Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh mề đay cholinergic là một dạng bệnh phổ biến xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ và tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn không ít người chưa thực sự hiểu đúng bản chất của bệnh, dẫn tới lựa chọn sai phương pháp điều trị, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những thông tin bổ ích về bệnh mề đay cholinergic sẽ được bật mí một cách đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây.

Bệnh mề đay cholinergic là gì?

Bệnh mề đay cholinergic là hiện tượng cơ thể nổi các nốt ngứa, mẩn đỏ, sẩn phù trên bề mặt của da và liên quan mật thiết tới chất acetylcholine. Trong cơ thể, acetylcholine được gọi là một hợp chất hữu cơ có chức năng dẫn truyền thần kinh. Khi tiếp nhận thông tin, não bộ giải phóng các chất này với mục đích truyền tín hiệu tới các chức năng khác trong cơ thể. Những bộ phận sản xuất và chịu ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ này gọi là cholinergic.

me-day-cholinergic
Bệnh mề đay cholinergic liên quan mật thiết tới chất acetylcholine.

Khi gặp điều kiện thuận lợi, acetylcholine sẽ được tăng cường để kích thích giải phóng histamin gây dị ứng, mẩn ngứa da. Do đặc tính sinh học của mình, mề đay cholinergic rất dễ khởi phát và nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Dựa trên đặc điểm của bệnh, các chuyên gia đã chia mề đay cholinergic thành 4 loại như sau:

  • Loại tự phát.
  • Loại khởi phát do dị ứng.
  • Loại khởi phát do giảm tiết mồ hôi.
  • Mề đay cholinergic kết hợp với tắc lỗ chân lông.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay cholinergic 

Không khó để có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh bằng mắt thường. Mề đay cholinergic chủ yếu khởi phát bất chợt và có thể lặn mất chỉ sau vài phút với các triệu chứng như:

me-day-cholinergic
Đa số người bệnh thường có cảm giác ngứa

  • Mẩn ngứa, nổi sẩn phù nhỏ với diện tích chỉ từ 1mm - 3mm.
  • Các vùng da bị bệnh sẽ có bờ giới hạn rõ ràng, mọc gần nhau hoặc liên kết thành từng mảng lớn.
  • Ngứa da về đêm hoặc chiều tối.
  • Một số trường hợp da khô nóng, châm chích.
  • Đau bụng đi kèm tiêu chảy.
  • Lên cơn hen suyễn đối với người có tiền sử mắc bệnh từ trước đó.
  • Sốt nhẹ.
Triệu chứng Mề Đay Cholinergic phổ biến

Nguyên nhân gây mề đay cholinergic do đâu?

Dưới đây là một số yếu tố có nguy cơ gây bệnh cao mà độc giả không nên bỏ qua:

Yếu tố chủ quan

  • Làn da đặc biệt nhạy cảm
  • Sức đề kháng yếu
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.
  • Yếu tố di truyền.
  • Lạm dụng thuốc aspirin.
  • Mồ hôi ứ đọng tại lỗ chân lông.

me-day-cholinergic
Mề đay cholinergic thường khởi phát do sự tác động của nhiệt độ và ánh nắng

Yếu tố khách quan

  • Thay đổi thời tiết.
  • Môi trường làm việc.
  • Bụi bẩn, hóa chất độc hại.
  • Nhiệt độ cao, cường độ nắng mạnh kích thích mồ hôi và bã nhờn hoạt động.

Bệnh có nguy hiểm không?

Dù chỉ được đánh giá là căn bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu để nổi mề đay tiến triển sang dạng mãn tính, tái phát nhiều lần, có thể kéo theo nhiều hậu quả khôn lường:

  • Phù nề đường thở, suy hô hấp.
  • Phù nề mí mắt.
  • Phù mặt hoặc môi.
  • Bội nhiễm, ngứa toàn thân.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe làn da, gây nên tâm lý tự ti trong giao tiếp.
  • Một số trường hợp có dấu hiệu sốc phản vệ, đột quỵ

Cách phòng tránh hiệu quả các đợt tái phát

Mề đay cholinergic được xếp vào dạng bệnh tự miễn nên đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm. Cách lấy lại làn da như ban đầu nhanh chóng nhất, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát và lạm dụng thuốc chính là việc kết hợp song song giữa một lối sống khoa học và tuân thủ đúng phác đồ điều trị đã được chỉ định. Dưới đây là một số lời khuyên giúp độc giả phòng tránh hiệu quả căn bệnh này:

me-day-cholinergic
Người mắc mề đay cholinergic cần chú ý tới công đoạn vệ sinh da

  • Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách. Ưu tiên sử dụng nước ấm, tránh chà sát mạnh gây vết thương hở. Mồ hôi và bã nhờn đọng lại trong các lỗ chân lông là nguyên nhân lớn nhất gây nên mề đay cholinergic
  • Không dùng quá nhiều đồ ăn đã chiên qua dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh, đông lạnh.
  • Bổ sung chất xơ, vitamin B, C, D, E, kẽm, omega 3, cân bằng dưỡng chất trong các bữa ăn.
  • Hạn chế nạp quá nhiều đạm vào trong cơ thể.
  • Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc có gas.
  • Lựa chọn môn thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng.
  • Sử dụng biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài đường, tránh đứng quá lâu dưới ánh nắng.

Mề đay cholinergic có chữa được không? Phương pháp chẩn đoán

Đối với bệnh mề đay cholinergic, nếu kịp thời phát hiện và áp dụng đúng phương pháp điều trị có thể kiểm soát khả năng tái phát và trả lại làn da như ban đầu. Mặc dù vậy, việc lựa chọn giải pháp cần dựa trên những đặc điểm về thể trạng, thể bệnh và nhu cầu tài chính của mỗi người. Để hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc, đẩy nhanh hiệu quả điều trị, độc giả nên chú ý tới các yếu tố sau đây:

  • Thời gian phát hiện và sử dụng thuốc.
  • Lựa chọn phương pháp.
  • Chế độ dinh dưỡng.
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày.
  • Giai đoạn tiến triển của bệnh.
  • Môi trường sống và làm việc.

Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bạn sẽ được tiến hành một số phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh mề đay cholinergic sau đây:

  • Xét nghiệm làm ấm thụ động: Các bác sĩ sẽ quan sát các bản ứng của da trong điều trị tiếp xúc với các vật có nhiệt độ cao hoặc tăng cường mức nhiệt trong phòng.
  • Xét nghiệm bằng methacholine: methacholine là chất có khả năng kích thích chức năng liên lạc của hệ thần kinh, tăng cường sản sinh acetylcholine. Qua đó, các bác sĩ sẽ đánh giá các biểu hiện của cơ thể để xem xét nguy cơ mắc bệnh.

Cách chữa bệnh mề đay cholinergic

Những cách chữa mề đay cholinergic phổ biến và hiệu quả nhất là các giải pháp được đưa ra dựa trên tình trạng và cơ địa của mỗi bệnh nhân. Chính bởi vậy, việc chủ động tới thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia là vô cùng quan trọng, giúp người bệnh tránh nguy cơ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác và nắm được phác đồ điều trị phù hợp.

me-day-cholinergic
Dù lựa chọn phương pháp nào, người bệnh cũng nên duy trì kết hợp thuốc uống và thuốc bôi

  • Thuốc chữa mề đay từ Tây y: Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp với viên uống trong trường hợp diện tích vết thương lớn. Các sản phẩm chữa mề đay cholinergic thường chứa corticoid, các chất kháng histamin hoặc chữa bệnh hen suyễn, ức chế hệ miễn dịch...Đối với người bệnh thuộc nhóm phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ dưới 6 tuổi nên có sự giám sát, kê đơn của các bác sĩ. Độc giả có thể tham khảo một số sản phẩm điều trị mề đay phổ biến như thuốc bôi Eumovate, thuốc bôi Phenergan, viên uống Loratadin hoặc Cetirizin...
  • Phương pháp trị mề đay tại nhà: Người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để đun nước lá tắm hoặc giã nát, đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến công đoạn làm sạch để tránh nguy cơ nhiễm trùng do không đảm bảo an toàn vệ sinh. Thêm vào đó, vì lượng dược tính đem lại tương đối thấp nên các phương pháp này hầu như không thể thay thế thuốc đặc trị. Một số phương pháp độc giả có thể tham khảo như: chữa mề đay bằng lá khế, lá trầu không, trà xanh, nha đam hoặc lá tía tô…
  • Thuốc Đông y chữa bệnh mề đay: Theo y học cổ truyền, bệnh mề đay cần điều trị từ các căn nguyên tận sâu bên trong cơ thể. Quá trình này đòi hỏi người bệnh cần theo đuổi một liệu trình dài ngày. Vậy nên, mặc dù đem lại tác dụng toàn diện, an toàn cho sức khỏe phụ nữ mang thai, cho con bú, công thức bào chế dựa trên cơ địa riêng biệt từng bệnh nhân nhưng các bài thuốc Đông y vẫn khiến nhiều người phân vân trước khi lựa chọn. Bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại các phòng khám y học cổ truyền uy tín để được chẩn mạch, kê đơn, bốc thuốc phù hợp với thể bệnh nhất. Tránh nguy cơ mua phải dược phẩm giả kém chất lượng.

Mề đay cholinergic mặc dù không phải căn bệnh hiếm gặp nhưng với diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ tái phát cao, bạn hoàn toàn không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức thiết thực để phòng và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Danh sách huyệt đạo tham khảo
Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Mề Đay Cholinergic bằng YHCT


Bài viết liên quan