Top 10 món ăn trị vảy nến hiệu quả người bệnh không nên bỏ qua
Bên cạnh các phương pháp trị bệnh vảy nến bằng Đông y hay Tây y, chế độ ăn uống cũng là đóng vai trò rất quan trọng. Việc bổ sung những món ăn trị vảy nến vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Taphchidongy.org tìm hiểu những món ăn trị vẩy nến hiệu quả.

Top 10 món ăn trị vảy nến hiệu quả
Vảy nến là bệnh lý ngoài da đến nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Thế nhưng người bệnh vẫn có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Dưới đây là một số món ăn chữa vẩy nến hiệu quả, được nhiều người áp dụng.
1. Canh atiso
Atiso từ lâu đã được biết đến là loại thảo dược có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt là với những ai mắc bệnh ngoài da như vảy nến. Loại thảo dược này có khả năng tăng tiết mật, thanh nhiệt giải độc và tốt cho gan. Từ đó giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 100g bông atiso tươi.
- 50g thịt vịt nạc ngon.
- Gia vị nêm nếm theo khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên, bạn cần tách cánh của bông atiso ra rồi rửa sạch với nước muối, để ráo nước.
- Bước 2: Thịt vịt đem rửa sơ qua rồi nấu với nước để làm nước dùng. Khi nước sôi, bạn cho atiso nấu với lửa liu riu.
- Bước 3: Nêm nếm vừa ăn theo khẩu vị rồi cho ra bát. Canh atiso được dùng lúc còn ấm nóng là ngon và đem lại hiệu quả tốt nhất.

2. Chè đậu xanh
Đậu xanh là một trong những thực phẩm thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Đối với những người mắc bệnh vảy nến, đậu xanh sẽ giải độc cho cơ thể và giảm các triệu chứng ngứa ngáy, hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 150g đậu xanh bóc vỏ, loại sạch, không mốc.
- 50g thịt nha đam thái lựu.
- 50g bột sắn dây.
- Đường và dầu chuối.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên, bạn đem đậu xanh ngâm nước khoảng nửa tiếng cho mềm. Sau đó ướp nha đam với đường.
- Bước 2: Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước ngập rồi bật bếp đun. Khi đậu xanh chín thì bạn thêm đường sao cho vừa miệng.
- Bước 3: Hòa bột sắn dây với ít nước rồi khuấy đều, đổ từ từ vào nồi. Bạn nhớ khuấy đều tay để bột sắn không bị vón cục.
- Bước 4: Cho nha đam vào khuấy đều, nấu thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
- Bước 5: Múc chè ra chén và thưởng thức khi còn ấm nóng.
3. Canh khổ qua: Món ăn trị vảy nến hiệu quả
Khổ qua có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và thanh nhiệt giải độc. Đối với người mắc bệnh vảy nến, khổ qua có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy của bệnh rất hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 trái khổ qua thon dài, nhiều gân nhỏ.
- 200g thịt xay.
- 20g mộc nhĩ.
- 200g miến khô.
- 1 quả trứng gà.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên, bạn cắt bỏ 2 đầu của khổ qua. Dùng dao xẻ dọc thân khổ qua từ trên xuống dưới rồi dùng thìa nạo bỏ hạt, ruột.
- Bước 2: Ngâm mộc nhĩ với nước nóng rồi cắt nhuyễn. Miến ngâm với nước ấm cho mềm rồi cắt khúc vừa ăn.
- Bước 3: Thịt xay đem ướp với các gia vị như hành, tiêu, tỏi, mắm, muối,… Sau đó bạn thêm mộc nhĩ và miến vào trộn thật đều.
- Bước 4: Đem phần nhân đã chuẩn bị nhồi vào khổ qua. Sau đó bắc nồi lên bếp, cho nước vào nấu sôi. Khi nước sôi thì nêm nếm để vừa miệng.
- Bước 5: Cho khổ qua vào nấu với lửa liu riu, đến khi khổ qua mềm thì tắt bếp. Canh khổ qua được dùng lúc còn ấm nóng là ngon và đem lại hiệu quả tốt nhất.

4. Canh rau má
Canh rau má là một trong những món ăn chữa bệnh vảy nến quen thuộc. Loại rau này từ lâu đã được biết đến với tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Đối với người mắc bệnh vảy nến, ăn canh rau má thường xuyên sẽ giúp người bệnh mát mẻ, kháng khuẩn, kháng viêm. Từ đó ngăn chặn tình trạng bệnh lây lan, tiến triển nặng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g rau má sạch.
- 50g thịt nạc băm hoặc xay nhuyễn.
- Gia vị nêm nếm theo khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên, bạn hãy đem rau má đi rửa sạch bụi bẩn. Sau đó để ráo nước.
- Bước 2: Thịt xay ướp với gia vị vừa ăn, sau đó trộn đều.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp, thêm ít dầu rồi phi hành tỏi lên cho thơm. Tiếp đó, cho thịt bằm vào xào đều tay. Sau khi thịt bắt đầu săn lại thì nêm gia vị, đảo đều.
- Bước 4: Đổ nước vào, khi nước sôi thì vớt bọt cho trong, nêm nếm lại theo khẩu vị.
- Bước 5: Cho rau má vào, chờ bếp sôi khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp. Cuối cùng, bạn múc canh ra bát và thưởng thức với cơm khi canh còn nóng.
5. Món ăn trị vảy nến hiệu quả: Canh bí đao
Bí đao được xem là thực phẩm có tính mát, rất tốt cho da, giàu chất xơ và vitamin. Người mắc bệnh vảy nến dùng canh bí đao thường xuyên sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và giảm các triệu chứng ngứa ngáy. Từ đó ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g bí đao.
- 2 cặp chân giò.
- Hành, ngò.
- Các loại gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chân giò bạn đem rửa sạch với nước muối, pha thêm vài giọt chanh cho bớt mùi. Sau đó chặt thành những miếng vừa ăn.
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho chân giof vào hầm để lấy nước dùng. Khi nước sôi thì bạn để lửa liu riu, tránh bị cạn nước.
- Bước 3: Rửa sạch bí đao, cắt thành miếng vừa ăn.
- Bước 4: Cho bí đao vào nấu chung với nước dùng. Khi sôi được 5 phút thì bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Bước 5: Múc canh ra bát, cho thêm ít hành ngò rồi dùng khi còn nóng.

6. Canh chua cá kèo
Canh chua cá kèo cũng là một trong những món ăn tốt cho người mắc bệnh vảy nến thể giọt, thể đồng tiền, da dầu… Đây là món giúp người bệnh bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây ra bệnh vảy nến.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 250g cá kèo đã được làm sạch.
- 100g giá đỗ.
- 30g cà chua.
- 50g thơm, me chua.
- Gia vị nêm nếm theo khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho dầu ăn vào chảo, bật bếp và phi hành tỏi cho thơm. Sau đó xào cà chua và thơm thật đều tay.
- Bước 2: Khi thấy cà chua và thơm đã nhuyễn, bạn thêm vào khoảng 1 lít nước. Đun với lửa to đến khi sôi.
- Bước 3: Nước sôi, bạn nêm nếm thêm cho vừa miệng, vị chua ngọt hài hòa. Sau đó cho phần cá kèo vào nấu chung, chờ thêm 5 phút rồi tắt bếp.
7. Món ăn trị bệnh vảy nến hiệu quả: Canh khoai tím
Canh khoai tím có tác dụng mát gan, giải độc, dưỡng huyết, bổ âm. Người mắc vảy nến sử dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện nhanh chóng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g tôm tươi, không chảy nhớt.
- 500g khoai tím/khoai mỡ.
- Gia vị nêm nếm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn gọt vỏ khoai mỡ, rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ đem hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Tôm bạn rửa sạch, rút chỉ, bóc vỏ rồi băm nhỏ.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp, phi hành tỏi cho thơm rồi cho tôm vào xào đều tay. Sau đó thêm khoảng 500ml nước, nấu sôi.
- Bước 4: Khi nước sôi, bạn thêm khoai tím vào. Khi canh sôi thì để lửa liu riu, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

8. Giò heo tiềm thuốc bắc
Giò heo tiềm thuốc bắc là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp người mắc bệnh vảy nến tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó ngăn chặn tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 cái móng heo.
- Các vị thuốc: 10g cúc hoa, 10g câu kỷ tử, đương quy, sinh địa, mạch môn, bạch thược, xuyên khung, mỗi vị 12g.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Giò heo bạn rửa sạch rồi chặt thành khúc vừa ăn.
- Bước 2: Đem giò heo cùng các vị thuốc cho vào nồi rồi hầm. Khi giò heo mềm, bạn nêm nếm theo khẩu vị của mình rồi tắt bếp.
9. Canh rau bình bát
Canh rau bình bát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp người mắc bệnh vảy nến giảm ngứa hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 250gr rau bình bát.
- 100gr tép đồng giã nhỏ.
- Gia vị nêm nếm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau bình bát bạn ngắt đọt và lá non, rửa sạch.
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp, phi hành tỏi rồi cho tép đồng vào xào, sau đó thêm nước vào nấu sôi.
- Bước 3: Khi nước sôi, bạn cho rau bình bát vào. Khi rau mềm thì nêm nếm vừa miệng rồi thưởng thức.

10. Món ăn trị vảy nến hiệu quả: Rau diếp sốt cà chua
Rau diếp sốt cà chua là món ăn giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Đồng thời làm lành và hạn chế tình trạng viêm nhiễm của các vết thương do vảy nến gây ra cực kỳ tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 100g rau diệp sạch, tươi.
- 50g thịt heo xay.
- Nước sốt cà chua.
- Gia vị nêm nếm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn tách rau diếp thành từng lá rồi đem rửa sạch. Sau đó, trần sơ với nước sôi.
- Bước 2: Phi hành tỏi rồi cho thịt vào xào. Khi thịt chín, bạn thêm rau diếp vào đảo sơ.
- Bước 3: Múc rau diếp ra tô, thêm ít sốt cà chua, đảo đều rồi thưởng thức.
Lưu ý cần nhớ khi dùng món ăn trị vảy nến
Như đã nói ở phần trước đó, hiện nay, Y học vẫn chưa tìm ra cách trị dứt điểm bệnh vảy nến. Do đó, bạn nên kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả trong quá trình trị bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Khi chọn nguyên liệu chế biến món ăn, bạn cần chọn những thực phẩm sạch, an toàn.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến bệnh vảy nến như: Thực phẩm cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng,… Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào và nhiều dầu mỡ.
- Nạp đủ cho cơ thể 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp da giữ độ ẩm. Đồng thời, tránh xa chất kích thích khi đang điều trị bệnh vảy nến.
- Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng hệ miễn dịch. Rau xanh, trái cây có khả năng thanh nhiệt, giải độc đều là những thực phẩm mà người mắc bệnh vảy nến không nên bỏ qua.
- Sinh hoạt điều độ, khoa học, tạo thói quen thể dục thể thao thường xuyên như tập Yoga, thể thao… để nâng cao sức khỏe, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da (cần tham khảo ý kiến bác sĩ). Che chắn và sử dụng kem chống nắng cho da mỗi khi ra ngoài.
- Tuyệt tối không sử dụng các loại xà phòng tắm có hương, nhiều chất tẩy. Ưu tiên mỹ phẩm và xà phòng lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây kích ứng cho da.
- Chọn trang phục rộng thoải mái, hạn chế cọ xát, cào gãi với vùng da tổn thương.

Trên đây là những món ăn trị vảy nến hiệu quả, được nhiều người truyền tai nhau. Để giúp quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng hơn, bạn đừng quên đến cơ quan y tế chuyên môn để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!