Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Lá trị ho là những loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên giúp giảm các cơn ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ rất hiệu quả. Vậy những lá gì trị ho được? Trong bài viết này, Tạp chí Đông y sẽ giới thiệu top 13 lá trị ho không phải ai cũng biết.

Nhiều người lầm tưởng ho là một bệnh đơn giản, nhưng không biết rằng nó là biểu hiện của những nguyên nhân sâu xa khác nữa. Nếu để ho kéo dài có thể chuyển thành mãn tính, làm tổn thương vùng họng và rất khó trị dứt điểm.

Chính vì vậy, ngay khi có thể, hãy sử dụng các loại thảo dược này để điều trị tình trạng này. Càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao. Đây là phương pháp trị ho hiệu quả, dễ thực hiện, tiết kiệm – hiệu quả. Quan trọng hơn, nó giúp chúng ta giảm tần suất sử dụng thuốc tân dược. 

13 loại lá trị ho hiệu quả nhất

Lá trị ho được dân gian và các tài liệu Y học cổ truyền tìm ra, mang lại cho chúng ta một kho tàng quý về dược liệu giúp trị bệnh hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất. Dưới đây là top 13 loại lá trị ho cho người lớn và trẻ nhỏ có thể áp dụng tại nhà:

Lá hẹ trị ho, viêm họng

Lá hẹ trị ho được rất nhiều người biết đến, đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ. Trong Đông y, lá hẹ có tính ôn, vị chua, hơi cay, rất lành tính, có tác dụng tiêu đờm, trị ho rất hiệu quả. 

Cách chế bài thuốc lá hẹ trị ho rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc. Cho thêm mật ong hoặc đường phèn vào hấp cho đến khi nhừ là có thể sử dụng.

Lá hẹ trị ho
Lá hẹ trị ho

Mỗi ngày dùng từ 3 đến 4 lần, mỗi lần 2 hoặc 3 thìa cafe sẽ giúp giảm ho. Sử dụng liên tục bài thuốc trị ho bằng lá hẹ này trong vòng 5 đến 7 ngày để khỏi hoàn toàn.

Lá hẹ trị ho cho trẻ sơ sinh rất tốt, tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì hệ tiêu hóa còn non nớt. Vì vậy, hãy hấp lá hẹ với đường phèn cho bé uống.

Trị ho bằng lá kinh giới

Dùng lá kinh giới trị ho, bạn có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách đun nước lên để uống như trà hàng ngày hoặc kết hợp với một vài loại dược liệu khác để trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Cách 1: Trà kinh giới chữa ho. Lấy lá kinh giới rửa sạch, bỏ vào ấm, thêm nước đun sôi 5 phút rồi tắt bếp. Khi uống cho thêm mật ong để dễ uống và tăng hiệu quả trị ho. Uống lúc ấm là tốt nhất.
  • Cách 2: Lấy cây kinh giới rửa sạch, để ráo nước, cho vào cối giã nhỏ hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt để uống. Bài thuốc này giúp trị ho ra máu rất hiệu quả. Hoặc để tiện dụng hơn, hãy đem hoa kinh giới sao khô, tán nhỏ, cất vào lọ dùng dần, mỗi lần pha khoảng 4 đến 6gr với nước ấm.
  • Cách 3: Kết hợp lá kinh giới với các loại lá trị ho khác. Nguyên liệu gồm: lá kinh giới, lá diếp cá, rau má cả gốc, cỏ mần trầu, lá rẻ quạt mỗi loại 1 nắm. Mang đi rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 800ml nước, đun cạn tới khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp, để nguội bớt rồi uống.
Lá kinh giới trị ho
Lá kinh giới

Lưu ý: Em bé trong thời kì bú mẹ nếu bị ho có thể dùng bài thuốc này gián tiếp bằng cách mẹ uống nước lá kinh giới trước khi cho con ti 30 phút.

Vị thuốc sẽ qua sữa mẹ truyền cho bé. Trẻ lớn có thể tự uống thì dùng với liều lượng 10ml/ lần, mỗi ngày 6 hoặc 7 lần.

Trị ho bằng lá lược vàng

Cây lược vàng hay còn gọi là lan vòi, địa lan, bạch tuộc. Tên khoa học là Callisia fragrans. Thân cây bò trên mặt đất, chia thành các đốt và có nhiều nhánh.

Lá lược vàng mọc so le quanh các đốt cây, phiến lá hình ngọn giáo, mặt trên có màu xanh đậm, sáng bóng, bẹ lá ôm vào thân cây. Lá lược vàng trị ho rất hiệu quả cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:

Cây lược vàng trị ho rất nhạy
Cây lược vàng
  • Chọn lá lược vàng tươi, không bị bệnh, rửa sạch tàu lá bằng nước muối, vò nát rồi nhai nuốt phần nước, bỏ bã.
  • Hoặc bạn có thể giã nát rồi lọc lấy nước uống. Mỗi ngày nên dùng 3 lần trước bữa ăn. Lặp lại trong 3 đến 4 ngày bài thuốc lá lược vàng trị ho này để đạt kết quả tốt nhất.

Lá húng chanh trị ho (lá tần dày)

Lá húng chanh hay còn gọi lá lá tần dày trị ho cho bé rất hiệu quả. Trong Đông y được mô tả là có tính ấm, vị cay, mùi thơm đặc trưng. Loại lá này được Bộ Y Tế công nhận là 1 trong 70 cây thuốc nam có dược tính rất tốt.

Thành phần hóa học bao gồm một số chất như carvacrol, eugenol, salicylat… có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn quá trình sản sinh E.coli gây viêm họng, cảm cúm, ho, giúp tiêu đờm.

Cùng tham khảo một số bài thuốc từ lá húng chanh trị ho:

  • Trị ho có đờm: Hãy chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh, 2 quả quất xanh. Cho vào máy xay nhuyễn, cho thêm đường phèn rồi đem hấp cách thủy chừng 20 phút. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Nếu không muốn dùng cách hấp lên, bạn chỉ việc rửa sạch lá húng chanh, giã nát, pha thêm 1 chút nước ấm để uống.
  • Trị ho do cảm sốt: 1 nắm lá húng chanh, cam thảo đất, tía tô mỗi loại 15gr , 5gr gừng tươi. Rửa sạch, cho vào ấm, đổ nước ngập nguyên liệu, đun đến khi cạn còn ⅔ thì chắt lấy nước. Uống khi còn ấm để có hiệu quả tốt hơn

 

Lá húng chanh trị ho

  • Trị ho do cảm cúm, nhức đầu: Chuẩn bị 5 đến 7 lá húng chanh tươi, 1 củ gừng. Bỏ tất cả vào nồi nước, đun sôi mang ra xông trong khoảng 20 phút cho toát mồ hôi. Mỗi ngày xông 1 lần.
  • Chữa ho do cảm lạnh, đắng miệng: Nguyên liệu gồm 15gr húng chanh, 5gr bạc hà, nửa củ gừng sắc với nước. Mỗi ngày uống 1 lần vào sáng sớm giúp loại bỏ hàn khí trong cơ thể, trị ho hiệu quả.
  • Chữa ho do viêm hong, khan tiếng: lá húng chanh, đường phèn mỗi loại 20gr giã nhuyễn, cho thêm 10ml nước sôi, trộn đều rồi chắt lấy nước uống. Mỗi ngày 2 lần.

Lá mơ trị ho

Để trị ho, viêm họng chúng ta có thể kết hợp lá mơ với các nguyên liệu khác, bằng nhiều cách. Như một vài gợi ý dưới đây: 

  • Lá mơ với mật ong trị ho do viêm họng: Mật ong có tính kháng viêm rất tốt. Thế nên khi kết hợp với lá mơ sẽ tăng hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá mơ rửa sạch với muối, để ráo nước rồi đem giã nhuyễn, vắt lấy nước. Trộn 1 thìa mật ong vào 30ml nước cốt lá mơ, hâm nóng rồi uống.
Lá mơ
Lá mơ

Lưu ý: Khi uống hỗn hợp này bạn nên để lưu lại trong họng khoảng 2 hoặc 3 phút để có công dụng tối đa. Mỗi ngày không dùng quá 30ml nước lá mơ bởi có thể dẫn đến tình trạng táo bón.

  • Lá mơ với trứng: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ, 2 quả trứng gà. Lá mơ rửa sạch với nước muối, băm nhỏ đổ ra bát, đập trứng khuấy đều rồi cho lên chảo rán đến khi chín đều. Ăn lúc nóng để có hiệu quả tốt nhất

Trị ho bằng lá diếp cá

Rau diếp cá còn được gọi là cây giấp cá, có vị chua, tính mát. Đặc biệt, trong lá diếp có có thành phần kháng sinh tự nhiên. Vì vậy mà giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, sát khuẩn và trị ho hiệu quả.

Cách làm:

  • Lấy nắm lá diếp cá tươi rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Đem đun sôi cùng nước vo gạo, đun liu riu trong khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 2-3 lần, trong vòng 5 đến 7 ngày.

Lá xương sông trị ho

Lá xương sông là cây thuốc nam có công dụng trị ho, viêm họng, tiêu đờm được người xưa áp dụng rất nhiều. Ngoài ra, xương sông còn chữa đầy bụng, giúp tan máu bầm hoặc nôn mửa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 đến 3 lá xương sông, rửa sạch rồi thái nhỏ, cho vào bát.
  • Thêm 5 thìa cafe mật ong đem đi hấp cách thủy.
  • Chắt lấy phần nước cốt, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối.
  • Dùng trong 5 ngày liên tục để có hiệu quả.

Lá tía tô trị ho

Tía tô có khả năng giải cảm, tiêu đờm, trị ho rất hiệu quả. Trong tài liệu Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ, khi đi vào cơ thể sẽ tác động vào 3 kinh Phế – Tâm – Tỳ giúp thanh nhiệt cho cơ thể. Quan trọng hơn, tía tô trị ho rất an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Lá tía tô
Lá tía tô

Công dụng này ngày càng được nhiều người công nhận. Đặc biệt, các trường hợp bị sốt cũng có thể đun nước tía tô uống giúp hạ sốt rất tốt.

  • Trị ho có đờm: Dùng 1 nắm lá tía tô, 1 nắm lá hẹ, 1 nắm xương sông, 1 ít hoa kinh giới đã rửa sạch, đun lấy nước uống ngày 2 đến 3 lần. Bài thuốc này giúp trị ho, tăng sức đề kháng.
  • Lá tía tô trị ho nhiều, tím tái, khó thở:  20gr lá tía tô tán nhỏ, hòa với nước nóng để uống hàng ngày. Hoặc băm nhỏ tía tô tươi cho vào cháo giúp giải cảm rất tốt.
  • Ho khan, ho có đờm: Nấu cháo thịt nạc hoặc thịt bò. Thái nhỏ 150gr lá tía tô, băm nhỏ hành khô bỏ vào cháo cho người bệnh ăn.
  • Chữa ho nhẹ, không mồ hôi: Lá khế, lá tía tô, lá đu đủ đực mỗi loại 10gr rửa sạch, thái nhỏ. Bỏ vào bát, thêm đường phèn và hấp cách thủy khoảng 15 phút, để nguội rồi chắt lấy nước uống.

Trị ho bằng lá khế

Lá khế có công dụng tiêu đờm, giảm ho rất tốt. Đông y giải thích, loại lá này có vị chua, tính bình, ngoài công dụng trị ho còn giúp chữa kiết lỵ, bổ thận.

Dùng lá khế trị ho bằng cách lấy 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát hoặc xay mịn. Lọc lấy nước, cho thêm vài hạt muối hoặc đường phèn để dễ uống và tăng hiệu quả trị ho. Uống đều đặn cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Cây cải cúc trị ho

Rau cải cúc còn có tên gọi khác là rau tần ô, có tính mát,  vị hơi đắng, ngọt dịu. Là loại rau được dùng rất nhiều trong các bữa ăn của người Việt vì tính mát, lành và bổ dưỡng. Đặc biệt là công dụng trị ho. 

  • Dùng là cải cúc trị ho ở trẻ nhỏ: Bạn lấy 1 nắm lá cải cúc tươi, giã nhỏ, chắt lấy nước, thêm mật ong và đem hấp cách thủy 10 đến 15 phút. Mỗi ngày cho trẻ dùng 2-3 lần.
  • Cải cúc chữa ho cho người lớn: Lấy 100gr cải cúc, 200gr phổi lợn thêm gia vị nấu canh ăn hàng ngày, giúp tình trạng ho nhanh chóng giảm đi. Nếu có thể uống lá cải cúc sống, người lớn có thể giã nát, chắt lấy nước, thêm mật ong rồi uống giúp tiêu đờm.

Cây rẻ quạt trị ho

Dân gian từ lâu đã lưu truyền về công dụng của loại lá chữa ho có tên rẻ quạt, vì có khả năng kháng viêm, giảm đau. Tuy nhiên, cách sử dụng loại lá trị ho này lại cần được lưu ý hơn so với những loại kể trên vì dùng không đúng liều lượng có thể gây bỏng rát miệng. 

Cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt

Bài thuốc trị ho từ cây rẻ quạt như sau: Dùng 5 đến 7gr rửa sạch, rồi đun lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần. Kiên trì liên tục trong 5 đến 7 ngày bạn sẽ cải thiện chứng viêm họng.

Lưu ý: Trẻ nhỏ không được khuyến khích dùng vị thuốc này. Khuyến nghị chỉ nên dùng lá này trị ho cho người lớn

Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ hay hoa đu đủ đực được nhiều bà mẹ lưu truyền về công dụng trị ho cho trẻ nhỏ. Cách làm vô cùng đơn giản.

Hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực
  • Hãy chuẩn bị một ít hoa đu đủ đực, 1 chùm hoa khế, 4-5 lá tía tô đem làm sạch.
  • Cho vào bát, thêm chút đường phèn rồi hấp cách thủy từ 15 đến 20 phút.
  • Chắt lấy nước uống. Trẻ nhỏ mỗi ngày uống ½ thìa cà phê. Người lớn 1 hoặc 2 thìa cà phê.
  • Dùng 1 đến 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Những lưu ý khi sử dụng

Trị ho bằng các loại lá, thảo dược rất an toàn, nhưng người bệnh cũng cần bỏ túi những lưu ý đặc biệt dưới đây để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy hiểu rõ để có một sức khỏe tốt nhất.

  • Các bài thuốc từ lá phù hợp với bệnh nhẹ, công dụng và tốc độ lành bệnh phụ thuộc vào cơ thể mỗi người.
  • Khi áp dụng biện pháp dân gian cần sự kiên trì, ít nhất 5 đến 7 ngày bệnh mới có thể thuyên giảm, không nên nóng vội
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi dùng lá trị ho không nên hấp cùng mật ong, hãy thay thế bằng đường phèn để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé
  • Trong trường hợp bệnh nặng thì phương pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không giúp khỏi bệnh hoàn toàn. Hãy đi khám chuyên khoa để có được lời khuyên tốt nhất.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào

Sử dụng các loại lá trị ho là phương pháp được lưu truyền từ rất lâu của người Việt Nam. Không chỉ có độ an toàn cao, có cách làm rất đơn giản mà còn mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phương pháp dùng lá trị ho chỉ có tác dụng khi bệnh mới chớm ở giai đoạn nhẹ, nếu để lâu ngày có thể phải can thiệp bằng các phương pháp khác.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap