Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa là tình trạng da bị kích ứng cấp tính. Tuy nhiên, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu mãn tính, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây nguy hiểm. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị an toàn, hiệu quả, dứt điểm tình trạng này ngay sau đây. 

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ da mặt như thói quen sinh hoạt, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng hoặc một số bệnh lý da liễu. Dưới đây là top 6 nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng trên và các cách khắc phục tương ứng với từng nguyên nhân:

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da mãn tính, tái phát nhiều lần, đặc biệt vào thời điểm giao mùa khi thời tiết có nhiều biến động. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với dị nguyên ngoài môi trường.

Dấu hiệu viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng có thể khiến mặt nổi mẩn đỏ ngứa, cảm giác ngứa trở nên dữ dội hơn vào buổi tối. Ngoài vị trí da mặt, viêm da dị ứng có thể gây tổn thương ở các vùng da khác như tay, nách, lưng…

Xuất hiện sẩn nhỏ hoặc mụn nước li ti, dày hơn, khô ráp, tróc vảy. Nếu gãi nhiều, da sẽ bị sưng lên. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn…

Viêm da dị ứng có thể gặp ở mọi độ tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm da dị ứng ở mặt gây nổi mẩn đỏ
Viêm da dị ứng ở mặt gây nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân

Viêm da dị ứng là căn bệnh da liễu có nguyên nhân gây bệnh phức tạp, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Di truyền: Trong gia đình có người từng bị viêm da dị ứng thì trẻ sinh ra có khả năng cao cũng mắc bệnh.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm khiến các tác nhân kích ứng dễ xâm nhập vào cơ thể gây dị ứng, viêm da.
  • Các bệnh lý về hô hấp, dị ứng: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh viêm da dị ứng và các bệnh lý về hô hấp, dị ứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với nhau.
  • Các yếu tố ngoài môi trường sống: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc với hóa chất độc hại… cũng có thể gây viêm da dị ứng.

Cách khắc phục khi bị viêm da dị ứng ở mặt

  • Rửa mặt bằng nước sạch
  • Chườm lạnh giúp làm dịu cảm giác ngứa
  • Không gãi tránh gây tổn thương da
  • Đi khám sớm để được đánh giá đúng mức độ dị ứng để có lộ trình điều trị thích hợp
  • Xác định nguyên nhân gây kích ứng để có biện pháp cách ly với tác nhân, tránh tái phát
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng các loại thuốc phù hợp
  • Dùng thêm các thực phẩm, thảo dược thiên nhiên như trà xanh, lá tía tô, rau má, mướp đắng… Giúp cơ thể đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng để phòng ngừa tái phát viêm da dị ứng.

Viêm da tiết bã khiến mặt nổi mẩn ngứa

Tuyến bã nhờn dưới da có tác dụng tạo ra lớp màng giúp giữ ẩm, bảo vệ làn da. Một số người gặp phải tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh mẽ. Mặt nổi mẩn đỏ ngứa có thể do lượng bã nhờn tiết ra quá nhiều, làm bít tắc lỗ chân lông.

Dấu hiệu viêm da tiết bã

  • Nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác nóng rát, ngứa.
  • Tùy theo cơ địa và tình trạng viêm da, mức độ ngứa rát khác nhau.

Nguyên nhân

  • Hormone và yếu tố di truyền có thể là căn nguyên khiến tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức. Bã nhờn liên tục sinh ra, tích tụ cùng bụi bẩn, các chất ô nhiễm khiến lỗ chân lông bít tắc, gây viêm da.
  • Biện pháp khắc phục
  • Giữ da mặt luôn sạch sẽ, khô thoáng: Sử dụng giấy thấm dầu, các loại mỹ phẩm có tác dụng kiềm dầu, mỏng nhẹ, tránh gây bít tắc chân lông.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi dùng các bước trang điểm để giữ độ ẩm trên da, tránh tình trạng da khô làm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động.
  • Tắm nắng vào thời điểm sáng sớm và chiều tối trong ngày giúp da khỏe mạnh hơn, ít nhạy cảm với nhiệt và ánh nắng hơn. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh có thể dần thuyên giảm.
  • Đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn hướng điều trị thích hợp với tình trạng bệnh và cơ địa cá nhân.

Ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường

Môi trường là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe làn da. Các nghiên cứu đã chứng minh, ánh mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da. Yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, khói bụi từ môi trường cũng có tác động trực tiếp đến tình trạng nổi mẩn ngứa ở mặt.

Dấu hiệu

  • Khi không khí chuyển lạnh, da mặt bị khô, ngứa, bong tróc, tía đỏ.
  • Khi không khí chuyển nóng bức, da mặt bị ửng đỏ, nổi mụn, ngứa, đau.
  • Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện cả ở những vùng da khác trên cơ thể như tay, chân, lưng…
Nắng nóng làm tổn thương da mặt
Nắng nóng làm tổn thương da mặt

Biện pháp khắc phục

  • Giữ ấm vào mùa lạnh: Hạn chế ra ngoài trời khi nhiệt độ quá thấp. Dùng kem dưỡng ẩm, tránh tình trạng hanh khô gây nứt nẻ da. Quàng khăn, đeo găng tay, đeo tất, mặc quần áo dài, dày, ấm áp vào mùa đông.
  • Giữ mát vào mùa hè: Dùng kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, mặc đồ thoáng mát vào mùa hè. Hạn chế đi ra ngoài vào những thời điểm nắng gắt. Mặc áo dài tay, che chắn cơ thể khi đi dưới ánh mặt trời.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất, các loại dược liệu giúp tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân từ môi trường.

Nổi mề đay

Mề đay là tình trạng da nổi mẩn đỏ ngứa do hệ miễn dịch xảy ra phản ứng quá mẫn với chất kích thích, làm nồng độ Histamin trong máu tăng cao bất thường. Nổi mề đay có thể xảy ra ở một số bộ phận như mặt, tay, chân, lưng, ngực hoặc toàn thân.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nổi mề đay ở mặt như rượu bia, thức ăn, thời tiết, côn trùng cắn, mỹ phẩm, thời tiết…

Biện pháp khắc phục

  • Xác định và cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn gây kích ứng. Thông thường, triệu chứng mẩn ngứa sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau đó.
  • Dùng các cây thuốc nam trong vườn nhà như lá trầu không, lá tía tô, lá trà xanh, lá ổi, lá khế để đun nước tắm giúp bệnh nhanh lành.
  • Nếu bệnh kéo dài không khỏi, đến cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng Histamin hay thuốc kháng viêm thích hợp cho từng bệnh nhân để cắt bệnh nhanh.

Yếu tố vệ sinh, làm đẹp

Các yếu tố vệ sinh và làm đẹp như rửa mặt, tẩy trang, trang điểm, chăm sóc da… có thể là nguyên nhân khiến làn da nhạy cảm bị kích ứng.

Nguyên nhân

  • Rửa mặt bằng các động tác kì cọ quá mạnh
  • Dùng khăn mặt trong thời gian dài không giặt
  • Dùng các sản phẩm tẩy trang, làm đẹp không hợp với da
  • Dùng các loại mỹ phẩm trôi nổi, hàng kém chất lượng

Mỹ phẩm trôi nổi, kém chất lượng gây nổi mẩn đỏ ngứa mặt

Dấu hiệu

  • Da mặt sưng, ửng đỏ
  • Mặt nổi mẩn đỏ ngứa, mọc mụn, viêm tấy
  • Nhiều trường hợp dùng kem trộn làm trắng da gặp phải tình trạng viêm da, nhiễm trùng da, da bị bong tróc, đau, nứt nẻ, chảy máu.

Biện pháp khắc phục

  • Thay đổi thói quen vệ sinh, thường xuyên thay, giặt khăn mặt, miếng rửa mặt.
  • Hạn chế đưa tay lên mặt
  • Dùng các sản phẩm mỹ phẩm chính hãng, chiết xuất tự nhiên, an toàn cho da.
  • Ngưng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da khi da xuất hiện dấu hiệu kích ứng.
  • Đến ngay cơ sở y tế khi gặp phải các triệu chứng bất thường trên da mặt để được khám, điều trị kịp thời.

Bệnh lý về chuyển hóa

Khi cơ thể mắc phải các bệnh lý về chuyển hóa gây ra tích tụ độc tố, rối loạn nội tiết. Biểu hiện ngoài da thành những bất thường như nổi mẩn đỏ ngứa. Da mặt là vùng da nhạy cảm nên thường là một trong những vùng da xuất hiện các dấu hiệu trên đầu tiên.

Cách khắc phục

Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế, tiến hành các xét nghiệm cần thiết mới xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khi bệnh lý được điều trị khỏi, các dấu hiệu mẩn ngứa ở mặt cũng tự khắc biến mất.

Đa số các trường hợp mặt nổi mẩn đỏ ngứa không gây đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, mặt là vùng da có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thẩm mỹ. Vì vậy, khi có dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở mặt, bạn nên thăm khám sớm, tránh bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH TẶNG BẠN ĐỌC

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan