Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mẩn ngứa ở trẻ khiến bé quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ từ đó ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển. Mẹ đang lo lắng không biết nên làm như thế nào. Cùng theo dõi bài viết của tapchidongy.org để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và cách thức phòng tránh tái phát mẩn ngứa cho bé yêu.

Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ

Cơ thể trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, chức năng miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Sức đề kháng của trẻ yếu. Các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm mốc, sự thay đổi của môi trường, thức ăn, đồ uống… có thể dễ dàng xâm nhập, gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa.

Trẻ bị mẩn ngứa mề đay

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa thể phản ứng chính xác với mọi kích thích. Khi gặp kích thích, hệ miễn dịch sản sinh lượng Histamin quá lớn, vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể, gây nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ.

man-ngua-o-tre
Mẩn ngứa mề đay xuất hiện khi cơ thể sản sinh lượng Histamin vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể

Mẩn ngứa mề đay ở trẻ có thể gây ngứa từ âm ỉ đến dữ dội. Một số triệu chứng có thể đi kèm như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ngứa rát cổ họng, sốt. Có nhiều tác nhân dị ứng có thể gây mề đay cho trẻ: Các sản phẩm vệ sinh da, thực phẩm, côn trùng, hóa chất, lông động vật, nấm mốc, thời tiết...

Lương y Tuấn cho hay, tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường mỗi ngày đều tiếp nhận tư vấn từ xa, thăm khám, hỗ trợ cho hàng chục trường hợp trẻ nhỏ bị mề đay mẩn ngứa, dị ứng da.

Trẻ bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở trẻ sơ sinh, bệnh còn gọi là chàm sữa. Da nổi nhiều nốt sẩn li ti, ửng đỏ, gây ngứa, có thể kèm theo bong tróc.

Viêm da dị ứng có thể kéo dài trong vài năm. Khi trẻ lên 5-6 tuổi, bệnh có thể tự biến mất. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh kéo dài tới tuổi trưởng thành.

Giai đoạn đầu bị bệnh, da trẻ nhỏ thường trở nên khô, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Ở giai đoạn tiếp theo, da bắt đầu bong tróc. Các biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm có thể xảy ra nếu trẻ không được điều trị kịp thời.

Trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng da liễu rất phổ biến ở trẻ. Khi bị rôm sảy, trên da trẻ bị nổi mẩn đỏ có kích thước nhỏ, gây ngứa. Tình trạng này xuất hiện khi trẻ bị nóng trong, tuyến mồ hôi bài tiết nhiều mà cơ thể không được vệ sinh thường xuyên, gây bít tắc lỗ chân lông.

man-ngua-o-tre
Rôm sảy là tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ rất phổ biến

Các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện nhiều tại các vị trí như trán, lưng, ngực và bẹn.

Mắc bệnh lý về da

Vảy nến, lupus ban đỏ, viêm da cơ địa cũng có thể là những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ. Triệu chứng này kéo dài, tái phát nhiều lần, dai dẳng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính khó chữa trị.

Bị côn trùng đốt

Đa số các loài côn trùng đều có cơ chế tự vệ là tiết nọc độc khi cắn. Nếu trẻ không may bị côn trùng đốt chất độc sẽ theo vết cắn vào da, gây nên tình trạng mẩn ngứa.

Mẩn ngứa ở trẻ có nguy hiểm không?

Đa số trẻ bị mẩn ngứa đều là tình trạng cấp tính do dị ứng tiếp xúc, rôm sảy, côn trùng cắn... Mẩn ngứa có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, mẩn ngứa có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Dù không phổ biến, song vẫn có những trường hợp mẩn ngứa hình thành do các bệnh lý cấp tính, mãn tính về da có mức độ nguy hiểm hay ảnh hưởng cao. Khi phát hiện sớm vấn đề, bác sĩ sẽ có nhiều cơ hội đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất cho bé.

Bởi vậy, phụ huynh không nên chủ quan trước bất kỳ bất thường nào xuất hiện ở bé.

Khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế

Phụ huynh lưu ý quan sát triệu chứng bệnh, khi thấy trẻ có các biểu hiện:

man-ngua-o-tre
Bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khi mẩn ngứa đi kèm các triệu chứng bất thường

  • Mẩn ngứa lan ra các vùng da mặt, tay, chân
  • Mẩn ngứa đi kèm mủ trắng li ti trên da
  • Mẩn ngứa đi kèm tình trạng sốt
  • Trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, mất ngủ
  • Mẩn ngứa kéo dài không khỏi
  • Mẩn ngứa tái phát thường xuyên

Phòng tránh tái phát mẩn ngứa ở trẻ

Sau khi quá trình điều trị kết thúc, để tránh mẩn ngứa ở trẻ tái phát, phụ huynh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tránh tác nhân gây kích ứng
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sau khi điều trị khỏi
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát
  • Vận động giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy trao đổi chất
  • Ăn uống khoa học, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ

Cách trị mẩn ngứa ở trẻ em

Căn cứ vào nguyên nhân gây mẩn ngứa, mức độ nghiêm trọng của mẩn ngứa, bố mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Có 3 hướng chính trong điều trị bệnh bao gồm:

Chữa mẩn ngứa ở trẻ bằng Tây y

Nếu trẻ gặp phải tình trạng mẩn ngứa nặng, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám, đưa ra hướng điều trị phù hợp. Một số loại thuốc bác sĩ da liễu có thể chỉ định để điều trị mẩn ngứa cho trẻ như:

  • Thuốc kháng Histamin làm bất hoạt hormone Histamin, đưa nồng độ Histamin trong máu về ngưỡng an toàn
  • Thuốc chống viêm Corticoid được dùng trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp thuốc kháng Histamin
  • Thuốc kháng sinh giúp chống viêm nhiễm
  • Thuốc bôi giảm ngứa giúp giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân
  • Kem dưỡng ẩm giúp xây dựng lớp màng bảo vệ cho da, thúc đẩy phục hồi vùng da bị thương tổn

Thuốc tân dược có tác dụng nhanh, hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe sau này. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị mẩn ngứa cho trẻ.

Dùng mẹo dân gian

Dùng mẹo dân gian trị mẩn ngứa ở trẻ có ưu điểm lớn nhất là an toàn, không có tác dụng phụ. Dược liệu từ các mẹo chữa mẩn ngứa đều là các loại cây lá trong vườn nhà: trầu không, trà xanh, lá khế, mướp đắng, tía tô...

Các loại dược liệu quý dùng trị mẩn ngứa cho trẻ

Các loại lá trên đều có tác dụng kháng viêm nhẹ, giúp giảm sưng tấy, giảm ngứa. Các chất chống oxy hóa, vitamin trong lá, quả có khả năng phục hồi tổn thương trên da.

  • Lá khế tính bình, hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng, ngứa, lợi tiểu, giúp bài độc, thanh lọc cơ thể.
  • Lá tía tô chứa Furan, Aldehyde, Xeton có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa phản ứng dị ứng trong cơ thể. Lượng vitamin C dồi dào trong lá tía tô giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da.
  • Lá trầu không tính ấm, có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm gây hại. Trong trầu không còn chứa nhiều chất béo, protein và các loại vitamin có lợi cho sức khỏe.
  • Lá trà xanh tính mát, lợi tiểu, chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa EGCG, polyphenol, flavonoid, vitamin C. Dùng lá trà xanh giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng, phục hồi vùng da bị tổn thương do mẩn ngứa.

Biện pháp thực hiện

Tắm nước lá: Các loại cây có thể sử dụng: Lá khế, lá tía tô, lá trầu không, lá trà xanh, lá và quả mướp đắng, lá ổi. Bạn có thể lựa chọn 1 trong các loại lá trên hoặc đồng thời kết hợp một vài loại.

man-ngua-o-tre
Tắm nước lá giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa ở trẻ

Cách thức thực hiện

  • Bước 1: Đem nguyên liệu mà bạn có đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra, để ráo.
  • Bước 2: Đun sôi 2 lít nước, cho dược liệu vào đun tiếp trong 3-5 phút.
  • Bước 3: Cho thêm 1 muỗng muối ăn vào hòa tan.
  • Bước 4: Pha nước lá cùng nước sạch để thu được nước tắm có nhiệt độ 32-36 độ C.

Tắm nước lá mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh khỏi hẳn.

Đắp dược liệu lên vùng da bị mẩn ngứa: Các loại dược liệu có thể dùng: Lá khế, lá trầu không, lá mướp đắng, gừng tươi

Cách thức thực hiện

  • Bước 1: Đem dược liệu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút, rửa lại rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Đem dược liệu giã nát cùng vài hạt muối biển sạch
  • Bước 3: Rửa sạch vùng da bị nổi mẩn bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Bước 4: Đắp trực tiếp dược liệu đã giã nát lên da trong 10-15 phút
  • Bước 5: Rửa sạch bằng nước ấm rồi lau khô

Uống nước đun từ cây thuốc nam: Các loại dược liệu có thể dùng: Lá trà xanh, lá rau má, lá khế

  • Bước 1: Rửa sạch dược liệu, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút, rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo
  • Bước 2: Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho dược liệu vào đun tiếp trong 3-5 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Để nguội, chia thành nhiều phần nhỏ uống trong ngày.

Uống mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh khỏi hẳn

Dùng cây thuốc nam trị mề đay, tuy an toàn, tiết kiệm nhưng cũng có những hạn chế riêng. Cây thuốc nam chỉ có thể hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, chứ không thể giải quyết triệt để căn nguyên bệnh. Dược tính tác dụng chậm nên cần kiên trì thực hiện mỗi ngày mới thấy hiệu quả điều trị mẩn ngứa ở trẻ.

Lưu ý trong chăm sóc trẻ bị nổi mẩn ngứa

Tránh để trẻ gãi mạnh

Gãi là phản ứng bản năng của cơ thể khi bị ngứa. Việc gãi mạnh có thể gây trầy xước, tạo thành các vết thương hở tại vùng da bị nổi mẩn ngứa.

Các loại vi khuẩn, vi nấm có thể xâm nhập dễ dàng qua các vết thương hở gây nên tình trạng nhiễm trùng da, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Sau khi mẩn ngứa khỏi rồi, các vết thương này có thể để lại sẹo, thâm gây mất thẩm mỹ.

Cho trẻ mặc đồ thoáng mát

Mồ hôi là một trong những tác nhân lớn gây ra tình trạng mẩn ngứa ở trẻ. Phụ huynh nên chọn quần áo làm từ cotton thấm hút mồ hôi, kích cỡ vừa phải. Đồ thoáng mát vừa giúp trẻ dễ vận động, vừa giúp mồ hôi dễ thoát ra ngoài.

Không tắm quá nhiều lần trong ngày

Mỗi ngày chỉ nên tắm, lau người cho trẻ 1-2 lần. Dùng nước ấm tắm cho trẻ trong 5 phút ở nơi kín gió. Tắm quá nhiều lần làm ảnh hưởng đến độ ẩm tự nhiên, giết chết cả những lợi khuẩn trên da.

Dùng khăn bông sạch, lau không người ngay sau khi tắm.

Hạn chế dùng sữa tắm

Không dùng các sản phẩm sữa tắm có mùi thơm, tẩy rửa mạnh cho bé đang bị mẩn ngứa. Khi bé đang bị mẩn ngứa, làn da càng trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Thành phần hóa học tạo mùi, tẩy rửa có thể khiến tình trạng mẩn ngứa nghiêm trọng hơn.

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Nhiệt độ từ 25-28 độ C, độ ẩm 60% là điều kiện phòng thích hợp nhất cho trẻ. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều có khả năng gây ra tình trạng mẩn ngứa ở trẻ hoặc khiến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trở nên dữ dội hơn.

Vệ sinh môi trường sống thường xuyên để tránh tạo thành nơi trú ngụ cho các loài côn trùng, vi khuẩn, nấm. Trẻ em hiếu động, thường xuyên tò mò, cần đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ tự do khám phá mà vẫn an toàn.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ cần chú ý, không sử dụng những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…

man-ngua-o-tre
Mẹ đang cho con bú cần lưu ý chế độ ăn của mình để trẻ bị nổi mẩn ngứa nhanh hồi phục

Bổ sung thực phẩm tính mát như rau xanh, củ quả tươi, trà xanh... có tác dụng thanh lọc cơ thể vào thực đơn cho trẻ. Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, khó tiêu hóa.

Đa phần mẩn ngứa ở trẻ không nguy hiểm nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Dù vậy, bố mẹ cũng không được quá chủ quan. Cần chú trọng chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ, tìm nguyên nhân bệnh, theo dõi sát triệu chứng bệnh và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Danh sách huyệt đạo tham khảo
Danh sách dược liệu tham khảo

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Mẩn Ngứa Ở Trẻ bằng YHCT


Bài viết liên quan