Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mất ngủ tuổi trung niên không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Chuyên trang xin gửi tới bạn đọc những thông tin chi tiết về chứng khó ngủ ở độ tuổi này. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn để có sức khỏe toàn diện.

Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ tuổi trung niên

Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Một con số thống kê cho thấy, hầu hết những người ở độ tuổi trung niên rất khó duy trì giấc ngủ kéo dài 7-8 tiếng mỗi đêm. Những dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở độ tuổi này khá đa dạng, tùy vào thể trạng của mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết những triệu chứng này qua một số biểu hiện như sau:

Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ tuổi trung niên rất đa dạng
Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ tuổi trung niên rất đa dạng
  • Khó ngủ, mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, cố gắng nhắm mắt nhưng khó vào giấc
  • Thao thức, trằn trọc cả đêm nhưng không thể ngủ được
  • Hay bị tỉnh giấc vào giữa đêm và khó vào lại giấc
  • Thường tỉnh dậy sớm nhưng luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải
  • Cơ thể suy nhược, xanh xao, thiếu dinh dưỡng, sụt cân
  • Có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, không tập trung, nhớ nhớ quên quên

Mất ngủ tuổi trung niên nguyên nhân do đâu?

Các nguyên nhân mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở tuổi trung niên rất đa dạng, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các nguyên nhân thường gặp và dễ nhận biết về tình trạng mất ngủ tuổi trung niên bao gồm:

Mất ngủ tuổi 40 do thay đổi nội tiết tố

Bước vào giai đoạn tuổi trung niên, cả phụ nữ và nam giới đều có sự thay đổi nội tiết. Các chuyên ra cho rằng, đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở độ tuổi này.

Đối với nữ giới

Viện Y tế quốc gia Mỹ đã thống kê có khoảng 40% phụ nữ bước vào tuổi 40 sẽ bị rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hoạt động của não bộ, buồng trứng và tuyến yên suy yếu khiến các hormone nữ (estrogen, progesterone và testosterone) mất cân bằng. Dù không trực tiếp nhưng điều này khiến hầu hết phụ nữ tuổi trung niên gặp các triệu chứng về mất ngủ, khó ngủ.  

Với nam giới:

Các nhà nghiên cứu cho thấy,  nam giới ở độ tuổi trên 45 có khoảng 30% gặp tình trạng mãn dục. Nguyên nhân gây ra điều này là do testosterone trong máu bị suy giảm dưới mức bình thường. Chính bởi vậy mà khi bước vào độ tuổi này, các cơ quan thường bị suy giảm, không sản sinh ra testosterone, ảnh hưởng tới sinh lý và các vấn đề về sức khỏe. Điều này cũng gián tiếp gây nên chứng mất ngủ độ tuổi trung niên ở nam giới. 

Thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ tới các triệu chứng về mất ngủ ở độ tuổi trung niên. 

Việc ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng đồ ăn nhanh có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi trung niên
Việc ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng đồ ăn nhanh có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi trung niên
  • Ngủ trưa quá nhiều hoặc những giấc ngủ ngắn ban ngày sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
  • Sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, rượu bia… sau 12 giờ trưa gây ra tình trạng khó ngủ. Các chất cồn, nicotine và caffeine làm kích thích, gây ra sự hưng phấn trong não bộ khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. 
  • Bữa tối ăn nhiều hoặc sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu cũng là lý do khiến bạn trằn trọc, khó ngủ.

Áp lực từ công việc, cuộc sống

Ở độ tuổi trung niên, công việc và cuộc sống hàng ngày khiến bạn gặp áp lực. Từ đó, bạn thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, stress kéo dài. Tinh thần lo lắng, bồn chồn, hệ thần kinh bị căng thẳng là nguyên nhân khiến những người ở độ tuổi ngoài 40 bị mất ngủ.

Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Tuổi trung niên là độ tuổi dễ gặp nhiều bệnh lý về xương khớp, huyết áp, tim mạch, đường tiêu hóa… Đây chính là nguyên nhân gây gián đoạn, rối loạn giấc ngủ, không ngủ sâu giấc và thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm. 

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, mất ngủ ở tuổi trung niên còn xảy đến do một số yếu tố ngoại cảnh như: 

  • Có nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn trong phòng hoặc các khu vực lân cận
  • Nhiệt độ phòng quá thấp hoặc quá cao khiến nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng
  • Không gian ngủ chật chội, không thỏa mái

Mất ngủ tuổi trung niên nguy hiểm không?

Giấc ngủ đóng góp vai trò quan trọng trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của con người. Vậy nên, khi giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe suy yếu rất nhanh, kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: 

Teo não:

Thông tin trên tờ tạp chí Neuroscience của Mỹ đã chỉ ra rằng, mất ngủ kéo dài sẽ làm não mất đi khoảng 25% tế bào thần kinh. Não bị tổn thương do giấc ngủ không được đảm bảo sẽ rất khó phục hồi, tái tạo, gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – một trong những triệu chứng của suy giảm trí nhớ. 

Béo phì, tiểu đường:

Tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ tác động tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao, gây nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường. 

Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nếu mất ngủ kéo dài
Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nếu mất ngủ kéo dài

Mắc bệnh về tim mạch:

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mất ngủ kéo dài gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chuyên gia đã lý giải, những người bị thiếu ngủ sẽ có nồng độ hormone gây căng thẳng và các chất gây viêm trong máu cao. Đây chính là tác nhân chính gây ra các bệnh lý về tim mạch. 

Nguy cơ đột quỵ cao:

Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn tới não bộ và hệ thần kinh, khiến cơ thể mệt mỏi và hoạt động của các cơ quan bị trì trệ. Điều này khiến việc lưu thông máu trong não kém và là nguyên nhân gây nguy cơ đột quỵ. 

Trầm cảm:

Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ cho rằng, người bị mất ngủ có khả năng bị trầm cảm gấp 10 lần so với người bình thường. Việc rối loạn giấc ngủ sẽ làm thay đổi hoạt động của não, các chất hóa học thần kinh gây ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến người bệnh có nhiều suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng lo âu, hoang tưởng và dẫn tới trầm cảm. 

Phương pháp điều trị chứng mất ngủ tuổi trung niên

Khi chứng mất ngủ kéo dài mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến sức khỏe của bạn suy giảm nhanh chóng. Người bệnh cần phải cân nhắc tìm kiếm một phương pháp điều trị phù hợp.

Thuốc Tây y điều trị mất ngủ

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ ở người trung niên. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như: Zolpidem, Phenobarbital, Mirtazapine, Olanzapine, Diazepam, Bromazepam, Clonazepam… Chúng đều có khả năng kích thích giấc ngủ, giúp vào giấc nhanh hơn, sâu hơn và không bị tỉnh vào giữa đêm. 

Với tình trạng trạng mất ngủ khác nhau, bác sĩ sẽ lên đơn thuốc khác nhau cho người bệnh. Hãy làm theo những khuyến cáo và lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây chữa mất ngủ. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây quá nhiều sẽ gây nên những tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, suy nhược thần kinh. Chính vì vậy mà người bệnh không được mua thuốc theo cảm tính và chưa được bác sĩ lên đơn thuốc. 

Thuốc Đông y điều trị mất ngủ

Thực tế cho thấy, việc điều trị mất ngủ bằng Đông y sẽ an toàn hơn khi điều trị bằng Tây y. Các bài thuốc được chiết xuất từ thảo dược giúp kích thích cơn buồn ngủ, mang lại giấc ngủ ngon cho người bệnh. 

Bài thuốc Đông y chữa mất ngủ tuổi trung niên an toàn và hiệu quả
Bài thuốc Đông y chữa mất ngủ tuổi trung niên an toàn và hiệu quả

Một số loại thảo dược quen thuộc có trong các bài thuốc chữa mất ngủ của Đông y như sau: Cam thảo, viễn chí, bạch truật, sinh địa, chích thảo, toan táo nhân… Những thành phần này có tác dụng an thần, dưỡng tâm rất tốt. Người bệnh kiên trì sử dụng một thời gian sẽ thấy tác dụng rất rõ rệt.

Các phương pháp dân gian điều trị mất ngủ

Xa xưa ông cha ta đã có rất nhiều bài thuốc dân gian giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Đặc biệt những nguyên liệu này hoàn toàn đến từ tự nhiên, rất quen thuộc trong cuộc sống thường nhật. Vậy nên các bài thuốc này rất an toàn cho người bệnh khi sử dụng. 

  • Tâm sen: Các hoạt chất có trong tâm sen giúp an thần rất tốt, tác động và kích thích vào giấc ngủ của người bệnh. Không những vậy, chúng còn rất tốt cho những người bị thiếu máu và mắc những bệnh về tim mạch.
  • Hoa tam thất (panax pseudoginseng): Hoa của cây tam thất có tác dụng giảm triệu chứng mất ngủ, thích hợp với những người trung niên đã bị mất ngủ kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, nguyên liệu này còn hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm béo và giải độc… 
  • Lá dâu tằm: Phần lá dâu có vị ngọt, hơi đắng và có tính hàn. Ngoài tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc thì đây còn là một bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó tác động gián tiếp tới giấc ngủ, kích thích cơn buồn ngủ và giúp người bệnh vào giấc nhanh hơn.

Một số phương pháp cải thiện giấc ngủ tuổi trung niên

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc, người bệnh cần phải kết hợp với những phương pháp khác để việc điều trị chứng mất ngủ hiệu quả hơn.

  • Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp vào giấc nhanh hơn
  • Tạo không gian trong phòng ngủ thật thỏa mái, tắt hết điện và điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
  • Không sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ
  • Thư giãn cơ thể, giữ tâm trạng thật thỏa mái
  • Loại bỏ các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad ra khỏi giường ngủ
  • Tạo thói quen thức và ngủ đúng giờ để cơ thể không bị mệt mỏi
Thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ để vào giấc nhanh hơn
Thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ để vào giấc nhanh hơn

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới độc giả những thông tin về tình trạng mất ngủ tuổi trung niên. Hy vọng rằng, trên đây sẽ là nguồn tin bổ ích, giúp người bệnh có những phương pháp điều trị hiệu quả để có một sức khỏe toàn diện. 

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp
Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Mất ngủ là một trong những hiện tượng thường gặp trong thai kì, nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Kéo dài tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Trong thai kỳ việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng vì vó thể ảnh hưởng đến sức khỏe của...
Socola là đồ ăn cung cấp nhiều năng lượng, được nhiều người yêu thích. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng món ăn này gây ra tình trạng mất ngủ. Liệu có ăn socola có mất ngủ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. [caption id="attachment_14236" align="aligncenter" width="730"] Ăn socola có mất ngủ không là...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan