Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bàn tay bàn chân là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều vật thể và môi trường các khác. Chính vì vậy người ta dễ gặp phải chứng ngứa gan bàn tay bàn chân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và làm sao để khắc phục hiện tượng bàn tay bàn chân bị ngứa sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Ngứa gan bàn tay bàn chân là bệnh gì?

Ngứa gan bàn tay hay bàn chân là hiện tượng dễ gặp ở mọi đối tượng. Khi đó người bệnh cảm giác ngứa râm ran, bứt rứt vô cùng khó chịu. Tuy nhiên càng gãi lại càng thấy ngứa. Nếu tình trạng này kéo, bạn nên cẩn trong bởi có thể đang mắc phải một số bệnh lý.

Tình trạng ngứa gan bàn tay , bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, chức năng gan có vấn đề, nhiệt độc tích tụ trong cơ thể,... Từ đây, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu bệnh ngoài da như:

1. Bệnh chàm

Phổ biến trong các bệnh về da không thể không nhắc đến bệnh chàm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh này là những nốt ban đỏ xuất hiện nhiều gây ngứa da khó chịu. Các phần trên cơ thể như mặt, tay, chân, sau gáy là nơi bị nặng nhất. Những trường hợp nặng chàm sẽ lây lan ra toàn thân.

ngua-gan-ban-tay-ban-chan
Bệnh chàm là một trong những nguyên nhân gây ngứa gan bàn tay bàn chân

2. Bệnh tổ đỉa

Bị ngứa gan lòng bàn tay chân rất có thể bạn đã bị bệnh tổ đỉa. Đây cũng là một dạng viêm da nhưng lại xuất hiện chủ yếu ở tay chân. Bệnh này khiến người ta vô cùng khó chịu vì ngứa ngáy kéo dài. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là da bị nổi những mụn nước khó vỡ nằm ẩn dưới da.

3. Bệnh xơ gan ứ mật tiên phát

Một trong những bệnh mãn tính về gan mà phụ nữ trung niên hay mắc phải đó là xơ gan ứ mật tiên phát. Một trong những biển hiện đầu tiên của bệnh là bị ngứa gan bàn chân, tay và cả lưng. Kèm theo đó là các biểu hiện như mệt mỏi, khô mắt, sắc tố da thay đổi.

4. Lòng bàn tay và chân ngứa do bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một bệnh khá phức tạp. Nguyên nhân gây bệnh là do sự sai lệch trong cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch. Thay vì chống lại những yếu tố gây bệnh bên ngoài, hệ miễn dịch lại chống lại các cơ quan trong cơ thể. Đa phần những người mắc bệnh này đều sẽ bị nổ ban đỏ trên da cả bàn tay bàn chân kèm theo đó là cảm giác ngứa. Ngoài ra các bộ phận khác như tim, phổi, khớp, thận... cũng bị ảnh hưởng.

5. Bệnh mề đay mẩn ngứa

Ngứa gan bàn chân, bàn tay có thể là dấu hiệu bệnh mề đay. Mề đay là một dạng phản ứng da gây ngứa âm ỉ hoặc dữ dội trên da, ngoài ngứa ngáy, da có thể bị nổi các nốt sẩn đỏ hoặc hồng. Cơn ngứa càng bùng phát mạnh mẽ khi người bệnh ngãi nhiều.

Nguyên nhân gây ngứa gan bàn tay bàn chân

Cùng với các bệnh lý kê trên, ngứa gan bàn tay, bàn chân có thể xảy ra do một trong những nguyên nhân dưới đây:

Nội tiết tố thay đổi

Vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, phụ nữ thường bị rối loạn nội tiết tốt. Hormone estrogen suy giảm là ảnh hưởng trực tiếp đến da trong đó có da gan bàn tay bàn chân. Collagen sản sinh không đủ làm da bị, mỏng và ngứa. Bên cạnh đó, phụ nữ trong độ tuổi này còn có thể mắc chứng dị cảm. Bạn sẽ có cảm giác tay chân bị tê kèm theo đó là ngứa ran như có côn trùng bò trên da.

ngua-gan-ban-tay-ban-chan
Phụ nữ mang thai thường bị ngứa lòng bàn tay và bàn chân

Dị ứng thức ăn gây ngứa gan bàn tay và gan bàn chân

Một số người sẽ gặp phải tình trạng dị ứng khi ăn phải một số thực phẩm nhất định. Phổ biến là hải sản, thịt bò, dứa muối... Lúc này triệu chứng thường thấy là da bị nổi mẩn đỏ, ngứa gan lòng bàn tay và nhiều bộ phận khác. Những trường hợp dị ứng nặng có thể bị nôn ói, đỏ khắp người rất nguy hiểm.

Mang thai

Rất nhiều các chị em thắc mắc về việc ngứa gan bàn tay khi mang thai. Theo các nghiên cứu, có khá nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn đầu của thai kỳ bị ngứa da. Đây là một hiện tượng bình thường vì nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Ngoài ra ở 3 tháng cuối thai kỳ tình trạng này cũng có thể diễn ra. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ các tuyến mồ hôi, bã nhờn làm cho da bí bách và dễ bị ngứa.

Cách chữa ngứa gan bàn chân bàn tay

Khi gan bàn tay bàn chân bị ngứa việc cần làm đầu tiên là hạn chế gãi. Dùng tay mà đặc biệt là móng tay nhọn tác động lên da có thể khiến da tổn thương nghiêm trọng hơn. Bạn nên kiềm chế rồi thực hiện các biện pháp điều trị để cải thiện bệnh.

Theo các chuyên gia da liễu, xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình chữa lòng bàn tay và chân bị ngứa được hiệu quả hơn. Theo đó tùy theo tình hình thực tế mà bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Chữa bằng mẹo tại nhà

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc điều trị chứng ngứa gan lòng bàn chân bàn tay. Với những trường hợp bệnh mới khởi phát và còn nhẹ bạn có thể thử áp dụng tại nhà để làm dịu bớt tình trạng ngứa.

Cách 1: Dùng lá khế

Chuẩn bị: 200g lá khế tươi

Thực hiện:

  • Lấy phần lá khế đã chuẩn bị rửa sạch sau đó vò cho nát.
  • Dùng khoảng 2 lít nước sạch nấu chung với lá khế trong 5 phút.
  • Lọc lấy phần nước rồi mang pha với nước cho ấm vừa đủ để rửa tay chân kết hợp với tắm.

ngua-gan-ban-tay-ban-chan
Lá khế giúp giảm bớt triệu chứng ngứa tại nhà

Cách 2: Sử dụng gừng

Chuẩn bị: Đường nâu và gừng tươi.

Thực hiện:

  • Gừng cắt lát mỏng sau đó giã nhuyễn.
  • Nấu sôi đường nâu và gừng theo tỉ lệ 1:1.
  • Pha hỗn hợp trên với ít nước ấm rồi đắp lên gan bàn chân bàn tay để trị ngứa.

Cách 3: Kinh giới

Chuẩn bị: Kinh giới, thương nhĩ, sài hồ, cam thảo, chỉ xác, nam hoàng bá, hạ khô thảo, kim ngân hoa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sơ các loại thảo dược đã chuẩn bị với nước để ráo nước.
  • Cho thảo dược vào nồi nấu với khoảng 4 chén nước.
  • Sau khi còn lại 1 chén nước thuốc thì ngưng để nguội bớt và uống.

Cách 4: Dùng nước muối

Chuẩn bị: Muối hạt, chậu nước

Cách thực hiện:

  • Dùng muối pha loãng với một lượng nước vừa đủ sau đó dùng ngân chây tay khoảng 2 lần/ ngày.
  • Sau khi ngâm rửa sạch lại với nước và lau khô chân tay.

Cách 5: Chữa ngứa tay chân bằng lá trầu không

Chuẩn bị: Lá trầu không, quả bồ kết, muỗng cà phê muối hột.

Cách thực hiện:

  • Rửa lá trầu không và bồ kết cho sạch.
  • Đập nhỏ quả bồ kết sau đó cho vào nồi nấu cùng lá trầu không , muối hột và khoảng 3 lít nước.
  • Sau 20 phút thì tắt bếp và chắc lấy phần nước.
  • Rửa tay chân thật sạch trước khi ngâm vào nước thuốc.
  • Để cho thuốc nguội bớt tiến hành ngâm tay chân vào.
  • Nếu có chỗ nào trên cơ thể bị ngứa thì dùng khăn nhúng vào nước thuốc lau nhẹ.

Dùng thuốc tây

Với những trường hợp ngứa gan bàn tay và chân nặng, đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến bác sĩ điều trị. Với y học hiện đại sẽ có cách xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị phù hợp nhất.

ngua-gan-ban-tay-ban-chan
Thuốc tây mang lại hiệu quả chữa bệnh cao

  • Thuốc gây tê: Trường hợp ngứa tay chân do côn trùng cắn thường các bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê ngay tại chỗ để giảm cảm giác ngứa.
  • Thuốc kháng histamin: Các thuốc có thành phần ức chế Histamine sẽ giúp giảm hiện tượng mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa.
  • Thuốc Corticoid: Thường xuất hiện trong các đơn thuốc về da với công dụng chống viêm, chống dị ứng.

Phòng tránh ngứa gan bàn tay chân

Để tránh bị ngứa gan bàn tay, bàn chân ngay từ bây giờ bạn nên thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa sau:

ngua-gan-ban-tay-ban-chan
Vệ sinh tay chân sạch sẽ để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh

  • Vệ sinh da sạch sẽ, mỗi ngày nên chú ý rửa tay chân. Nên dùng các sản phẩm nước rửa chất lượng và phù hợp giúp da sạch vi khuẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học làm da chân tay bị dị ứng. Hoặc nếu cần phải tiếp xúc thì nên có biện pháp bảo vệ như đeo găng tay, ủng...
  • Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để cung cấp đủ chất cho cơ thể, đặc biệt là giúp sản sinh đủ lượng nội tiết tố.
  • Kiêng ăn những loại thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng để tránh vi khuẩn, vi trùng gây viêm nhiễm da.

Kết luận

Như vậy có thể thấy ngứa gan bàn tay bàn chân có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Dù là ngoài da nhưng có thể đây là một biểu hiện của bệnh nguy hiểm ẩn bên trong. Chính vì vậy bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động điều trị sớm.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Gan Bàn Tay Bàn Chân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan