Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngứa bụng khiến phụ nữ mang bầu cảm thấy phiền toái, nhưng lại không dám gãi. Khi bào thai càng lớn thì mẹ càng bứt rứt, khó chịu. Có cách nào để giúp chị em cải thiện tình trạng này? Dưới đây là các dấu hiệu và cách xử lý hữu hiệu bạn nên tham khảo khi chuẩn bị sinh con.

Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng gì?

Ngứa bụng là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 13 đến 28. Do sự thay đổi nội tiết tố và da bụng bị căng kiến da bị khô, rạn, ngứa ngáy. Kèm theo đó, chị em còn dễ bị mẩn ngứa, mề đay ở cả ngực, mông, đùi, bàn tay… Những điều này khiến họ khó kiểm soát cảm giác thèm gãi bụng.

Tình trạng này kéo dài làm cho mẹ bầu rất khó chịu. Thêm vào đó, làn da trở nên xấu xí khiến chị em tự ti, lo sợ. Cùng với những áp lực khi mang bầu đè nén, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý, rất nguy hiểm.

Nguyên nhân bị ngứa da vùng bụng

Theo các chuyên gia, mẹ bầu bị ngứa da vùng bụng là do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:

  • Da bụng căng to theo sự phát triển của con: Có đến 40% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này và tự khỏi sau khi sinh em bé.
  • Tử cung phát triển: Thai kỳ càng lớn thì tử cung càng to ra, bề mặt da bị mất cân bằng độ ẩm. Mẹ bầu cảm thấy da bị khô, căng và ngứa ngáy.
  • Nội tiết tố không ổn định: Nồng độ estrogen tăng cao trong quá trình mang thai khiến chị em bị ngứa bụng.

Bà bầu bị ngứa da bụng có sao không? Các dấu hiệu nhận biết

Ngứa bụng ở bà bầu do thai nhi phát triển là hiện tượng bình thường. Da ở bụng có biểu hiện ngứa, rạn, khô, sạm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này rất nặng thì có thể chị em đã mắc phải một số bệnh lý.

Mề đay (PUPPS)

Da bụng nổi lên các nốt ban đỏ có xu hướng tụ lại thành mảng. Tình trạng này có thể lan ra các vùng đùi, mông hoặc tay chân. Mề đay sẽ tự hết sau sinh và ít xuất hiện lại trong lần mang thai kế tiếp. Đến nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây mề đay ở mẹ bầu.

Sẩn ngứa gây ngứa bụng

Trên bụng xuất hiện những nốt đỏ nhỏ, sau dần chúng lớn lên, trông như vết cắn. Bệnh có thể xuất hiện ở toàn thân và phát triển ở khoảng đầu tháng thứ 3 hoặc những tuần cuối của thai kỳ. Hiện tượng ngứa da có thể tự biến mất sau sinh hoặc muộn hơn là khoảng 3 tháng sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, nó có thể tiếp tục bị tình trạng này vào lần mang thai sau đó.

ngua-bun
Ngứa bụng khi mang thai nên làm gì cho đúng?

Bọng nước dạng Pemphigus

Vết ngứa hình thành ở vùng rốn rồi lan sang cánh tay, lòng bàn tay, chân. Sau một thời gian, vết ngứa có khả năng bị loét. Bọng nước thường xuất hiện ở giữa hoặc cuối thai kỳ. Bệnh này khá nghiêm trọng, có thể khiến mẹ sinh non, lưu thai hoặc làm chậm sự phát triển của bé. Trong lần mang thai tiếp theo, mẹ vẫn có nguy cơ bị bệnh này.

Bà bầu ngứa bụng do bị chốc Herpes 

Là một dạng vảy nến mưng mủ thường xuất hiện vào cuối thai kỳ. Da bụng mẹ bầu có các mảng đỏ chứa mủ bên trong, từ đó hình thành nên mụn nhỏ trắng. Ngoài vùng bụng, mụn còn mọc cả ở đùi, háng, nách… Bệnh này khiến chị em bị nôn mửa, sốt, ngứa, lạnh và bị tiêu chảy. Chốc Herpes sẽ tự biến mất sau sinh nhưng có khả năng xuất hiện trở lại vào lần mang thai tiếp theo.

Ứ mật trong gan

Mật không đi đến ruột để tiêu hóa thức ăn mà ứ đọng trong gan. Vì thế, acid trong máu tăng lên, lượng mật của cơ thể nhiều và lắng đọng gây ngứa da dữ dội. Kèm theo đó, mẹ có thể bị buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Ứ mật trong gan rất nguy hiểm cho em bé, có thể dẫn đến tình trạng lưu thai.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị ngứa bụng kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

ngua-bung
Nếu quá ngứa khi mang thai bạn cần đến gặp bác sĩ

  • Da chuyển màu vàng, toàn thân bị ngứa: Có khả năng bạn đã bị ứ mật trong gan.
  • Sốt phát ban: Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của tình trạng thủy đậu hoặc herpes.
  • Da ngứa bị viêm, có nguy cơ nhiễm trùng: Bạn có thể bị vảy nến, chàm da khi mang bầu.
  • Đau bụng dưới và ngứa vùng kín, nóng rát âm đạo: Đây là dấu hiệu bạn bị nhiễm nấm âm đạo hoặc bị bệnh xã hội lây qua đường tình dục.

Cách trị ngứa da bụng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Bị ngứa da bụng khi mang thai phải trị bằng cách nào? Cách chữa nào thì không gây hại cho con? Dưới đây là những phương pháp khắc phục tình trạng này các mẹ nên tham khảo.

Mẹo giảm ngứa bụng cho mẹ bầu theo dân gian

Ngứa bụng dưới khi mang thai khiến chị em rất khó chịu mà không biết làm thế nào. Dưới đây là những mẹo hay giúp mẹ hết ngứa bụng khi mang bầu.

Cách 1. Chữa mẩn ngứa da bụng bằng lá khế

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá khế và khoảng 1 thìa muối sạch.
  • Tiến hành: Rửa sạch lá khế và ngâm với nước muối hòa loãng để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng. Sau đó có thể vò nát lá khế để đắp lên da bụng hoặc đun lấy nước uống và dùng để tắm. Bạn nên thực hiện cách chữa này trong 1 - 2 tuần, có thể kết hợp uống, tắm, bôi để tăng hiệu quả.

Cách 2: Dùng mướp đắp trị ngứa bụng cho bà bầu

  • Nguyên liệu: 1 - 2 quả mướp đắng còn xanh và khoảng 1 thìa cà phê muối.
  • Tiến hành: Rửa sạch, ngâm muối để loại bỏ vi khuẩn, chất bảo quản, thuốc hóa học trên mướp (nếu có). Sau đó thái mướp thành các lát mỏng rồi cho vào nồi đun cùng với nước và muối trắng. Sau đó để nước mướp nguội bớt và dùng vệ sinh vùng da bụng.

Cách 3: Chữa ngứa bụng khi mang thai bằng kinh giới

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá kinh giới.
  • Tiến hành: Nhặt sạch và rửa hết vi khuẩn, tạp chất trên lá kinh giới. Tiếp theo, bạn đem sao vàng dược liệu này rồi đổ ra khăn mềm khi còn nóng. Bọc lá kinh giới vừa sao vào và áp vào vùng da bụng đang ngứa.

ngua-bung
Lá kinh giới tốt cho mẹ bầu thế nào?

Chữa ngứa bụng bằng thuốc Tây

Tây y có nhiều cách trị ngứa bụng cho phụ nữ mang thai. Theo đúng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.

  • Trị ngứa bụng do nổi mề đay: Chị em có thể dùng thuốc mỡ hoặc thuốc kháng steroid, histamine để điều trị.
  • Chữa sẩn ngứa ở bụng: Bôi thuốc mỡ hoặc thuốc kháng steroid, histamine.
  • Bọng nước dạng Pemphigus: Chị em nên đến gặp bác sĩ và điều trị bằng thuốc chứa steroid.
  • Chốc Herpes: Có thể điều trị triệu chứng của bệnh bằng thuốc chứa corticosteroid. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không nên dùng quá lâu hoặc nhiều.
  • Ứ mật trong gan: Sử dụng Ursodiol và colchicine ngăn làm hại gan và cholestyramine để giảm ngứa. Thêm vitamin D để ngừa loãng xương.

Cách phòng tránh và giảm ngứa bụng khi mang thai

Ngứa bụng khi mang thai có thể ngăn ngừa nguy cơ hoặc giảm độ khó chịu bằng các biện pháp dưới đây:

Ngừng gãi ngứa

Gãi khiến cho da đang tổn thương dễ bị kích ứng. Bạn càng gãi thì vùng da đó càng trở nên ngứa ngáy, mẩn đỏ hơn. Hơn nữa, bề mặt da bị chà xát còn khiến mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng da.

Chị em nên chườm khăn (ấm hoặc mát) lên vùng da bị ngứa để làm dịu cho da. Bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Sử dụng kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên

Các sản phẩm có chức năng dưỡng ẩm nguồn gốc tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu… có khả năng làm dịu cơn ngứa, dưỡng ẩm cho da rất tốt mà lại an toàn. Bạn nên thường xuyên dùng chúng để bảo vệ làn da khi mang bầu.

Thoa kem chống ngứa

Các loại kem này không chỉ giúp bạn hết ngứa khi mang bầu. Nó còn giúp bạn cải thiện tình trạng đau núm vú sau khi sinh con.

Vệ sinh thân thể thường xuyên với nước ấm và bột yến mạch

Cách làm này sẽ giúp bạn ngừa viêm và cải thiện tình trạng khô da. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng nước ấm, không sử dụng nước quá nóng.

Bật máy tạo độ ẩm cho phòng ngủ

Đây là một cách giúp da dưỡng ẩm khá nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, các máy tạo độ ẩm có thể là nơi lan tỏa vi khuẩn có hại, khiến bạn bị dị ứng. Vì vậy, trước khi dùng các máy này, hãy tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm và cách dùng.

Tập thể dục

ngua-bung
Tại sao mẹ bầu nên tập thể dục?

Các động tác thể dục nhẹ nhàng như thiền, yoga có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu. Các mẹ bầu bị ngứa đau bụng dưới vùng kín nên thực hiện hàng tuần. Khi tiến hành, chị em cần mặc trang phục thoáng mát, chất liệu cotton. Không nên tập dưới ánh nắng sau 8 - 9 giờ sáng.

Uống nhiều nước

Khi mang thai, cơ thể cần nước nhiều hơn bình thường để nuôi dưỡng cả mẹ và bé. Lượng nước này cũng làm cân bằng độ ẩm cho da, hạn chế rạn da. Vì vậy, mẹ nên uống khoảng 2 lít nước trở lên mỗi ngày. Nên sử dụng nước lọc hoặc nước kiềm tính, không nên uống nước dư acid.

Chế độ ăn

Nên tăng cường sử dụng các thức ăn có chứa vitamin A (Các loại gan, rau xanh, củ…), vitamin D ( sữa và dầu gan cá), dầu oliu. Không sử dụng đồ ăn có vị cay, tính nóng khiến da dễ bị kích ứng. Không nên sử dụng rượu, bia, thức uống có cồn khác và tránh xa khói thuốc, chất gây nghiện.

Kết luận

Ngứa bụng là hiện tượng phổ biến khi mang thai, đa phần không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp ngứa bụng dữ dội, thì mẹ bầu cần lưu ý. Bởi vì đó có thể là một vài biểu hiện của các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sức khỏe sinh sản. Chị em nên đi khám định kỳ và kiểm tra sức khỏe khi mang thai, đặc biệt là khi ngứa bụng nặng.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Bụng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan