Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngứa da đầu không chỉ khiến mọi người khó chịu và mất tự tin, mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm ngoài da hoặc bên trong cơ thể. Việc nhận biết rõ nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng là cách tốt nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây để hiểu hơn về triệu chứng này.

Ngứa da đầu là bệnh gì? Nguyên nhân chủ yếu

Ngứa da đầu là tình trạng nhiều người mắc phải, gây phiền toái và khó chịu. Mặc dù là biểu hiện thông thường, nhưng người bệnh không nên chủ quan. Bởi ngứa ngáy vùng da đầu có thể báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về da hoặc mắc các bệnh ngoài da.

Một số bệnh lý và nguyên nhân chủ yếu gây ngứa da đầu bao gồm:

1. Gàu

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến da đầu ngứa ngáy. Gàu thực chất là tế bào chết, do một loại nấm men có tên Melissa gây nên. Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu, nhất là khi trời nóng da đầu tiết nhiều mồ hôi. Gàu không chỉ gây ngứa mà còn có thể làm rụng tóc, tóc yếu và dễ gãy.

Gàu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngứa da đầu dữ dội
Gàu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngứa da đầu dữ dội

Nếu sử dụng dầu gội trị gàu không có tác dụng, bệnh nhân cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên da liễu để khám và dùng thuốc điều trị.

2. Dị ứng

Bị ngứa da kèm theo bong tróc da đầu có thể do người bệnh bị dị ứng với dầu gội, sản phẩm chăm sóc tóc. Tình trạng này dễ gặp ở những người thường xuyên uốn, nhuộm tóc. Hầu hết các loại dầu gội, gel vuốt tóc, keo xịt, thuốc nhuộm đều chứa hóa chất và thành phần dễ gây kích ứng với người mẫn cảm với hương liệu.

Do đó, tốt nhất trước khi sử dụng một loại sản phẩm nào đó dành cho tóc, mọi người cần xem kỹ thành phần và thử độ dị ứng để tránh bị ngứa da mặt và da đầu.

3. Nấm da đầu

Nấm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ngứa da đầu. Người bệnh sẽ xuất hiện những vảy gàu thành mảng tròn, có viêm nhiễm, lở loét kèm ngứa ngáy, tóc khô cứng. Ở giai đoạn đầu các vảy chỉ bám li ti trên tóc, khi bệnh nặng những đám vảy tạo thành từng mảng.

Nấm men khiến da bị bong tróc và rụng nhiều tóc
Nấm men khiến da bị bong tróc và rụng nhiều tóc

4. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh lý khá phổ biến, khiến da bị bong tróc, ngứa và đỏ. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở vùng da đầu mà còn có thể xuất hiện ở gáy, cổ hoặc mặt.

5. Bệnh chàm (eczema)

Bệnh chàm thường gây ngứa ở chân, tay nhưng cũng có những trường hợp ảnh hưởng đến da đầu. Người bệnh sẽ xuất hiện những mảng hồng hoặc đỏ ngứa, có cảm giác rát hoặc bỏng nhẹ. Các cơn ngứa nặng, nhẹ tùy theo mức độ bệnh và tăng dần theo thời gian. Nếu người bệnh gãi nhiều có thể gây nhiễm trùng da.

6. Viêm nang lông

Khi bị viêm nang lông, người bệnh sẽ thấy da đầu ngứa ngáy và xuất hiện những nốt mụn màu đỏ ở chân tóc. Nếu bệnh nặng, nốt mụn có thể có mủ, khi vỡ gây rát và chảy máu.

7. Bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do hệ miễn dịch kích hoạt quá mạnh, tế bào phát triển trên các bộ phận của cơ thể. Người bệnh sẽ có dấu hiệu xuất hiện mảng da bong tróc màu trắng hoặc hồng, ngứa, khô, chảy máu hoặc có dịch. Các mảng da bám trên da đầu, sau lan ra các vùng khác như cổ, gáy, tai.

Bệnh vảy nến gây ngứa rát da đầu
Bệnh vảy nến gây ngứa rát da đầu

8. Bệnh á sừng

Ở giai đoạn đầu, bệnh á sừng có biểu hiện giống gàu. Nếu để nặng không chữa trị, bệnh sẽ gây rụng tóc, hói đầu, ngứa dữ dội.

9. Bệnh ghẻ

Bệnh sinh ra do ký sinh trùng xâm nhập, có thể xuất hiện ở da đầu hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Những cơn ngứa dữ dội hơn khi bệnh lan rộng, nhất là về đêm.

10. Ung thư da

Ung thư da có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào, kể cả da đầu. Các triệu chứng người bệnh sẽ gặp phải như ngứa da đầu, có vảy, xuất hiện nốt mụn nhỏ và lan rộng hơn theo thời gian. Vùng đầu chứa nhiều dây thần kinh quan trọng, vì vậy khi bị ung thư da đầu người bệnh cần thăm khám và điều trị cẩn thận.

11. Nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý trên, hay bị ngứa da đầu còn do những nguyên nhân khác gây ra như:

  • Cột tóc quá chặt
  • Do chấy, rận ký sinh trên da đầu
  • Rối loạn thần kinh
  • Bệnh Zona
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh Lupus
  • Không vệ sinh, gội đầu thường xuyên
  • Căng thẳng kéo dài stress
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Các dấu hiệu đi kèm ngứa da đầu

Mỗi bệnh lý, mức độ bệnh sẽ có dấu hiệu ngứa da đầu dữ dội hoặc nhẹ kèm theo một số biểu hiện cụ thể. Các triệu chứng này sẽ tăng dần theo thời gian, nhất là về đêm, khi trời khô hanh hoặc mùa hè nóng, da đầu đổ nhiều mồ hôi.

Một số triệu chứng cụ thể có thể kể đến như:

  • Ngứa da kèm theo những vảy nhỏ rải rác, hoặc tập trung thành từng mảng màu trắng, hồng hoặc đỏ.
  • Da đầu khô, rát nhẹ.
  • Có mụn nhỏ li ti hoặc xuất hiện các vết loét.
  • Rụng tóc, hói đầu, tóc khô, tóc gãy…
  • Da đầu sưng đỏ, nhạy cảm.
Ngứa da đầu có thể đi kèm một số triệu chứng khác, gây nhiều khó chịu cho người bệnh
Ngứa da đầu có thể đi kèm một số triệu chứng khác, gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Bị ngứa da đầu có nguy hiểm không?

Ngứa da đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó gây phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu để lâu không điều trị, bệnh tái phát nhiều lần có thể tác động đến các bộ phận khác, đặc biệt là các dây thần kinh ở vùng đầu, thị giác. Bệnh nhân cũng phải đối mặt với nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng da do gãi nhiều.

Với một số bệnh lý nguy hiểm, ngứa da đầu do bệnh bên trong cơ thể, mọi người cần sớm điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, gan, thận…

Khi nào bị ngứa da đầu cần đi khám?

Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám ngay:

  • Ngứa liên tục và thường xuyên, ngứa dữ dội kèm theo đau, rát hoặc lở loét.
  • Rụng tóc, hói đầu hoặc rụng tóc thành từng mảng.
  • Vùng da đầu ngứa ngày càng lan rộng và đỏ, sưng.
  • Có mụn nước, bên trong có mủ trắng.
  • Ngứa do nấm, viêm và một số bệnh khác không tự biến mất mà cần điều trị.
  • Gãi nhiều, gây xước da dầu hoặc nhiễm trùng da.
  • Đã áp dụng các phương pháp khắc phục nhưng ngứa ngáy da đầu không cải thiện.

Cách trị ngứa da đầu hiệu quả

Để trị ngứa da đầu, bệnh nhân có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau tùy theo mức độ nặng, nhẹ và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những phương pháp chữa ngứa, khó chịu da đầu phổ biến nhất.

Điều trị ngứa da đầu tại nhà

Với những trường hợp nhẹ, ngứa ngáy do bệnh ngoài da, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên.

  • Trị ngứa da đầu bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng viêm, chống nấm, sát trùng, giúp giảm ngứa và trị viêm da đầu. Tuy nhiên, loại tinh dầu này có thể gây kích ứng nhẹ, nên khi sử dụng cần pha loãng với liều lượng phù hợp.

Cách dùng:

Cho 10 – 20 giọt tinh dầu vào dầu gội, hoặc trộn tinh dầu tràm trà với dầu ô liu.

Tiến hành massage trực tiếp trên da đầu.

Sau đó gội lại với nước sạch.

Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng viêm, chống nấm và trị ngứa hiệu quả
Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng viêm, chống nấm hiệu quả
  • Sử dụng nha đam chữa ngứa da đầu

Nha đam là loại thảo dược quen thuộc, có tính mát, giúp trị ngứa và cấp ẩm hiệu quả.

Cách dùng:

Lấy 1 nhánh nha đam, gọt vỏ, lấy phần thịt thoa đều lên đầu.

Để khoảng 20 phút sau đó gội sạch với nước ấm.

  • Sử dụng giấm táo

Giấm táo chứa chất Axit Aciteic, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, trị nấm, giúp giảm ngứa hiệu quả.

Cách dùng:

Pha 3 thìa cà phê giấm táo với 1 cốc nước ấm.

Cho hỗn hợp lên đầu massage nhẹ nhàng sau khi gội đầu.

Để khoảng 20 phút và gội lại với nước.

  • Dùng chanh trị ngứa da đầu

Chanh chứa nhiều axit tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm và cung cấp các vitamin để dưỡng tóc.

Cách sử dụng:

Vắt 1 quả chanh lấy nước cốt, pha với 1 cốc nước ấm.

Dùng phần vỏ chanh thoa nhẹ lên da đầu, sau đó dùng hỗn hợp nước chanh massage trực tiếp trên da đầu khoảng 3 phút.

Gội lại với nước.

  • Sử dụng dầu dừa

Trong dầu dừa chứa chất béo bão hòa Axit lauric, có khả năng kháng khuẩn, làm dịu cơn ngứa, hỗ trợ chống chấy, rận.

Cách dùng:

Xoa đều 1 ít dầu dừa lên tóc, massage khoảng 5 phút.

Sau đó ủ tóc với khăn sạch khoảng 30 phút.

Gội lại với nước sạch.

Dầu dừa giúp kháng khuẩn, làm dịu và cấp ẩm cho da đầu
Dầu dừa giúp kháng khuẩn, làm dịu và cấp ẩm cho da đầu
  • Trị ngứa bằng sả và vỏ bưởi

Sả và vỏ bưởi chứa các hoạt chất kháng khuẩn, trị nấm, giảm ngứa da đầu. Đồng thời cung cấp vitamin dưỡng tóc.

Cách dùng:

Lấy vỏ 1 quả bưởi, 4 củ sả, vài lát chanh cho vào nồi đun sôi với nước.

Để nước nguội bớt và dùng để gội đầu.

Sử dụng thuốc Tây

Tùy vào loại bệnh, nguyên nhân gây ngứa, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc Tây trị ngứa da đầu phổ biến như:

  • Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ bôi ngoài da.
  • Thuốc Steroid, thuốc kháng Histamin dạng uống hoặc bôi, tiêm.
  • Thuốc điều trị miễn dịch.
  • Thuốc bôi Corticoid dành cho bệnh nhân bị chàm, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã…
  • Thuốc chống nấm dạng uống và bôi trong trường hợp người bệnh bị ngứa do nấm men.
  • Thuốc chống hoặc làm chậm quá trình rụng tóc…

Tuy nhiên, thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc. Vì vậy người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc sử dụng để tránh ảnh hưởng đến da và sức khỏe.

Thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng cần sử dụng theo hướng dẫn để tránh gặp tác dụng phụ
Thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng cần sử dụng theo hướng dẫn để tránh gặp tác dụng phụ

Dùng dầu gội đặc trị

Với các trường hợp ngứa do gàu hoặc nấm, người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu gội đặc trị ngứa da đầu như:

  • Dầu gội kẽm Pyrithione: Loại dầu gội này có công dụng giảm sự sản sinh của Histamin gây dị ứng, giảm ngứa, hạn chế sự phát triển của nấm men. Người bệnh nên sử dụng khoảng 2 – 3 ngày/lần để tránh khô da đầu.
  • Dầu gội chứa Ketoconazole: Đây là loại dầu gội chống nấm, đặc biệt là nấm Malassezia (gây ra bệnh vảy nến hoặc viêm nang lông). Dầu gội có tác dụng giảm ngứa, rụng tóc, trị gàu và loại bỏ các mảng vảy bong tróc. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không sử dụng dầu Ketoconazole cho da đầu bị sưng hoặc có vết loét hở.
  • Dầu gội chứa Axit Salicylic: Loại dầu gội này thường dùng cho người bị vảy nến. Sản phẩm này có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa, giảm rụng tóc. Nên dùng mỗi ngày.

Bị ngứa da đầu nên ăn gì? Kiêng gì?

Để chấm dứt tình trạng ngứa da đầu, ngoài việc sử dụng thuốc người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và tránh những thực phẩm có hại.

Thực phẩm nên ăn:

  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung nước bằng việc uống các loại trà, nước ép, sinh tố…
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm như tỏi, mật ong, nghệ…
  • Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, nhất là các loại rau xanh, trái cây như cải bắp, súp lơ, ngô, cà rốt, táo, lê…
  • Bổ sung thêm thực phẩm nhiều Omega 3 như cá hồi, cá thu…
  • Bổ sung thực phẩm giàu Biotin như: Ngũ cốc, quả óc chó, rau bina, bánh mì…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin A, E, D như yến mạch, cá, quả bơ, đu đủ, khoai lang, ớt chuông…
  • Ngoài ra, người bị ngứa da đầu cũng nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm, sắt, Axit Amin, Protein…
Người bị ngứa da đầu nên bổ sung nhiều nước, rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày
Người bị ngứa da đầu nên bổ sung nhiều nước, rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày

Thực phẩm nên kiêng:

  • Tránh xa các loại hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ…
  • Không ăn nhiều trứng, thịt gà, thịt bò hoặc các loại thịt chứa lượng đạm cao.
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối hoặc nhiều đường.
  • Kiêng các loại sữa, chế phẩm từ sữa như phomai, bánh sữa, sữa chua…
  • Không ăn đồ nhiều mỡ, chiên, xào, gia vị cay nóng.
  • Tránh xa thuốc lá, bia, rượu, nước có ga, đồ có cồn, chất kích thích…

Ngoài ra, người bị ngứa da đầu cũng cần chú ý kiêng một số điều sau:

  • Không gãi mạnh để tránh gây tổn thương da đầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không buộc tóc cao, buộc tóc đuôi ngựa hoặc cột tóc quá chặt.
  • Sử dụng dầu gội dịu nhẹ, không sấy tóc, để tóc khô tự nhiên.
  • Không để da đầu và tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao, hóa chất, các loại keo xịt tóc…

Cách phòng tránh ngứa da đầu

Để chủ động ngăn ngừa ngứa da đầu, người bệnh cần nắm rõ một số thông tin dưới đây:

  • Thường xuyên gội đầu để da đầu luôn được làm sạch, tránh bụi bẩn và vi khuẩn, nấm men tấn công.
  • Gội đầu bằng nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ thường, không gội bằng nước nóng vì có thể gây khô da đầu và kích ứng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc nhuộm, thuốc uốn, keo xịt tóc, hóa chất… Những sản phẩm này có thể gây hại cho da đầu của bạn.
  • Không sử dụng chung lược, khăn tắm, mũ, vỏ gối… Để tránh lây bệnh, nấm men từ người khác. Đồng thời cần vệ sinh các vật dụng này thường xuyên, phơi dưới ánh nắng mặt trời để ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Với những người bị chấy cần tránh tiếp xúc.
  • Sử dụng loại dầu gội phù hợp. Nên tránh các loại dầu gội đầu có chất tẩy quá mạnh.
  • Khi gội đầu cần massage nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, chuyển động theo hình tròn. Không dùng móng tay gãi mạnh.
  • Để tóc thật khô, không đi ngủ hoặc ra đường khi tóc vẫn còn ướt.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc quá sức. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến thần kinh, khiến tuyến nhờn thay đổi đột ngột gây viêm da đầu hoặc gàu.
  • Để có một cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch tốt, mọi người cần tập thể dục hàng ngày.

Hy vọng thông tin về ngứa da đầu và cách chữa trị đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết. Ngứa da đầu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề về da và sức khỏe. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan, nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám sớm và điều trị đúng cách. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH:


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Da Đầu


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan