Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mẩn ngứa dị ứng là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi không chỉ diễn ra một lần mà bệnh liên tục tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí nếu không biết cách điều trị phù hợp chúng còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguồn gốc của bệnh do đâu và có cách nào trị bệnh ngay tại nhà không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa dị ứng

Hiện tượng mẩn ngứa dị ứng khá thường gặp nhưng hầu hết chúng ta đều chỉ chú ý điều trị triệu chứng, nghĩa là làm sao để các nốt mẩn ngứa mất đi chứ ít khi quan tâm xem tại sao lại xuất hiện mẩn ngứa.

Mẩn ngứa dị ứng nguyên nhân do đâu?
Mẩn ngứa dị ứng nguyên nhân do đâu?

Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, điều trị từ gốc rễ là cách ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Các bệnh lý da liễu

  • Bệnh mề đay

Nổi mề đay với dấu hiệu nhận biết đặc trưng: nổi nốt mẩn đỏ ngứa hoặc không ngứa, to nhỏ không cố định, chúng xuất hiện trên da vài ngày đến vài tuần.

Những người bị bệnh nổi mề đay cho biết họ thường bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm dẫn tới mất ngủ, nhiều ngày liền khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán nản.

  • Viêm da tiếp xúc

Bệnh thường xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài như hóa chất, không khí bẩn, dị ứng mỹ phẩm… Triệu chứng điển hình của bệnh là vùng da bị kích ứng sẽ sưng đỏ, mẩn ngứa nổi thành mảng và có thể xuất hiện mụn nước. Thông thường chỉ cần ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì mẩn ngứa sẽ biến mất.

  • Viêm da thần kinh

Đây là dạng bệnh lý liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, là một dạng của liken hóa. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều ghi nhận mẩn ngứa chỉ khu trú tại một vị trí nhất định như cổ tay, đùi, gáy… chứ ít khi lan ra toàn thân.

Dấu hiệu nhận biết viêm da thần kinh là những mảng màu nâu sẫm hoặc đỏ gồ lên dưới da kèm theo ngứa ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh rất dễ diễn biến thành mãn tính đòi hỏi người bệnh có biện pháp chủ động chữa trị khi mới ở giai đoạn đầu.

  • Vảy nến
Mẩn ngứa dị ứng có thể là dấu hiệu bệnh vảy nến
Mẩn ngứa dị ứng có thể là dấu hiệu bệnh vảy nến

Vảy nến là một dạng bệnh tự miễn hình thành khi hệ miễn dịch bị rối loạn. Hệ miễn dịch “tấn công nhầm” vào các tế bào khỏe mạnh khiến da trở nên dày hơn, bong tróc và khô cứng, kèm theo mẩn ngứa từng mảng. Những vùng da dễ bị vảy nến là khuỷu tay, đầu gối.

Các bệnh lý từ bên trong cơ thể

  • Tiểu đường

Lượng đường trong máu quá cao khiến các mạch máu dưới da bị tổn thương và vỡ ra, quá trình lưu thông dinh dưỡng bị gián đoạn biểu hiện ra ngoài là da khô ráp, sần sùi, ngứa ngáy.

  • Bệnh lý tuyến giáp

Nếu thường xuyên bị mẩn ngứa dị ứng kèm theo giảm cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, cơ thể mệt mỏi, hơi thở nông, khô da, táo bón… thì bạn nên đi siêu âm tuyến giáp để được khám và chẩn đoán.

  • Bệnh gan thận

Chức năng gan thận bị suy yếu khiến các chất độc không được đào thải hết ra bên ngoài, chúng tích tụ dưới da gây phù nề, ngứa ngáy. Nếu bạn cảm thấy ngứa râm ran một bộ phận nào đó (không cố định, lúc ngứa chỗ này lúc ngứa chỗ kia) kèm theo dấu hiệu sưng phù thì hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng quát đến được chẩn đoán.

  • Các bệnh về máu

Mắc bệnh đa hồng cầu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy toàn thân người bệnh không nên coi thường.

  • Nhiễm giun sán

Việc ăn uống phải các loại thực phẩm ôi thiu hoặc không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến giun sán có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Ngứa da, da mẩn đỏ dị ứng chính là phản ứng của cơ thể khi chất thải của giun sán làm kích thích hệ miễn dịch.

Nhóm nguyên nhân khác

  • Thay đổi nội tiết tố

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể thường gặp ở phụ nữ sau độ tuổi tiền mãn kinh dẫn tới hiện tượng ngứa ngoài da kèm theo bốc hỏa, đổ mồ hôi lạnh và hay cáu gắt.

  • Dị ứng với các thành phần của thuốc

Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc cũng là nguyên nhân khiến da nổi mẩn ngứa. Những loại thuốc dễ gây dị ứng nhất là thuốc chữa động kinh, các loại kháng sinh, giảm đau, chống viêm không chứa steroid.

Dị ứng với các thành phần của thuốc khiến da bị mẩn ngứa
Dị ứng với các thành phần của thuốc khiến da bị mẩn ngứa

Dị ứng thuốc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Nếu dị ứng kèm theo các triệu chứng tim đập nhanh, mất dần ý thức thì cần gọi sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị mẩn ngứa tại nhà

Nếu bị dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người mới phát hiện và chưa thấy có bội nhiễm thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp sau để làm giảm hiện tượng sưng đỏ, nóng rát và đau nhức.

Chườm lạnh

Mẩn ngứa dị ứng thực chất là hệ quả của việc mao mạch tầng trung bì dưới da bị kích thích và bạn hoàn toàn có thể khắc chế những cơn ngứa này bằng cách tắm nước mát hoặc chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa.
Chườm lạnh được áp dụng với khu vực mẩn ngứa nhỏ, còn nếu bị mẩn ngứa cả người tốt nhất bạn nên ngâm mình trong làn nước mát khoảng 10 phút để những cơn ngứa dịu đi.

Uống nhiều nước

Dù là mùa đông hay mùa hè thì việc bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng là điều cần thiết. Đặc biệt trong những ngày thời tiết khô hanh. Cơ thể đủ nước sẽ cải thiện các triệu chứng bong tróc, ngứa da …

Bôi kem dưỡng ẩm

Thành phần chủ yếu của các loại kem dưỡng ẩm da là vitamin E, vitamin B5 và kẽm giúp duy trì độ đàn hồi cho da, tái tạo làn da đang bị tổn thương và tạo ra hàng rào bảo vệ da chống lại các tác nhân gây bệnh.

Dùng mật ong điều trị mẩn ngứa

Người bị dị ứng nổi mẩn ngứa nên “thủ” sẵn một chai mật ong nguyên chất ở trong nhà bởi những tác dụng vô cùng to lớn của nó với làn da:

  • Mật ong được xem là một kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm kháng khuẩn, chống oxy hóa và dưỡng ẩm da hiệu quả.
  • Chất polyphenol có trong mật ong giúp kích thích sản sinh collagen để vùng da bị mẩn ngứa nhanh chóng liền lại đồng thời giảm thâm sẹo.

Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp với gel nha đam, sữa chua không đường đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị sau đó để khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Nên thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu.

Tắm nước lá chè xanh

Tắm nước lá chè xanh giúp hạn chế tình trạng mẩn ngứa dị ứng
Tắm nước lá chè xanh giúp hạn chế tình trạng mẩn ngứa dị ứng

Chè xanh không chỉ dùng để uống giảm cân, thanh lọc cơ thể mà các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chất flavonoid, polyphenol và vitamin C có trong trà xanh là những dưỡng chất lý tưởng giúp giảm mẩn ngứa, nóng rát ở vùng da bị dị ứng.

Cách làm: Rửa sạch một nắm lá chè xanh (chọn những lá tươi mới hái không dập nát) sau đó vò nát cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước để tắm. Tắm liên tục hằng ngày đến khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Dùng thuốc khi cần thiết

Các thuốc trị mẩn ngứa dị ứng phổ biến hiện nay là:

  • Kem bôi Hydrocortisone 1%: Bôi ngoài da giúp giảm nhanh cơn ngứa, hiệu quả khi mới bị dị ứng lần đầu.
  • Thuốc kháng histamin: Thường dùng dưới dạng kem bôi ngoài da nếu không hiệu quả mới dùng qua đường uống. Tác dụng của thuốc là giảm viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa mẩn ngứa lan sang các vùng khác. Một số loại thường dùng là promethazine, loratadin, Desloratadine
  • Thuốc corticoid (phổ biến là Hydrocortisone hoặc betamethason): Dùng đường uống hoặc bôi. Được chỉ định nếu người bệnh không đáp ứng thuốc kháng histamin. Dòng thuốc này nhiều tác dụng phụ cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

Hầu hết chúng ta đều cho rằng tình trạng ngứa ngáy chỉ khó chịu chứ không có gì quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu mẩn ngứa dị ứng kéo dài trên 2 tuần mặc dù bạn đã áp dụng rất nhiều biện pháp vẫn không hề thuyên giảm hay ngứa kèm theo các biểu hiện sốt cao, nôn mửa thì tốt nhất hãy thăm khám chuyên khoa để được tư vấn phác đồ trị bệnh phù hợp.

Thông tin nên đọc:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan