hay tiếp xúc với nhiều bề mặt dễ bị vi khuẩn tấn công.

Bệnh ghẻ làm ngứa sau gót chân

So với những bệnh ngoài da ở trên thì bệnh ghẻ ngứa có thể lây nhiễm được. Triệu chứng của bệnh này cũng là khiến da bị ngứa, nổi các mục ghẻ hình bầu dục với kích thước to nhỏ khác nhau. Ghẻ ngứa có thể hình thành ở nhiều nơi trên cơ thể trong đó nhiều là ở tay chân. Trường hợp ngứa gót chân cũng có thể là báo hiệu của căn bệnh này.

ngua-got-chan
Ngứa bàn chân nói chung và gót chân nói riêng do ghẻ

Viêm da cơ địa

Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa chính xác. Tuy nhiên một vài trường hợp sau sẽ có tỷ lệ mắc viêm da cơ địa cao hơn đó là người dị ứng hóa chất, người thường xuyên sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm. Khi mắc phải bệnh này ban đầu bạn sẽ thấy vùng da bị khô ráp dần, sau đó là nổi các mẩn đỏ có cảm giác ngứa và đau như bị châm chít. Bệnh này cũng có thể khiến vùng da dưới gót chân bị ngứa.

Ngứa gót chân do bệnh lý gan, thận

Khi bị bệnh chức năng gan thận sẽ bị suy giảm. Nhiều các chất độc hải không được đào thải mà ứ đọng lại bên trong cơ thể. Một trong những biểu hiện đầu tiên là da bị ngứa trong đó có cả da chân.

Ngoài ảnh hưởng từ một vài căn bệnh ở trên thì nguyên nhân gót chân bị ngứa còn có thể do:

  • Ảnh hưởng từ việc mang thai: Vào những tháng đầu ngoài việc bị thai nghén các chị em còn gặp phải tình trạng ngứa bàn tay bàn chân có cả phần gót chân. Nguyên nhân chính là do nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi ảnh hưởng đến làn da.
  • Tác động của môi trường: Việc di chuyển qua nhiều môi trường khác nhau rất dễ khiến da chân trong đó có phần gót bị ngứa. Khi môi trường không sạch sẽ rất dễ sinh vi khuẩn, vi trùng cùng nhiều loại nấm. Đặc biệt phần da chân là nơi tiếp xúc đầu tiên nên rất dễ bị tấn công.

ngua-got-chan
Môi trường nước không vệ sinh thường gây ngứa

Ngứa gót chân có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, xét về tính chất thì ngứa gót chân không gây nguy hiểm đến tính mạng. Chủ yếu tình trạng này sẽ khiến người bệnh khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Về lâu về dài nếu bệnh trở nặng làm cảm giác ngứa tăng thêm làm bệnh nhân mệt mỏi. Nhiễm trùng da, bội nhiễm do gãi ngứa nhiều, trầy xước da. Để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Đặc biệt là những người bị ngứa bên trong gót chân về đêm dễ dẫn đến mất ngủ từ đó ít nhiều sức khỏe bị suy yếu. Trong trường hợp ngứa do các bệnh về da cần sớm thăm khám, điều trị để tránh tổn thương nghiêm trọng.

Cách trị ngứa gót chân hiệu quả

Khi có triệu chứng gót chân bị ngứa bạn nên kịp thời xử lý để tránh bệnh trở nặng. Dưới đây là những cách trị đau ngứa gót chân được áp dụng phổ biến nhất.

Dùng thuốc Tây chữa ngứa gót chân

Sau khoảng 2 ngày áp dụng các biệt pháp tại nhà mà gót gân vẫn không bớt ngứa thì lúc này bạn nên tìm bác sĩ điều trị. Tại các bệnh viện hay phòng khám uy tín sẽ có các trang thiết bị giúp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chính xác.

Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống. Những loại thuốc phổ biến sẽ chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm cũng như tốt cho làn da. Có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng histamin
  • Kem bôi chứa steroid
  • Thuốc kháng sinh Chlorpheniramine, Cetirizine

Khi điều trị bằng tây y bệnh nhân nên nghe theo đúng lời của bác sĩ tránh việc tự ý tăng giảm thuốc hay đặc biệt là bỏ thuốc giữa chừng.

ngua-got-chan
Trị bệnh gót chân bị ngứa ngáy bằng thuốc tây

Đông y chữa hiện tượng ngứa ở gót chân

Ngoài các biện pháp dùng tây y thì nhiều bệnh nhân còn tìm đến các cơ sở đông y để điều trị gót chân bị ngứa. Các bài thuốc đông y thường dựa trên các dược liệu tự nhiên để điều trị bệnh một cách tốt nhất. Các loại thuốc giúp mát gan, thải độc, bổ thận, tiêu viêm được dùng phổ biến nhất.

Đông y có một vài các loại thảo dược thường dùng chữa ngứa phần da gót chân là rau má, kinh giới, quế chi, cam thảo, hoàng bá, ba chạc, bồ công anh... Hiệu quả của thuốc đông y còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình hình bệnh thực tế. Bạn nên tìm đến những cơ sở uy tín để được chuyên gia thăm khám và hỗ trợ kịp thời nhất.

Điều trị tại nhà  bằng mẹo dân gian

Với những trường hợp ngứa ít và mới xuất hiện bạn có thể tham khảo các cách điều trị ngay tại nhà. Có khá nhiều cách giải quyết tình trạng này tại đơn giản mà hiệu quả.

Ngâm chân với nước muối ấm

Trong muối chứa nhiều nguyên tố vi lượng và đặc biệt là Clorua natri. Ngoài là một loại gia vị thì muối còn xuất hiện nhiều trong các bài thuốc trị ngước. Dùng muối ăn có tác dụng diệt khuẩn, hạn chế sự nhiễm trùng và tốt cho phần gót chân bị ngứa.

Cách làm:

  • Nấu một lượng nước vừa đủ để ngâm chân. Lưu ý là nấu ấm không cần phải sôi.
  • Cho muối ăn vào hòa tan với nước để ngâm chân.
  • Thời gian ngâm là khoảng 10 phút. Mỗi ngày có thể ngâm chân trong dung dịch nước muối để giúp chân thoải mái.

ngua-got-chan
Ngâm chân với nước muối để giảm bệnh

Chườm lạnh

Chườm đá lạnh cũng được nhiều người áp dụng để trị ngứa bàn chân vì đơn giản. Đặc biệt với những trường hợp ngứa nhiều về đêm thì việc chườm lạnh là lựa chọn lý tưởng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một cái khăn sạch và không quá dày.
  • Cho đá viên vào trong khăn. Đợi khi hơi lạnh tỏa ra thì chườm vào gót chân.

Ngâm chân với lá khế  trị ngứa gót chân về đêm

Không chỉ dùng cho gót chân nước nấu từ lá khế còn chữa ngứa cả toàn thân.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy một nhúm lá khế tươi rửa sạch sau đó vò cho hơi nát.
  • Cho lá khế vào nước nấu lượng vừa đủ để ngâm chân.
  • Khi nước sôi giữ phần nước lại để nguội bớt rồi ngâm gót chân trong khoảng 10 phút.

Cách phòng ngứa gót chân

Để tránh việc phải chịu cảm giác ngứa ngáy chân thì bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đặc biệt là những ai đã mắc bệnh một lần lại càng cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định để tránh bệnh tái phát lại.

  • Khi tiếp xúc với môi trường nước, đất bị ô nhiễm cần mang ủng để bảo vệ bàn chân.
  • Giữ gìn vệ sinh bàn chân nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.
  • Khi môi trường thay đổi từ nóng sang lạnh đột ngột nên đeo tất để giữ ấm cho bàn chân.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng dành riêng cho gót chân để giúp phần da được khỏe mạnh.
  • Uống nhiều nước và các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ đặc biệt nên ăn nhiều rau củ quả.
  • Vệ sinh giày dép và tất thường xuyên không để vi khuẩn tấn công bàn chân.

Kết luận

Với những thông tin trên hẳn bạn đã biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng ngứa gót chân. So với da mặt, da tay hay các vùng da khác thì người ta thường ít quan tâm và chăm sóc vùng da gót chân hơn. Để tránh các bệnh liên quan đến bàn chân hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ bộ phận này ngay hôm nay.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Gót Chân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan