Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nguyễn Địch là một Danh y nổi tiếng được mời vào làm quan Ngự y dưới thời Tự Đức, Phúc Kiến, Hàm Nghi. Ông nổi tiếng với bài thuốc Quy tỳ thang (Minh Mạng thang) và 2 tập sách Bản thảo yếu lục, Vân Khê y lý yếu lục (1885) cùng tài năng y thuật của mình. Tuy nhiên, không mấy người biết rằng, Nguyễn Địch còn nổi tiếng với bài thuốc chữa thoái hoá khớp, bồi bổ thận khí cho các đời Vua triều Nguyễn.

Sắc phong của vua Tự Đức ban cho Ngự y Thái Y Viện năm Tự Đức thứ 10 (1857)
Sắc phong của vua Tự Đức ban cho Ngự y Thái Y Viện năm Tự Đức thứ 10 (1857)

Xem thêm: Chuyện chưa kể về Ngự y chữa bệnh cho Vua Tự Đức

Theo gia phả họ Nguyễn ở làng Vân Canh, Nguyễn Địch, tên thụy là Đoan Thuận, hiệu Khải Chi, người làng Vân Canh (nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được mời vào cung làm quan ngự y dưới thời Tự Đức, giữ chức Phó chính ngự y và Trưởng viện Thái y bổ làm Hàn lâm cung phụng. Nhưng ông viện cớ mẹ già ngoài 80 tuổi, phải về quê, được vua Tự Đức khen là người có hiếu, thưởng 5 lạng bạc, sai lính đưa về quê phụng dưỡng mẹ già xong phải quay lại kinh ngay.

Đến tháng 5 năm Quý Mùi, vua Tự Đức lại triệu ông vào kinh, không lâu sau ông lại xin về. Đến năm Giáp Thân niên hiệu Kiến Phúc, ông lại được triệu vào kinh bổ chức Hàn lâm viện biên tu, sung vào Thái y viện, bổ làm Phó ngự y quan phòng, quyền giữ chức Thái y viện quan phòng.

Đến năm Hàm Nghi thứ 2 (1885), ông lại cáo bệnh về quê, mở trường dạy nghề y và biên soạn các bộ sách: Mạch học y lý, Tự dục phụ nhân và Vân Khê bản thảo. Riêng tập Vân Khê yếu lục được Thái y viện quan phòng xuất bản năm Hàm Nghi thứ nhất (1884), như đã nói ở trên.

Trong bối cảnh y tế của Đông y thời Nguyễn, giống như thời Lê, hệ thống y tế quan phương của triều Nguyễn được phân thành hai cấp là trung ương và địa phương. Ở trung ương tức triều đình có Thái y viện, là cơ quan có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhà vua, hoàng gia và quan lại trong triều. Cơ cấu nhân sự Thái y viện đời Gia Long gồm Ngự y, Phó ngự y, Y chánh, Y phó, Y sinh, tới đời Minh Mạng đặt thêm các chức Thái y viện Viên sứ (1829), Tả Viện phán, Hữu Viện phán (1835)… và một số y quan liên tục được chuẩn hóa. Đến 1856, Tự Đức còn cho mở nhà dạy học thuốc của Viện Thái y song nội dung đào tạo cũng rất hạn hẹp, chỉ thấy có Nội khoa và Ngoại khoa và chương trình cũng khá sơ sài.

Đáng nói là nhiều y quan trong Thái y viện xuất thân là thầy thuốc trong dân gian, mỗi khi triều định cần lương y thì ra lệnh cho các địa phương tiến cử thầy thuốc giỏi. Như Nguyễn Quang Lượng (1777 – 1847) ở Hà Tây từng được mời vào chẩn mạch cho Gia Long năm 1819 sau khi Ngự y trong Thái y viện chữa trị cho vua mà không khỏi hay Tú tài Nguyễn Địch ở Vân Canh được Bùi Văn Dị tiến cử vào làm việc trong Thái y viện…

Nhắc đến Nguyễn Địch không thể không kể tới 2 bộ sách tiêu biểu là Bản thảo yếu lục, và Vân Khê y lý yếu lục (1885). Đây là 2 bộ sách về y học được ông viết với rất nhiều tâm huyết và góp phần không nhỏ cho nền y học Cung Đình triều Nguyễn nói riêng và y học nước nhà nói chung. Ngoài ra còn phải kể đến bài thuốc Quy tỳ thang gia giảm (được coi là bài thuốc gốc của Minh Mạng Thang dâng lên vua Minh Mạng). Theo nghiên cứu của Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tờ châu bản gốc có đơn thuốc Quy tỳ hoàn gia giảm do Thái y viện triều Nguyễn (trực tiếp là Ngự y Nguyễn Địch) kê đơn cho Minh Mạng dùng ngày 26.12 năm Minh Mạng thứ 10 (1829) nêu trên chính là toa thuốc Minh Mạng thang huyền thoại được truyền tụng lâu nay.

Hình ảnh châu bản ghi chép toa thuốc Quy tỳ thang gia giảm của Ngự y triều Nguyễn dâng cho vua Minh Mạng

Tuy nhiên, không mấy người biết rằng, ngoài bài thuốc Quy tỳ thang nổi tiếng chữa bệnh cho Vua Minh Mạng, Ngự y Nguyễn Địch còn có bài thuốc chữa thoái hoá khớp bí truyền cho các đời Vua triều Nguyễn. Đây là một trong những bài thuốc được Vua rất hài lòng và trọng thưởng cho ông. Bài thuốc này đã được lưu trong Châu bản triều Nguyễn, Ngự dược nhật ký.

Nguyên lý của phương thức này xác định bệnh xương khớp có liên quan đến thận (thận chủ cốt tuỷ), muốn chữa được bệnh xương khớp thì phải bồi bổ thận khí. Thận có khoẻ thì khớp mới cường. Đồng thời, các Ngự y cũng kết hợp việc dùng bài thuốc với liệu trình vật lý trị liệu đặc biệt để nâng cao công hiệu. Đây được coi là phương pháp chữa bệnh xương khớp, thoái hoá khớp đột phá thời bấy giờ.

Ngày nay bài thuốc đó đã được các chuyên gia của Nhất Nam Y Viện sưu tầm và phát triển thành công dưới tên gọi Nhất Nam Cốt Vương Thang. Nhất Nam Cốt Vương Thang là sự chắt lọc những tinh tuý từ bài thuốc chữa bệnh xương khớp, thoái hoá khớp của Thái Y Viện dùng cho các đời Vua triều Nguyễn. Thành phần bài thuốc với gần 30 loại dược liệu quý hiếm được kết hợp trong công thức đặc biệt.

Một số thành phần chính bao gồm:

Xuyên ô, Hải phong đằng, Hầu vĩ tóc, Mã tiền, Xuyên khung, Thục địa, Hoàng kỳ, Đẳng sâm (bổ khí, bổ huyết)

Cẩu tích, Tục đoạn, Đỗ trọng, Ba kích (bổ thận)

Khương hoạt, Độc hoạt, mộc qua, Tần giao, Phòng phong, Ngưu tất, Thiên niên kiện (khu phong, tán hàn, trừ thấp)

Nhất Nam Cốt Vương Thang – Bài thuốc chữa thoái hoá khớp cho Vua

Sử dụng bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang kết hợp với liệu trình vật lý trị liệu đặc biệt theo quy trình Thái Y Viện giúp phòng ngừa và đẩy lùi các bệnh xương khớp, thoái hoá khớp gối, thoái hoá cột sống cổ, thoái hoá cột sống thắt lưng, đau mỏi vai gáy cổ… đồng thời tăng cường chức năng thận, bồi bổ thận khí một cách “hoàn hảo”.

Ngự y không chữa khỏi bệnh, bị đánh 30 roi Quan ngự y được hưởng lương và bổng lộc do nhà vua quy định, nhưng nếu có lỗi cũng sẽ bị phạt rất nghiêm. Sách Đại Nam thực lục chép, năm Gia Long thứ 17 (1818) nhà vua ban chiếu định lại lương bổng cho quan viên, trong đó Thái y viện cũng được hưởng lương mới. Theo đó, quan chính ngự y hằng năm được 35 quan tiền, 35 phương gạo, tiền áo xuân phục 9 quan. Phó ngự y lương 30 quan, gạo 30 phương, tiền áo xuân phục 8 quan. Y chính lương 22 quan, gạo 22 phương, tiền áo xuân phục 6 quan. Y phó, y sinh, ngoại khoa không có lương. Về sau lương bổng dần được cải thiện. Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), viện sứ, cả năm lương 80 quan, gạo 60 phương, tiền áo xuân phục 10 quan. Chính ngự y, tiền 40 quan, gạo 35 phương, áo xuân phục 9 quan… Sách Đại Nam Hội điển sự lệ chép, năm Minh Mạng thứ 3 (1822), nhà vua ra chỉ dụ quy định: “Cho phái 5 thuộc viên Viện Thái y cùng mang theo thuốc của nhà nước đến chỗ công trường sửa thành, ở tản ra mọi nơi, gặp quan, lính xứ ấy có tật bệnh thì phải hết lòng điều trị, cốt chữa được nhiều người khỏi bệnh. Công việc xong sẽ giao cho bộ hộ phân biệt công trạng, ai có công hiệu nhiều thì được thưởng, ai không có công trạng gì thì phải xử rất nghiêm…”. Theo đó, sau khi bộ hộ soát xét công trạng, có 3 y sinh điều trị 3 phần, khỏi được trên dưới 2 phần, thưởng cho tiền phi long hạng lớn bằng bạc, mỗi người 1 đồng; có 5 y sinh điều trị khỏi trên dưới 1 phần, được thưởng tiền phi long hạng nhỏ, mỗi người 1 đồng. Có trường hợp 2 y sinh điều trị không khỏi người bệnh nào, bị đem ra đánh 30 roi và căn dặn: “Nếu lần sau không chữa khỏi như thế thì phải trị tội nặng hơn, không thể tha thứ”. Các quan ngự y có công lớn được ban thưởng thăng chức hàm. Theo Đại Nam Hội điển sự lệ, năm Minh Mạng thứ 20 (1839), nhà vua có chỉ: “Nguyên y phó Thái y viện là Đặng Văn Chức, văn học khá thông, hơi biết nghề chữa bệnh, lại sung bổ viện ấy lâu năm, làm việc đắc lực, vốn được viện ấy tôn trọng. Vậy gia ân bạt bổ Đặng Văn Chức làm tả viện phán Thái y viện”. Nguyễn Địch được mời vào cung làm quan ngự y dưới thời Tự Đức, giữ chức Phó chính ngự y và Trưởng viện Thái y bổ làm Hàn lâm cung phụng. Ông được vua Tự Đức khen là người có hiếu, thưởng 5 lạng bạc, sai lính đưa về quê phụng dưỡng mẹ già.

Bài viết liên quan