Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

“Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?” là một trong những thắc mắc chung của các bà mẹ. Khi cơ thể có bệnh, điều khiến mẹ lo lắng nhất không phải là bản thân mình, mà chính là lo cho thiên thần bé nhỏ. Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được tư vấn chính xác từ bác sĩ nha.

Nguyên nhân nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh

Nổi mề đay sau sinh là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến với triệu chứng đặc trưng như nổi mẩn đỏ, sưng nhẹ ở bề mặt, có thể mọc từng nốt hoặc lan rộng thành mảng lớn trên da. Những cơn ngứa ngáy do mề đay gây ra ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng, tinh thần cũng như cuộc sống của mẹ bỉm sữa. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh mọi người cần nắm được. Muốn điều trị bệnh hiệu quả cần đi từ gốc rễ, vì vậy đừng coi thường mà bỏ qua.

Căng thẳng sau sinh có thể là nguyên nhân gây ra mề đay
Căng thẳng sau sinh có thể là nguyên nhân gây ra mề đay

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau sinh:

  • Quá trình mang thai, sinh con, cơ thể người mẹ phải trải qua những thay đổi rất lớn. Hệ miễn dịch sau sinh suy yếu, sức đề kháng giảm sút. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho Các dị nguyên dễ dàng xâm nhập, gây nên tình trạng mề đay.
  • Nội tiết tố biến đổi đột ngột: Sau khi em bé ra đời, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm. Nồng độ hormone prolactin tăng mạnh. Những thay đổi đột ngột này khiến cơ thể chưa kịp thích nghi và trở nên quá mẫn.
  • Căng thẳng trong tâm lý ở giai đoạn đầu làm mẹ: Rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng căng thẳng sau sinh do những thay đổi về nội tiết tố, giờ giấc sinh hoạt, áp lực trong chăm sóc bé sơ sinh… Tâm lý căng thẳng khiến cơ thể càng nhạy cảm hơn.
  • Kiêng khem phản khoa học: Nhiều mẹ nghe theo những quy tắc kiêng khem khắt khe lưu truyền từ xưa. Kiêng nước, kiêng tắm, kiêng gió, kiêng hàng loạt thực phẩm… khiến cơ thể thiếu chất, bít tắc lỗ chân lông, gây ngứa ngáy, viêm da.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc dùng trong quá trình sinh: Các loại thuốc kích sinh, thuốc gây tê, thuốc gây mê chưa được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể có thể gây kích ứng, làm xuất hiện tình trạng nổi mề đay
  • Các nguyên nhân khác như dị ứng thời tiết, thức ăn, mỹ phẩm…

Bởi vậy, tình trạng nổi mề đay rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là người sinh mổ trong khoảng 1-3 tháng đầu.

Mẹ đang cho con bú bị nổi mề đay – Hướng điều trị

Hướng phát triển bệnh ở mỗi mẹ sẽ có những sự khác biệt nhất định. Lương y Tuấn cho hay, một số mẹ chỉ bị mề đay cấp tính, triệu chứng bệnh có thể tự thuyên giảm nhanh chóng sau một vài ngày mà không cần điều trị. Một số mẹ bệnh kéo dài trên 6 tuần không giảm, mắc phải mề đay mãn tính.

Sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay không phù hợp với mẹ đang cho con bú
Sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay không phù hợp với mẹ đang cho con bú

Để bệnh không tiến triển nặng, các mẹ nên có phương pháp điều trị sớm, dứt điểm mề đay.

  • Điều trị mề đay bằng thuốc Tây như: Thuốc kháng Histamin, thuốc chống viêm, thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ không tốt cho mẹ. Một số thuốc có thể hấp thụ vào sữa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự phát triển của bé. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Điều trị mề đay bằng mẹo dân gian: Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam. Xông lá, uống nước lá, đắp ngoài da có thể giảm ngứa, giảm viêm, thanh lọc cơ thể, giúp các triệu chứng mề đay nhanh khỏi.
  • Điều trị mề đay bằng thuốc Đông y: Tại nhà thuốc Đông y uy tín, các lương y căn cứ vào thể trạng của mẹ để bốc thuốc phù hợp. Đông y đi từ gốc rễ vì vậy vừa giúp trị triệu chứng bệnh, vừa nâng cao thể trạng ngăn ngừa tái phát.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không?

Theo các chuyên gia da liễu, mề đay là biểu hiện ngoài da do phản ứng quá mẫn của cơ thể với tác nhân kích ứng, hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Mẹ đang cho con bú bị nổi mề đay vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bình thường.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú là thắc mắc chung của nhiều mẹ
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú là thắc mắc chung của nhiều mẹ

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bị nổi mề đay do nhiễm trùng cấp, mề đay không lây nhưng tác nhân gây bệnh (như vi-rút, vi khuẩn, nấm mốc) có thể lây truyền từ mẹ sang bé qua tiếp xúc gần. Mẹ cần thận trọng, xác định nguyên nhân gây mề đay để quyết định có nên cho con bú hay không.

Ngoài ra, với các mẹ lựa chọn điều trị mề đay bằng thuốc Tây cần hỏi rõ bác sĩ điều trị và tham khảo các thông tin ở toa thuốc. Một số thuốc Tây điều trị nổi mề đay có thể đi vào sữa, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Để điều trị dứt điểm mề đay mà vẫn an toàn cho bé, mẹ có thể liên hệ phòng khám Đông y uy tín. Các dược liệu trong bài thuốc Đông y đến từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ. Mẹ dùng thuốc Đông y sẽ không ảnh hưởng tới sữa, có thể cho bé bú bình thường.

Các biện pháp chữa mề đay an toàn cho mẹ đang cho con bú

Với mẹ mới sinh, khi lựa chọn phương pháp điều trị mề đay cần ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Trong bài viết này, tapchidongy.org sẽ giới thiệu tới bạn một số mẹo chữa mề đay dân gian.

Lưu ý chung khi dùng cây thuốc nam trị mề đay

  • Lựa chọn thảo dược sạch giúp đảm bảo an toàn cho mẹ. Dùng khi cây còn tươi để giữ được hàm lượng dưỡng chất trọn vẹn nhất.
  • Rửa sạch dược liệu, ngâm qua nước muối loãng trong 15 phút, rửa lại để ráo nước trước khi dùng. Bước này nhằm đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng.

Chữa mề đay bằng lá kinh giới

  • Bước 1: Chuẩn bị lá kinh giới
  • Bước 2: Dùng lá kinh giới sao vàng cùng muối biển
  • Bước 3: Cho lá kinh giới sao vàng cùng muối biển vào 1 miếng vải mỏng, chườm lên vùng da bị mề đay.

Chú ý: Nguyên liệu sau khi được sao nóng có thể gây bỏng

Chữa mề đay bằng lá khế

Dùng lá khế sao vàng chườm lên vùng da nổi mề đay: Các bước thực hiện tương tự như với lá kinh giới

Lá khế trị mề đay là bài thuốc dân gian được dùng phổ biến
Lá khế trị mề đay là bài thuốc dân gian được dùng phổ biến

Dùng lá khế đun thành nước uống

  • Bước 1: Chuẩn bị lá khế và cành khế non
  • Bước 2:  Cho lá và cành khế vào nổi. Cho nước xăm xắp vào, đun sôi với lửa nhỏ trong 5 phút.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, chắt nước ra uống hằng ngày.

Dùng lá khế đun thành nước tắm hoặc lau người

  • Bước 1: Chuẩn bị lá khế
  • Bước 2: Cho lá khế vào đun cùng 2 lít nước, để sôi trong 3-5 phút.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, pha nước với nước sạch (tới khi nước ấm vừa tắm) hoặc để nguội tới khi còn ấm ấm thì dùng lau rửa, vệ sinh cơ thể.

Chữa mề đay bằng rau má

Uống sinh tố rau má

  • Bước 1: Chuẩn bị rau má
  • Bước 2: Xay rau má thành sinh tố
  • Bước 3: Dùng uống hằng ngày

Dùng rau má giã với muối xoa lên vùng da bị nổi mẩn

  • Bước 1: Chuẩn bị rau má
  • Bước 2: Đem rau má giã với muối biển
  • Bước 3: Chắt lấy nước rồi xoa lên vùng da bị mề đay

Chữa mề đay bằng lá tía tô

  • Bước 1: Chuẩn bị 200g lá tía tô
  • Bước 2: Vò nhẹ, cho tía tô vào nồi cùng 1-2 lít nước.
  • Bước 3: Đun sôi trong 3 – 5 phút
  • Bước 4: Lọc bỏ vỏ, dùng nước uống mỗi ngày
Dùng lá tía tô giúp các triệu chứng mề đay sau sinh nhanh khỏi
Dùng lá tía tô giúp các triệu chứng mề đay sau sinh nhanh khỏi

Chữa mề đay bằng đinh lăng

  • Bước 1: Chuẩn bị 100 gam lá đinh lăng
  • Bước 2: Vò nát, cho vào nồi đun cùng 0,5 lít nước
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, lấy nước uống mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần

Chữa mề đay bằng gừng tươi

  • Bước 1: Gừng tươi 1 củ, rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành lát mỏng
  • Bước 2: Đắp gừng tươi lên vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 30 phút
  • Bước 3: Rửa lại vùng da bị mề đay bằng nước ấm

Chữa mề đay bằng mẹo an toàn với cả mẹ và bé. Các mẹo trên sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Với các mẹ bị mề đay cấp tính, tắm lá, xông hơi hay đắp lá sẽ giúp rút ngắn thời gian nổi mẩn, phục hồi vùng da bị thương tổn nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp có tác dụng chậm, không chữa được tận gốc bệnh.

Phương pháp phòng tránh tái phát mề đay sau sinh

Bên cạnh điều trị, các mẹ cũng cần quan tâm phương pháp phòng tránh tái phát mề đay.

  • Mẹ nên cố gắng xác định nguyên nhân gây kích ứng để tránh tiếp xúc với chúng.
  • Thực hiện kiêng khem trong thời gian ở cữ khoa học. Vệ sinh cơ thể mỗi ngày bằng nước ấm.
  • Nhờ tới sự giúp đỡ của người thân để chia sẻ việc chăm sóc bé.
  • Chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân có kinh nghiệm để giảm căng thẳng tâm lý.
Dinh dưỡng hợp lý trong thời gian sau sinh giúp giảm nguy cơ tái phát mề đay
Dinh dưỡng hợp lý trong thời gian sau sinh giúp giảm nguy cơ tái phát mề đay

Những thông tin trong bài viết đã giúp mọi người tìm thấy câu trả lời cho băn khoăn “Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Bài viết liên quan