Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tay, chân, cổ, lưng và ngực bị mẩn ngứa mụn nước bất thường, đó là biểu hiện bệnh gì? Hiểu rõ về tình trạng này là bước đầu tiên để tìm ra hướng điều trị phù hợp và nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống.

Da mẩn ngứa mụn nước là bệnh gì?

Tình trạng mẩn ngứa mụn nước trên da là biểu hiện thường thấy ở một số bệnh da liễu. Nó khiến người bệnh bị kích thích thần kinh, tăng nhu cầu cào, gãi liên tục. Do vậy, làm cho bệnh nhân khó chịu, mất tự tin và gặp khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống thường ngày.

Da nổi mẩn ngứa mụn nước thường là biểu hiện ở giai đoạn đầu của nhiều bệnh lý về da như zona, thủy đậu, viêm da tiếp xúc…

Nổi mẩn ngứa và mụn nước cảnh báo bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa và mụn nước cảnh báo bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh

  • Dị ứng: Hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân dị ứng (dị ứng thức ăn, thuốc men, mỹ phẩm, công trùng đốt…), giải phóng histamine gây mẩn ngứa, nổi mề đay, phù nề và mụn nước.
  • Nhiễm trùng: Virus (herpes, thủy đậu), vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da, kích hoạt phản ứng viêm và hình thành mụn nước.
  • Bệnh da liễu: Rối loạn hệ miễn dịch do các bệnh da liễu như Eczema, viêm da cơ địa, ghẻ, bệnh pemphigus… khiến chức năng da suy yếu dẫn đến tình trạng viêm da, mẩn ngứa và mụn nước.
  • Côn trùng đốt: Nọc độc của côn trùng (muỗi, kiến ba khoang, ong…) gây kích ứng da, dẫn đến mẩn ngứa, sưng tấy và nổi mụn nước.
  • Tác nhân khác: Da tiếp xúc với hóa chất độc hại, ma sát, ánh nắng mặt trời… gây kích ứng, tổn thương da và dẫn đến mẩn ngứa mụn nước.

Yếu tố nguy cơ

  • Tiền sử dị ứng: Người có cơ địa dị ứng dễ bị mẩn ngứa mụn nước hơn khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng.
  • Hệ miễn dịch yếu: Người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính… có hệ miễn dịch yếu dễ bị mẩn ngứa mụn nước do nhiễm trùng.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến da dễ bị kích ứng và mẩn ngứa.

Biểu hiện cụ thể

  • Ban đầu, vùng da mẩn ngứa chỉ có những mụn nước dạng nốt nhỏ li ti.
  • Theo thời gian, kích thước mụn ngày càng to và có xu hướng hợp lại với nhau.
  • Quan sát bên trong mụn nước có thể thấy mủ màu xanh, vàng hoặc đỏ.
  • Da bị nổi mụn nước gây ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Do tác động vật lý hoặc sau một khoảng thời gian nhất định, mụn nước có thể tự vỡ. Nước trong mụn trào ra sẽ kết dính lại tạo một mảng hơi vàng trên da.
  • Vùng da tổn thương bị hở lộ do mụn nước vỡ nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Ở giai đoạn tiếp theo, tùy bệnh lý cụ thể, da người bệnh sẽ tróc vảy, nứt ngứa hoặc để lại sẹo.
Nổi mẩn ngứa và mụn nước nhiều là dấu hiệu bệnh viêm da dị ứng
Nổi mẩn ngứa và mụn nước nhiều là dấu hiệu bệnh viêm da dị ứng

Mẩn ngứa mụn nước trên da có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng da nổi mụn và ngứa là bệnh lý ngoài da có thể tự hết và không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng mụn nước và ngứa kéo dài, kèm theo hiện tượng mưng mủ, vỡ bọng nước sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu và bị cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Đặc biệt, với những người bị mụn nước ngứa ở tay, họ sẽ dễ bị các biến chứng hơn vị trí khác. Khi mụn nước vỡ, việc sử dụng tay tiếp xúc với muối hay nước giặt, rửa bát đều kích thích tổn thương da, gây đau, xót.

Nếu bị mẩn ngứa mụn nước do các bệnh lý zona, thủy đậu hay do suy giảm chức năng thận mà không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe.

Mẩn ngứa mụn nước có nguy cơ biến chứng nhiều nhất ở giai đoạn sau khi vỡ bọng nước. Lúc này, vùng da có vết thương hở nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Chúng khiến da bị nhiễm trùng, hoại tử. Thậm chí, những trường hợp khuẩn hại tấn công mạnh vào mạch máu sẽ gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu bị mẩn ngứa mụn nước do bệnh lý mà không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm, suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh lý liên quan khác.

Do vậy, việc xác định nguyên nhân bị mẩn ngứa là do đâu rất quan trọng. Bạn nên chủ động thăm khám khi thấy dấu hiệu lạ trên da để bảo vệ sức khỏe.

Đối tượng dễ bị bệnh

  • Trẻ em: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, da nhạy cảm dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài.
  • Người có cơ địa dị ứng: Dễ bị mẩn ngứa mụn nước khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như thức ăn, thuốc men, mỹ phẩm…
  • Người cao tuổi: Hệ miễn dịch suy yếu, da mỏng manh dễ bị tổn thương.
  • Người mắc bệnh da liễu: Eczema, viêm da cơ địa, ghẻ… có nguy cơ cao gặp mẩn ngứa mụn nước.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: Người mắc HIV/AIDS, ung thư, đang điều trị bằng corticosteroid…
  • Phụ nữ mang thai: Do thay đổi nội tiết tố, thai phụ dễ bị mẩn ngứa, nổi mụn nước.
  • Người tiếp xúc môi trường ô nhiễm: Hít thở không khí ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại…
  • Người có thói quen gãi ngứa: Gãi ngứa có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây mẩn ngứa mụn nước.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mẩn ngứa nổi mụn nước hay bất cứ vấn đề gì về sức khỏe đều có những “thời điểm vàng” để chữa trị. Bạn nên thăm khám bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh.

Bạn cần tránh để biểu hiện ngứa ngáy quá sức chịu đựng hoặc mụn nước ngứa vỡ lan rộng mới đi khám. Hãy đi gặp bác sĩ ngay khi thấy các biểu hiện:

  • Tuyệt đối không được chủ quan khi thấy mụn nước nổi lâu ngày không hết.
  • Có dấu hiệu tái phát lại tình trạng mụn ngứa.
  • Vùng da nổi mụn lan ra khắp cơ thể.
  • Nốt mụn có màu sắc đỏ, vàng, xanh…

Chẩn đoán bệnh

Mẩn ngứa mụn nước ngoài da là biểu hiện của bệnh lý nào đó, muốn biết chính xác, bạn cần được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm để làm rõ. Khi trao đổi về vấn đề này, bác sĩ có thể sẽ đưa cho bạn một vài câu hỏi như: Bạn bị ngứa nổi mẩn từ khi nào? Trước đó bạn có tiếp xúc với côn trùng gây ngứa hay đến môi trường ô nhiễm, rừng rậm không? Bạn có ăn gì lạ hoặc dị ứng thực phẩm không?

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh da liễu, bệnh nhân cần được làm xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân. Các xét nghiệm phổ biến được đề nghị thực hiện thường là:

  • Xét nghiệm máu
  • Soi tế bào da dưới kính hiển vi
  • Test KoH…

Điều trị mẩn ngứa mụn nước ở trên da

Một số trường hợp mẩn ngứa nổi mụn do dị ứng thời tiết hoặc côn trùng đốt có thể tự hết sau vài giờ mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu mẩn ngứa mụn nước do bệnh lý, bệnh nhân cần tuân thủ liệu pháp bác sĩ chỉ định để cải thiện bệnh tốt nhất.

Dùng thuốc Tây

Trong Tây y, có khá nhiều loại thuốc dùng cho người bệnh bị mẩn ngứa nổi mụn ngoài da. Có thể kể đến các nhóm thuốc:

  • Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid, kem dưỡng lành da.
  • Thuốc bôi chống viêm, kháng khuẩn
  • Thuốc kháng histamin ngừa dị ứng gây mẩn ngứa.
  • Dung dịch sát trùng và thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng…
  • Một số trường hợp bị mẩn ngứa mụn nước bội nhiễm do bệnh da liễu có thể được xem xét tiêm thuốc điều trị đặc hiệu.
Thuốc kháng Histamine H1 Clorpheniramin điều trị bệnh hiệu quả
Thuốc kháng Histamine H1 Clorpheniramin điều trị bệnh hiệu quả

Nhìn chung các loại kem và thuốc da liễu trị mẩn ngứa mụn nước cho tác dụng rất nhanh. Thế nhưng, mặt trái của nó là người bệnh không thể lạm dụng dùng lâu dài, vì nó sẽ gây phản ứng phụ. Trong khi đa phần bệnh lý gây ra hiện tượng này là bệnh mãn tính, dễ tái phát.

Mẹo chữa mẩn ngứa mụn nước tại nhà

  • Uống nước rau má xay(1 – 2 tuần): Với các vấn đề mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da, rau má cung cấp hoạt chất tự nhiên cải thiện bệnh, đào thải độc tố rất tốt. Bạn chỉ cần rửa sạch rau má với nước muối loãng rồi đem xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Nên thêm nước sôi và đường khi xay để phần nước được nhiều và dễ uống hơn.  Cách này không áp dụng cho phụ nữ mang thai và bệnh nhân tiểu đường, ung thư gan.
  • Dưỡng ẩm tự nhiên (thường xuyên): Có khá nhiều loại dược liệu tự nhiên cho hiệu quả dưỡng ẩm da cực tốt. Chẳng hạn như nha đam. Bạn chỉ cần vệ sinh da sạch và khô rồi lấy gel nha đam lạnh thoa lên vùng da bệnh hàng ngày. Có thể làm tương tự với nguyên liệu khác như mật ong, lá chè…
Dưỡng ẩm da thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh
Dưỡng ẩm da thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh
  • Dùng yến mạch trị mụn ngứa (vài ngày): Yến mạch có tác dụng làm giảm ngứa da do mụn nước rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 thìa yến mạch đã cán nhuyễn đem hòa tan với nước để được hỗn hợp sền sệt. Sau đó đắp bột này lên vùng da mẩn ngứa mụn nước đã được vệ sinh và lau khô. Đến khi bột yến mạch khô thì rửa lại làn da với nước.

Các mẹo an toàn, lành tính cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc chữa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không chữa dứt điểm bệnh.

Chữa bằng Đông y

Theo quan điểm Đông y, mụn nước hình thành trên da gây ngứa là do chức năng gan thận suy  giảm. Lúc này, nếu cơ thể bị các yếu tố dị nguyên tác động, phản ứng mẩn ngứa nổi mụn nước trên da sẽ xảy ra.

Để điều trị từ căn nguyên, bạn nên dùng các bài thuốc Đông y hỗ trợ bồi bổ chức năng gan thận và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Tùy theo bệnh lý da liễu gây mẩn ngứa cụ thể mà áp dụng các bài thuốc sao cho hợp lý. Dưới đây là một số thang thuốc cho hiệu quả giảm mẩn ngứa, mụn nước ngoài da hiệu quả nên tham khảo.

  • Bài 1: Dùng 200g dạ giao đẳng kết hợp với bạch tật lê và thương nhĩ tử (mỗi loại 100g). Thêm vào đó 20g mỗi loại bạch tiên bì, sà sàng tử và huyền thoái. Đem tất cả đi sơ chế rồi đun lấy nước đặc để ngâm rửa mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.
  • Bài 2: Dùng 30g mỗi loại đương quy, thấu cốt tử thảo, địa phu tử và khô sâm, kết hợp thêm bạch tiên trì và bạc hà mỗi loại 20g, cùng với đó là 15g hoa tiêu và 10g băng phiến. Đem tất cả đi sơ chế sạch với nước, tiếp theo đun kỹ lấy hỗn hợp đặc rồi ngâm rửa vùng da bệnh khoảng 20 phút. Ngày ngâm 2 lần x 1 thang đến khi hết biểu hiện ngứa.

Chữa bằng Đông y giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đào thải độc tố tốt hơn, từ đó giảm triệu chứng bệnh mà không bị phản ứng phụ. Tuy nhiên, cách chữa này khá cầu kỳ, đòi hỏi người bệnh phải dành nhiều tâm huyết và kiên trì cho đến lúc khỏi.

Dược liệu chữa mẩn ngứa mụn nước

Như đã nói ở trên, cách điều trị mẩn ngứa, mụn nước theo Đông y khá lành tính và cho hiệu quả cao, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, rất nhiều loại cây thảo dược đã được chú trọng nghiên cứu, phát triển để phục vụ nhu cầu chữa bệnh da liễu cho người dân. Có thể kể đến như: Đương quy, thất cốt tử thảo, lá khế, sà sàng tử, rau má…

Ngày nay, nhóm thảo dược này vẫn có nhiều trong tự nhiên. Nó cũng được trồng nhiều ở những vùng dược liệu, bạn có thể dễ dàng tìm mua.

Cách phòng ngừa mẩn ngứa mụn nước trên da

  • Nên bảo vệ da thật tốt khi trời quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại nước hóa học như xà phòng, dầu rửa bát, nước tẩy bồn cầu, nước tẩy mốc…
  • Vệ sinh làn da hàng ngày bằng thảo dược tự nhiên hoặc nước trắng là tốt nhất.
  • Giữ vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, hạn chế nuôi chó mèo hoặc trồng cây quá rậm rạp quanh nhà.
  • Xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng, không dùng thức ăn kích thích dị ứng và uống đủ nước hàng ngày.
  • Ăn ngủ đúng giờ và dưỡng da thật tốt.
  • Khi bị mụn nước mẩn ngứa, hãy chú ý không cào gãi làm mụn bị vỡ ra.
  • Chú ý sát khuẩn da thường xuyên khi mụn bị vỡ để ngừa nhiễm trùng, biến chứng.
  • Không dùng các loại mỹ phẩm hóa học khi da bị dị ứng nổi mẩn ngứa.
  • tránh ăn hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa trong thời gian điều trị bệnh.

Trên đây là chi tiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa mẩn ngứa mụn nước. Bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ hơn về bệnh ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu mẩn ngứa nổi mụn nước. Đừng quên tham khảo tư vấn của bác sĩ khi lựa chọn phương pháp cải thiện triệu chứng.

Câu hỏi thường gặp
Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Mẩn Ngứa Mụn Nước bằng YHCT


Bài viết liên quan