Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mất ngủ kéo dài là tình trạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ đủ giấc. Mất ngủ, khó ngủ xảy ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý. Việc tìm ra nguyên nhân chính xác là yếu tố tiên quyết để trị bệnh trúng đích. 

Hiện tượng mất ngủ kéo dài là gì?

Mất ngủ là tình trạng người bệnh gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Theo thống kê, cứ 5 người trưởng thành bị mất ngủ thì có 1 người sẽ bị mất ngủ kéo dài. Mất ngủ có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào tuy nhiên phổ biến nhất là phụ nữ, người cao tuổi, người học tập, làm việc căng thẳng. Tình trạng mất ngủ có thể kéo dài vài ngày, vài tuần thậm chí suốt nhiều năm.

Mất ngủ kéo dài là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ
Mất ngủ kéo dài là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ

Phân loại mất ngủ dựa theo tần suất và thời gian bị mất ngủ. Trong đó:

  • Mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) là tình trạng mất ngủ xảy ra từ 1 – 3 đêm,  kéo dài trong vài tuần.
  • Mất ngủ kéo dài (mất ngủ mãn tính) là tình trạng mất ngủ liên tục nhiều hơn 3 lần 1 tuần và kéo dài hơn 1 tháng hoặc nhiều hơn.

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Đồng thời, tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: tim mạch, tổn thương hệ thống thần kinh hoặc một số bệnh lý mãn tính khác.

Nguyên nhân mất ngủ kéo dài là gì?

Mất ngủ kéo dài xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây mất ngủ góp phần giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ triền miên nhiều ngày bao gồm:

  • Gặp căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mất ngủ triền miên.
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê thường xuyên khiến hệ thần kinh bị hưng phấn quá độ dẫn tới rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ.
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài trầm trọng
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài trầm trọng
  • Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp, corticoid,… có thể gây khó ngủ, mất ngủ thường xuyên và kéo dài.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ, công trình đang thi công khiến giấc ngủ không được trọn vẹn, lâu dần gây khó đi vào giấc ngủ.
  • Do một số bệnh lý mãn tính với các triệu chứng kéo dài thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó ngủ. Một số bệnh lý gây mất ngủ kéo dài bao gồm: đái tháo đường, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Mất ngủ triền miên và những biểu hiện điển hình

Biểu hiện lâm sàng của người bị mất ngủ kéo dài thường khá đa dạng tùy theo độ tuổi cũng như nguyên nhân gây bệnh. Một số triệu chứng để dễ dàng phát hiện bệnh bao gồm:

Rất dễ dàng nhận biết bệnh mất ngủ kéo dài
Rất dễ dàng nhận biết bệnh mất ngủ kéo dài
  • Mất ngủ triền miên nhiều ngày liên tục, thao thức mãi không thể chợp mắt
  • Giấc ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc nửa đêm và rất khó ngủ lại
  • Ngủ muộn và tỉnh dậy rất sớm
  • Cơ thể luôn thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu vào sáng hôm sau
  • Tinh thần luôn căng thẳng và lúc nào cũng cảm thấy mình chưa được ngủ

Tác hại của mất ngủ kéo dài

Chứng mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần cũng như thể chất của người bệnh. Người thường xuyên bị mất ngủ triền miên sẽ phải đối mặt với những hệ lụy nguy hiểm như:

Suy giảm khả năng miễn dịch

Nếu bạn thường xuyên bị cảm cúm nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề giấc ngủ của bạn. Thiếu ngủ, thường xuyên mất ngủ có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch; kìm hãm sự hoạt động, phát triển của tế bào giết tự nhiên; tăng 36% nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Bị mất ngủ kéo dài có thể suy giảm hệ miễn dịch
Bị mất ngủ kéo dài có thể suy giảm hệ miễn dịch

Mất ngủ triền miên gây béo phì

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ngủ ít hơn 5 tiếng/ ngày tăng nguy cơ béo phì thêm 50%. Lý giải về điều này các chuyên gia cho biết: khi thiếu ngủ, nồng độ leptin sẽ giảm, tăng nồng độ ghrelin (hormone kích thích cơn đói). Vì thế bạn sẽ cảm thấy muốn ăn và thích ăn đồ mặn, ngọt – thực phẩm gây béo phì, tăng cân nhanh.

Rối loạn tâm lý, tổn thương thần kinh

Chỉ cần thiếu ngủ 1 đêm bạn đã có thể cáu kỉnh, bực tức vào ngày hôm sau. Nếu mất ngủ kéo dài nhiều ngày liên tục có thể khiến người bệnh bị rối loạn tâm lý, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ thêm 33%.

Trầm cảm mất ngủ kéo dài

Một số trường hợp mất ngủ lâu ngày mà không tìm được phương pháp điều trị dứt điểm dần rơi vào trạng thái trầm cảm, sợ giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thậm chí trường hợp nặng hơn có thể tự cô lập và tự làm hại bản thân.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu khoa học cho thấy người bị thiếu ngủ, ngủ ít hơn 5 tiếng/ ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần. Giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mất ngủ triền miên liên quan đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đồng thời tăng nồng độ các chất liên quan đến quá trình viêm – tăng gánh nặng cho tim. Bởi vậy, các nghiên cứu chỉ rõ người bị mất ngủ dài ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch thêm 48%.

Khi bị mất ngủ kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch
Khi bị mất ngủ kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch

Giảm khả năng sinh sản

Thiếu ngủ, mất ngủ ở cả nam giới và nữ giới được xem là một trong những nguyên nhân khiến thụ thai gặp khó khăn.

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài ở trẻ em còn gây ra những tác động tiêu cực khác như:

  • Giảm trí nhớ, học tập sa sút
  • Suy nghĩ tiêu cực, tăng nguy cơ tham gia nhóm hành vi nguy hiểm, chống đối xã hội
  • Tăng trưởng kém, thể chất trì trệ.

Có thể thấy tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Thậm chí một vài trường hợp công việc, học tập, mối quan hệ sẽ bị đảo lộn nếu bị mất ngủ triền miên đeo bám. Do vậy, ngay sau khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ người bệnh nên chủ động tới cơ sở y tế thăm khám để điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán mất ngủ kéo dài

Tại các cơ sở y tế, các y bác sĩ sẽ tùy theo biểu hiện lâm sàng cùng nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp. Bao gồm:

Những phương pháp chẩn đoán mất ngủ kéo dài
Những phương pháp chẩn đoán mất ngủ kéo dài
  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể: Nếu mất ngủ triền miên không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra sức khỏe tổng thể. Thông qua các vấn đề sức khỏe, bác sĩ sẽ tìm được chính xác nguyên nhân. Một vài trường hợp sẽ được chỉ định tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra vấn đề về tuyến giáp và một số tình trạng liên quan.
  • Kiểm tra thói quen ngủ: Các bác sĩ có thể đưa ra bảng hỏi gồm một số câu hỏi liên quan tới thói quen ngủ để xác định kiểu ngủ cũng như một số vấn đề liên quan khác. Người bệnh có thể được giữ một cuốn sổ theo dõi giấc ngủ trong vòng 2 tuần.
  • Nghiên cứu giấc ngủ: Một số trường hợp bác sĩ chỉ định người bệnh nên ở lại bệnh viện để thực hiện nghiên cứu giấc ngủ qua các thiết bị chuyên dụng. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện để ghi lại sóng não, nhịp tim, hơi thở, cứ động mắt. Từ đó chẩn đoán đúng nguyên nhân, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tư vấn điều trị chứng mất ngủ kéo dài

Điều trị mất ngủ kéo dài thường gặp nhiều khó khăn đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và lựa chọn phương pháp đúng người, đúng bệnh. Trên thực tế sẽ có 3 phương pháp để điều trị bao gồm:

Trị mất ngủ trầm trọng bằng thuốc Tây

Khi bị mất ngủ, người bệnh thường có thói quen tìm tới thuốc Tây để xử lý. Thuốc ngủ với ưu điểm giúp tạo những cơn buồn ngủ nhanh chóng ngay khi dùng thuốc nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và liệu trình của bác sĩ chuyên môn.

Uống thuốc Tây để ngủ cẩn trọng với tác dụng phụ
Uống thuốc Tây để ngủ cẩn trọng với tác dụng phụ

Một số loại thuốc ngủ được kê trong toa đơn bao gồm:

  • Thuốc Zolpidem và Zaleplon được kê trong trường hợp hay tỉnh giấc nửa đêm
  • Trường hợp người bệnh trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc an thần có tác dụng tạm thời như: Zaleplon, Ramelteon, Zolpidem,…
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thêm thuốc đồng vận melatonin, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc kháng histamine H1 ( Diphenhydramin)

Lưu ý: Sử dụng thuốc Tây chỉ có tác dụng gây ngủ tạm thời. Người bệnh nếu lạm dụng quá nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc chứng bệnh rối loạn tâm trí, sa sút tinh thần, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể. Đặc biệt tình trạng nghiện thuốc, phụ thuộc thuốc, sẽ không thể ngủ được nếu không uống thuốc.

Áp dụng một số bài thuốc dân gian trị mất ngủ kéo dài tại nhà

Người bị mất ngủ lâu ngày có thể lưu lại một số mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để dễ dàng đi vào cơn ngủ như:

  • Uống trà tâm sen: Sử dụng 1 nắm tâm sen, sao vàng để khử độc. Hàng ngày hãm tâm sen uống thay trà.
  • Sử dụng mật ong: Người bệnh có thể uống 1 cốc mật ong pha cùng nước ấm trước khi đi ngủ 1 tiếng để thư giãn đầu óc, giải độc cơ thể. Hoặc cũng có thể thêm hoa nhài, tam thất, bạc hà vào nước mật ong để tăng thêm hiệu quả.
  • Cây lạc tiên: Lấy ngọn hoặc lá non của cây lạc tiên đem rửa sạch sau đó sử dụng như một món rau ăn hàng ngày. Sắc 15g lạc tiên khô sắc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Bài thuốc Đông y trị mất ngủ từ gốc, an toàn và hiệu quả

Theo YHCT, tình trạng mất ngủ xảy ra do cơ thể bị nhiễm tà khí bên ngoài dẫn đến suy giảm chức năng ngũ tạng, tinh huyết không đủ gây mất cân bằng âm dương, tinh thần không được ổn định. Các bài thuốc Đông y chú trọng đi sâu vào bên trong cơ thể đào thải toàn bộ độc tố, đồng thời bồi bổ cơ thể tăng cường sức khỏe giúp thể trạng ổn định cả trong lẫn ngoài, ngăn bệnh tái phát.

Thành phần thảo dược trong bài thuốc Đông y giúp tăng cường trao đổi oxy cùng các dưỡng chất, vitamin nuôi dưỡng thần kinh rất tốt. Một số vị thuốc chủ trị mất ngủ bao gồm: tâm sen, củ lạc tiên, lá vông, củ bình vôi,…

Đông y chữa mất ngủ từ gốc, ngăn bệnh tái phát
Đông y chữa mất ngủ từ gốc, ngăn bệnh tái phát

Tùy theo thể trạng, thể bệnh mỗi người các bác sĩ sẽ thay đổi thành phần thuốc sao cho phù hợp. Tuy nhiên vẫn cần tuân thủ theo cơ chế dưỡng tâm, an thần, tăng cường thể trạng cho bệnh nhân.

  • Bài thuốc Ôn đởm thang: Với sự góp mặt của các vị thuốc gồm quất hồng bì, phục linh, bán hạ mỗi vị 12g; cam thảo 6g; chỉ thực 8g. Đem thang thuốc sắc, chắt nước cốt chia đều 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc Quy tỳ thang: Phù hợp điều trị chứng mất ngủ trầm trọng cho người cao tuổi, phụ nữ sau sinh. Thành phần bài thuốc bao gồm: Viễn chí, phục thần, bạch truật, long nhãn,… Đem thuốc sắc uống mỗi ngày 2 lần, dùng khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc Định tâm An thần thang: Gồm 2 nhóm thuốc nhỏ chủ trị mất ngủ trong Đông y: Nhóm Trừ tà và Phục chính vừa đi sâu loại bỏ tác nhân gây nhiễu loạn thần trí, vừa có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng cho người bệnh. Bài thuốc tác động mạnh mẽ vào tâm, can, tỳ, trí điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ kéo dài.

Một số phương pháp cải thiện mất ngủ lâu ngày khác

Song song với việc sử dụng thuốc, người bị mất ngủ trầm trọng có thể áp dụng thêm một số liệu pháp điều trị sau đây:

  • Thư giãn: Một số trường hợp, để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ người bệnh chỉ cần hạn chế căng thẳng, giúp não bộ thư giãn. Các bác sĩ đưa ra một số biện pháp tại nhà bao gồm: đọc sách, ngồi thiền, yoga,… Người bệnh nếu thường xuyên bị stress, căng thẳng có thể tìm gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn cụ thể.
  • Tập thể dục: Duy trì thói quen thể dục mỗi ngày 20 – 30 phút, đều đặn 3 – 4 lần mỗi tuần cũng là cách hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ.
  • Thay đổi môi trường ngủ: Bạn nên tạo không gian phòng ngủ thoáng đãng, yên tĩnh. Để nhiệt độ phòng vừa phải, cách ly hoàn toàn với tiếng ồn.

Một số biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa mất ngủ kéo dài

Để tránh mất ngủ kéo dài, việc thiết lập, xây dựng thói quen khoa học, lành mạnh là điều cần thiết. Một số lưu ý mà chúng ta cần ghi nhớ để có được giấc ngủ trọn vẹn, đủ giấc bao gồm:

  • Luôn suy nghĩ tiêu cực: Để dễ ngủ, ngủ ngon trước tiên đầu óc phải được thư giãn. Khi đi ngủ bạn hãy gạt bỏ những áp lực, lo lắng về cuộc sống.
  • Tránh sử dụng caffein, nicotine, rượu vào cuối ngày: Đây đều là chất kích thích có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài.
Hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng để có một giấc ngủ trọn vẹn
Hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng để có một giấc ngủ trọn vẹn
  • Tránh ăn quá no, các bữa ăn lớn: Ăn quá no, thu nạp hàm lượng dinh dưỡng lớn vào buổi tối, đặc biệt gần giờ đi ngủ là nguyên nhân gây khó ngủ. Một bữa ăn nhẹ vào buổi tối sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon hơn.
  • Áp dụng quy tắc 20 phút: Sau 20 phút trằn trọc không thể ngủ, hãy đứng dậy và ra khỏi giường. Bạn có thể đọc sách hoặc làm điều gì đó không quá kích thích đến khi cảm thấy cơn buồn ngủ kéo đến.

Tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện người bệnh cần kiên trì và lựa chọn đúng phương pháp chữa trị. Tốt nhất hãy chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp
Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ là một trong những hiện tượng thường gặp trong thai kì, nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Kéo dài tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Trong thai kỳ việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng vì vó thể ảnh hưởng đến sức khỏe của...
Socola là đồ ăn cung cấp nhiều năng lượng, được nhiều người yêu thích. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng món ăn này gây ra tình trạng mất ngủ. Liệu có ăn socola có mất ngủ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. [caption id="attachment_14236" align="aligncenter" width="730"] Ăn socola có mất ngủ không là...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Mất ngủ kéo dài bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan