Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Mất ngủ trầm cảm là chứng rối loạn giấc ngủ và tâm lý thường gặp, xuất phát từ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh thường gặp khó khăn trong việc tìm đúng nguyên nhân và cách điều trị. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin tổng quan nhất tới quý bạn đọc, tránh tình trạng mất ngủ dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe.

Dấu hiệu mất ngủ dẫn đến trầm cảm không thể bỏ qua

Do áp lực từ công việc và cuộc sống, nhiều người bị mất ngủ dẫn đến trầm cảm, bất ổn tâm lý. Để tránh bệnh tiến triển nặng, bạn cần theo dõi và phát hiện sớm qua những biểu hiện dưới đây.

Cảnh giác với những dấu hiệu sớm của bệnh mất ngủ trầm cảm
Cảnh giác với những dấu hiệu sớm của bệnh mất ngủ trầm cảm
  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, có khi mất đến 2 – 3 giờ để ngủ
  • Giấc ngủ chập chờn, hay gặp ác mộng, không sâu và dễ bị tỉnh bởi những yếu tố nhỏ bên ngoài (tiếng động, ánh sáng…)
  • Thức giấc nhiều lần trong thời gian ngủ và khó ngủ trở lại
  • Thời gian ngủ không đảm bảo, chỉ khoảng 4 tiếng mỗi ngày
  • Thức dậy rất sớm vào buổi sáng và không thể ngủ trở lại dù cơ thể mệt mỏi
  • Cảm thấy uể oải, không có tinh thần và sức lực, đau đầu, chán ăn
  • Không tập trung, hay quên, khó ghi nhớ và suy giảm hứng thú với mọi việc
  • Rối loạn tâm lý, dễ cáu gắt, nổi nóng, tức giận vô cớ

Mối liên hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Theo các chuyên gia về sức khỏe, triệu chứng mất ngủ, khó ngủ và trầm cảm có mối liên hệ ràng buộc và tác động lẫn nhau, khiến bệnh khó điều trị dứt điểm. Người bệnh trầm cảm thường xuyên cảm thấy lo lắng, chức năng của não kém cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Kết quả từ nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, khoảng 80% những người bị trầm cảm thường xuyên cảm thấy khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ và phải phụ thuộc vào thuốc ngủ.

Những người bị mất ngủ thường cảm thấy rối loạn tâm lý, tăng nguy cơ trầm cảm
Những người bị mất ngủ thường cảm thấy rối loạn tâm lý, tăng nguy cơ trầm cảm

Ngược lại, mất ngủ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tâm lý, trầm cảm. Mất ngủ dẫn đến trầm cảm bị hình thành bởi nhiều yếu tố:

  • Stress, căng thẳng: Tình trạng mất ngủ triền miên sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, gia tăng sự lo âu và những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến trầm cảm.
  • Suy nhược thần kinh: Một giấc ngủ ngon, đảm bảo sẽ giúp cơ thể được thư giãn và tái tạo năng lượng. Vì vậy, tình trạng thường xuyên trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ gây ảnh đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược thần kinh và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, trầm cảm…
  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Lạm dụng các loại thuốc Tây y trong điều trị bệnh khó ngủ, mất ngủ cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có bệnh trầm cảm.

Điều trị mất ngủ trầm cảm như thế nào?

Muốn điều trị mất ngủ trầm cảm, người bệnh cần ưu tiên cải thiện giấc ngủ, khắc phục hiện tượng khó ngủ, ngủ không sâu, hay thức giấc.. nhằm hồi phục sức khỏe và giải tỏa những căng thẳng, áp lực. Bên cạnh đó, việc kết hợp dùng thêm thuốc Tây y (theo đơn kê của bác sĩ), thuốc Đông y hoặc các kinh nghiệm dân gian cũng giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Dùng thuốc Tây y theo đơn

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tâm lý và xét nghiệm định lượng hormone ở bệnh nhân mất ngủ trầm cảm để có phác đồ điều trị thích hợp. Các loại thuốc hay được dùng trong điều trị bệnh này thuộc 2 nhóm cơ bản là chống trầm cảm và an thần.

Nhóm thuốc chống trầm cảm:

Escitalopram, sertraline, paroxetine, imipramin… Các loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, chóng mặt, đau đầu, dễ nổi cáu và dễ dung nạp, ít tác dụng phụ (chủ yếu là đầu bụng, khó tiêu trong thời gian đầu).

Tuy nhiên, người bệnh cần dùng kiên trì ít nhất vài tuần để thấy tác dụng của thuốc. Do đó, đối với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc ngủ hoặc thuốc an thần hỗ trợ.

Nhóm thuốc an thần:

Trazodone, mirtazapine… Các loại thuốc này có tác động mạnh tới thần kinh, kích thích cảm giác buồn ngủ nhanh chóng nhưng cũng gây nhiều tác dụng phụ. Trong trường hợp sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc, người bệnh có thể bị lệ thuộc, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chán ăn, dễ kích động… Do đó, phần lớn người dùng thuốc này là những bệnh nhân mất ngủ nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài.

Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây y để tránh tác dụng phụ
Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây y để tránh tác dụng phụ

Các bài thuốc Đông y lành tính

Do mất ngủ và trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với nhau nên người bệnh nên ưu tiên điều hòa cơ thể, cân bằng âm dương, xoa dịu căng thẳng thần kinh… qua các bài thuốc Đông y dưới đây.

Bài thuốc an thần dưỡng tâm, trị suy nhược thần kinh: 20gr các loại rau má, lạc tiên; 16gr hắc táo nhân, 12gr các loại bạch linh, chi tử, đương quy, thục địa, viễn chí; 10gr phục phần; 24gr lá vông và 7 quả đại táo. Sắc thuốc theo tỷ lệ gia giảm phù hợp thể trạng bệnh, mỗi ngày uống 2 lần.

Bài thuốc an thần, thanh hỏa: 16gr các loại thục địa, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, thạch hộc; 12gr các loại chi tử, tri mẫu; 10gr đan bì và cam thảo; 24gr rau má; 40gr thân cây mía. Sắc thuốc theo tỷ lệ gia giảm phù hợp thể trạng bệnh, mỗi ngày uống 3 lần.

Bài thuốc trị âm hư hỏa vượng: 16gr các loại thục địa, chi tử, ngưu tất, mạch môn, thiên môn; 12gr phục thần; 10gr các loại nhân sâm, bá tử nhân, huyền sâm; 4gr sừng tê giác; 20gr đương quy và hắc táo nhân; 24gr các loại tang diệp, lá vông; 40gr thân cây mía. Sắc thuốc theo tỷ lệ gia giảm phù hợp thể trạng bệnh, mỗi ngày uống 3 lần.

Mẹo dân gian hỗ trợ an thần, chữa mất ngủ và trầm cảm

Nhờ công dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ dẫn đến trầm cảm hiệu quả, lành tính, nhiều bài thuốc dân gian được người bệnh tin dùng thay cho các thuốc Tây y nhiều tác dụng phụ.

  • Tâm sen: Từ xa xưa, tâm sen (tim sen) đã được xem như một bài thuốc đặc trị khó ngủ với tác dụng an thần, giảm lo lắng, căng thẳng. Những người mất ngủ dẫn đến trầm cảm nên uống trà tâm sen hàng ngày hoặc kết hợp thêm các món ăn từ tâm sen, hạt sen.
  • Ngọn hoặc lá lạc tiên: Món canh được chế biến từ lá và ngọn lạc tiên tươi sẽ giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả và bổ sung chất xơ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Trà hoa cúc, trà nhài: Sử dụng các loại trà hoa cúc La Mã hoặc trà hoa nhài hàng ngày đều có tác dụng an thần, xoa dịu thần kinh, từ đó khắc phục chứng khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm.

Phòng ngừa mất ngủ dẫn đến trầm cảm

Bệnh mất ngủ trầm cảm thường rất khó điều trị và dễ tái phát. Vì vậy, người bệnh cần chủ động phòng ngừa, xây dựng thói quen sinh hoạt và cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe bằng những biện pháp sau:

  • Hình thành thói quen đi ngủ sớm và thức dậy vào một giờ cố định buổi sáng, giấc ngủ buổi trưa không quá 60 phút.
  • Không sử dụng ipad, máy tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác trước giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, massage, tắm nước ấm hoặc ngâm chân bằng thảo dược và gừng.
Bổ sung nhiều rau xanh và nhóm thực phẩm giàu vitamin B6 giúp cải thiện giấc ngủ
Bổ sung nhiều rau xanh và nhóm thực phẩm giàu vitamin B6 giúp cải thiện giấc ngủ
  • Bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin B6, omega-3 cùng các khoáng chất thiết yếu như magie, canxi, chất xơ…
  • Hạn chế ăn khuya và tránh dùng các loại đồ uống có chứa chất kích thích, đồ ăn nhiều đường, khó tiêu vào buổi tối. Các loại trà thảo dược hay một cốc sữa ấm vào buổi tối sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
  • Xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc thời điểm trước khi đi ngủ 1 tiếng. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, đi bộ, dưỡng sinh… sẽ giúp thư giãn cơ thể, giảm mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng mất ngủ dẫn đến trầm cảm.
  • Cố gắng duy trì trạng thái cảm xúc ổn định trước giờ đi ngủ, tránh tâm lý quá hưng phấn hay căng thẳng, lo lắng
  • Đảm bảo không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh và dễ chịu với nhiệt độ phù hợp, không có ánh sáng gắt.

Hy vọng, với những thông tin từ bài viết trên, bạn đã hiểu rõ mối liên hệ cũng như dấu hiệu, nguyên nhân của mất ngủ và trầm cảm. Nhìn chung mất ngủ trầm cảm là chứng bệnh dễ gặp ở người trẻ trong cuộc sống hiện đại và rất khó điều trị. Vì vậy, bạn cần chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh để được thăm khám, tư vấn bởi các chuyên gia y tế.

Câu hỏi thường gặp
Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Mất ngủ là một trong những hiện tượng thường gặp trong thai kì, nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Kéo dài tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Trong thai kỳ việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng vì vó thể ảnh hưởng đến sức khỏe của...
Socola là đồ ăn cung cấp nhiều năng lượng, được nhiều người yêu thích. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng món ăn này gây ra tình trạng mất ngủ. Liệu có ăn socola có mất ngủ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. [caption id="attachment_14236" align="aligncenter" width="730"] Ăn socola có mất ngủ không là...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Mất Ngủ Trầm Cảm bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan