Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý về xương khớp xuất hiện khá phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Việc chủ quan, xem nhẹ bệnh có thể khiến người mắc đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị lồi đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Lồi đĩa đệm cột sống cổ nguy hiểm không? Chữa được không?

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đĩa đệm các đốt sống cổ bị tổn thương, lồi ra và chèn ép lên dây thần kinh. Tuy nhiên, lúc này bao xơ chưa rách, nhân nhầy bên trong đĩa đệm cũng chưa thoát ra ngoài.

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là bệnh nguy hiểm, cần sớm được chữa trị
Lồi đĩa đệm cột sống cổ là bệnh nguy hiểm, cần sớm được chữa trị

Cột sống cổ là bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ phần đầu, bảo vệ tủy sống đồng thời đóng vai trò rất lớn trong việc truyền tín hiệu từ não bộ xuống cơ thể dưới hoặc từ cột sống đi lên. Một khi bộ phận này chịu tổn thương có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Cụ thể, các biến chứng có thể gặp phải khi mắc lồi, phồng đĩa đệm đốt sống cổ là:

  • Thiếu máu não: Đĩa đệm phồng ra chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến hoạt động truyền máu từ tim lên não bị cản trở. Từ đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc nghiêm trọng hơn là làm tổn thương não bộ và hệ thần kinh.
  • Đau đầu: Biểu hiện thường thấy nhất là các cơn đau tại vùng chẩm – đỉnh và thái dương. Cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng và tăng mạnh khi người bệnh cử động.
  • Rối loạn thính giác: Trong tình trạng này, người bệnh thường gặp phải một số vấn đề như bị ù một bên tai, đau nhức phía trong tai, thính lực giảm…
  • Khó nuốt: Khi đĩa đệm đốt sống cổ phình lớn có thể chèn ép cơ học lên thực quản khiến người bệnh khó nuốt hoặc thậm chí không nuốt được.
  • Mật khả năng vận động: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép nặng nề có thể gây ra hiện tượng rối loạn vận động. Lâu dần, tình trạng này tiến triển thành tê liệt chân tay hoặc liệt nửa người.

Phồng, lồi đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục triệu chứng của bệnh, cải thiện chức năng đĩa đệm thông qua các phương pháp bảo tồn, trị liệu… Mặc dù vậy, người bệnh cũng không được chủ quan, bởi nếu không phát hiện bệnh sớm và tuân thủ đúng các liệu trình điều trị thì có thể gây ra rất nhiều hậu quả khó lường.

Nguyên nhân – triệu chứng của lồi đĩa đệm cột sống cổ

Một số nguyên nhân làm khởi phát bệnh lý phình đĩa đệm đốt sống cổ phải kể đến là:

  • Do tuổi tác, cơ thể dần lão hóa, bao xơ bị bào mòn, suy yếu tạo điều kiện cho nhân nhầy trong đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu.
  • Hoạt động sai tư thế (thường gặp ở những người làm việc văn phòng hoặc làm công việc chân tay, khiêng vác nặng) khiến đĩa đệm chịu áp lực lớn, dễ suy yếu.
  • Là kết quả của các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động…
  • Do chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý, béo phì, hút thuốc…

Để sớm nhận biết phồng, lồi đĩa đệm đốt sống cổ, người mắc có thể căn cứ dựa theo các dấu hiệu dưới đây:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức tại các đốt sống cổ, sau đó lan dần sang những vùng lân cận.
  • Cơn đau có thể diễn biến một cách âm ỉ hoặc dữ dội, cường độ tăng dần khi người bệnh cử động.
  • Gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu, đứng không vững và dễ vấp ngã.
  • Thường xuyên bị tê bì, rối loạn cảm giác, thấy như bị kiến bò tại bả vai và tứ chi.

Cách chữa trị khi bị lồi đĩa đệm cột sống cổ

Việc sớm có biện pháp chữa phình đĩa đệm cột sống cổ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Đồng thời, điều này còn đem lại tác động tích cực trong việc ngăn cản các biến chứng xuất hiện từ đó bảo vệ sức khỏe người mắc.

Điều trị bệnh sớm giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm và giảm thiểu các biến chứng có thể gặp phải
Điều trị bệnh sớm giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm và giảm thiểu các biến chứng có thể gặp phải

Một số cách chữa trị phồng, lồi đĩa đệm cột sống cổ đem lại nhiều hiệu quả tích cực được nhiều người ưu tiên lựa chọn như sau:

Các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính

Một số bài thuốc dân gian chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ đem lại nhiều tác động tích cực là:

  • Sử dụng cây xương rồng: Người bệnh chuẩn bị 2 nhánh xương rồng nhỏ, rửa sạch sau đó đem đập dập rồi trộn cùng 1 chút muối hạt. Tiếp theo, người bệnh hơ hỗn hợp xương rồng và muối trên bếp đến khi hỗn hợp nóng thì dùng một mảnh vải bọc lại rồi chườm lên vị trí bị đau nhức. Thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng đau nhức, tê bì giảm rõ rệt.
  • Sử dụng lá lốt: Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch sau đó đem rang nóng trên chảo cùng một chút muối hột. Hỗn hợp sau khi rang được bọc lại bằng một mảnh vải mỏng và dùng để chườm lên vị trí đau nhức. Sau khi thuốc nguội, người bệnh có thể rang thuốc và đắp thêm một vài lần để tận dụng tối đa các hoạt chất có trong thuốc.

Lưu ý, bài thuốc dân gian có dược tính thấp, chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ hoặc dùng song song với các phương pháp điều trị khác.

Sử dụng thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm cổ an toàn

Thuốc Đông y được xây dựng từ thảo dược quý thiên nhiên, đem lại công dụng chữa bệnh bền vững mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Ngoài việc giúp nhổ bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, bài thuốc Đông y còn hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp, tăng cường sức khỏe từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng tái phát bệnh.

Bài thuốc Đông y trị phồng, lồi đĩa đệm được nhiều người sử dụng là:

  • Các vị thuốc: Địa hoàng, hoàng bá, uy linh tiên, ý dĩ nhân, tần giao, quế chi…
  • Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch toàn bộ các dược liệu trên sau đó cho vào ấm sắc trong vòng 40 phút. Nước thuốc sau khi sắc có thể chia thành nhiều phần và dùng luôn trong ngày, liều lượng mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc Đông y phát huy công dụng khá chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Mức độ phát huy công dụng của thuốc cũng có sự khác biệt nhất định tùy thuộc vào thể trạng và khả năng hấp thụ thuốc của từng người.

Ứng dụng Tây y trong điều trị bệnh

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh lý của người bệnh, kiểm tra thực thể hoặc tiến hành các xét nghiệm có liên quan. Dựa trên những kết quả này bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp, từ điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc tiến hành can thiệp ngoại khoa.

Tùy theo từng trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật
Tùy theo từng trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật

Một số loại thuốc Tây có mặt trong phác đồ điều trị phình đĩa đệm cổ thường dùng là:

  • Thuốc kháng viêm không steroid, điển hình như Aspirin, Naproxen, Ibuprofen và Celecoxib .
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm, ví dụ như Acetaminophen (Tylenol)…
  • Thuốc giãn cơ, tiêu biểu là Methocarbamol, Cyclobenzaprine và Carisoprodol.
  • Thuốc chứa Steroid có tác dụng giảm đau ngay lập tức, thường sử dụng trong các trường hợp nặng.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả.

Thuốc Tây mang lại công dụng trong thời gian ngắn tuy nhiên người bệnh không được lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc trị thoát vị đĩa đệm không theo kê đơn. Bởi lẽ, thuốc Tây nếu dùng không đúng cách có thể làm phát sinh nhiều phản ứng tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.

Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện vật lý trị liệu hoặc can thiệp ngoại khoa. Các phương pháp này được đánh giá về mức độ hiệu quả khá cao, nhất là phương pháp phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào đĩa đệm bị tổn thương từ đó loại bỏ bệnh một cách triệt để. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao.

Cách phòng ngừa lồi đĩa đệm cột sống cổ?

Các cách phòng ngừa lồi đĩa đệm đốt sống cổ được chuyên gia khuyên thực hiện là:

  • Không mang, vác vật nặng khiến đĩa đệm chịu áp lực lớn, dễ bị tổn thương.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp và tránh ngồi một tư thế trong thời gian dài.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống sinh hoạt hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe xương khớp như đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích có hại khác.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nhất là các bài tập như bơi lội, yoga…
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần nhằm phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ gây ra nhiều vấn đề làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có đầy đủ kiến thức để phòng và xử lý bệnh một cách tốt nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan