Xét nghiệm khí máu động mạch giúp cung cấp các chỉ số về pH máu, PaCO2, HCO3,…. giúp đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm toan, tình trạng oxy hóa của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết về kỹ thuật lấy khí máu động mạch cùng cách đọc kết quả chi tiết.

Nguyên lý chung

Trước khi đi sâu vào kỹ thuật lấy khí máu động mạch thì chúng ta cần biết mục đích của phương pháp này cũng như các chỉ định thực hiện.

Tổng quan về kỹ thuật lấy khí máu động mạch

Khí máu động mạch là xét nghiệm được thực hiện trên máu động mạch của người bệnh. Xét nghiệm giúp cung cấp các thông số pH máu, áp suất khí carbonic trong máu PaCO2, nồng độ bicarbonat huyết tương HCO3-, độ bão hòa oxy máu trong động mạch SaO2, áp suất riêng phần của oxy hòa tan trong máu PaO2. Các thông số này giúp chuyên gia đánh giá được tình trạng thăng bằng kiềm toan, thông khí và oxy hóa của người bệnh.

Khí máu động mạch là xét nghiệm được thực hiện trên máu động mạch của người bệnh
Khí máu động mạch là xét nghiệm được thực hiện trên máu động mạch của người bệnh

 Những thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh nặng. Với những đối tượng thở máy, kết quả xét nghiệm khí máu động mạch được thực hiện trước khi thở máy sẽ hỗ trợ điều chỉnh thông số thở máy.

Dụng cụ thực hiện

Dụng cụ được chỉ định để lấy khi máu chuẩn là một syring thủy tinh. Syring sẽ nối với kim, một kim đủ lớn cho phép máu động mạch tự đẩy lên qua kim và đi vào trong syring mà không cần hút. Hiện nay có nhiều loại kít lấy mẫu khí máu động mạch với syring chuyên biệt, tùy theo cơ sở y tế mà có thể lựa chọn.

Các lựa chọn khác

Bằng việc dùng các giá trị hiệu chỉnh, kết quả khí máu tĩnh mạch là hữu ích khi không có nghi ngờ về rối loạn oxy hóa máu. Trong các trường hợp khí máu động mạch có sự tương đồng với độ bão hòa oxy máu thì không có sự thay đổi đáng kể về quá trình oxy hóa máu.

Ngoài ra, đặt catheter là rất cần thiết ở những bệnh nhân cần thực hiện kỹ thuật lấy khí máu động mạch nhiều lần.

Chỉ định và chống chỉ định kỹ thuật lấy khí máu động mạch

Bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu trong những chẩn đoán sau đây:

  • Các rối loạn thăng bằng toan kiềm và oxy hóa máu có thể nhanh chóng gây ra rối loạn nhịp tim nặng, không đáp ứng, tử vong và giúp bác sĩ nhận ra nguyên nhân gây rối loạn như: Giảm tưới máu mô, rối loạn hô hấp, rối loạn chuyển hóa.
  • Cần làm xét nghiệm khí máu động mạch khi bệnh nhân rối loạn ý thức không rõ nguyên nhân, rối loạn hô hấp, rối loạn giảm oxy hóa máu, các bất thường ở HCO3.
  • Sự khác biệt giữa SaO2 và PaO2 trên khí máu động mạch cũng có thể là gợi ý chẩn đoán methemoglobinemia và carboxyhemoglobinemia.
  • PaO2 trên khí máu động mạch là cần thiết để tính chênh áp oxy phế nang mao mạch, xác định nguyên nhân gây toan hô hấp và kiềm hô hấp.
  • Các giá trị trong khí máu động mạch cần thiết để đánh giá tổng lượng oxy máu động mạch CaO2, oxy phân ly DO2 và oxy tiêu thụ VO2.
PaO2 trên khí máu động mạch là cần thiết để tính chênh áp oxy phế nang mao mạch
PaO2 trên khí máu động mạch là cần thiết để tính chênh áp oxy phế nang mao mạch

Kỹ thuật thực hiện

Khi thực hiện kỹ thuật lấy khí máu động mạch cần làm đúng thao tác, thận trọng để tránh xảy ra sai sót.

Thận trọng

Nếu sử dụng syring plastic thì nhân viên y tế cần chú ý các lỗi:

  • PaO2 cũng như oxy có thể bị thấp giả tạo do lỗi áp suất khi PaO2 trong mẫu vượt quá 221mmHg.
  • Syring plastic có tỷ lệ diện tích bề mặt lớn làm thay đổi tính thấm của khí khi so sánh cùng syring 3ml. Vì lý do này nên những bộ kít với kim bướm nối ống dài không nên sử dụng.
  • Sử dụng syring plastic có thể tạo ra  nhiều bọt khí, rất khó loại bỏ chúng.
  • Khi dùng syring plastic nên kéo dài pittong, điều này có thể hút phải máu tĩnh mạch áp lực thấp.
  • Khi kéo pittong để hút máu, bọt khí có thể bị kéo theo vào mẫu, nếu bọt khí nhiều sẽ làm kết quả PaO2 bị thấp giả tạo.

Nếu sử dụng quá nhiều heparin sẽ làm thay đổi nồng độ của các khí hòa tan do trong heparin đã có sẵn PO2 150mmHg. Chỉ có khoảng 4% các trường hợp xảy ra lỗi này khi dùng 0,2ml heparin cho 3 – 5 ml máu. Ngược lại, nếu như dùng ít heparin sẽ tăng nguy cơ tạo cục máu đông trong mẫu. Dùng heparin tinh thể làm giảm nguy cơ pha loãng nhưng có thể làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông.

Nếu mẫu máu không được thực hiện trong vòng 1 phút hoặc làm lạnh ở 2 độ C, PO2 và pH sẽ thấp, PCO2 tăng là do hô hấp tế bào và tăng tiêu thị O2 bởi tế bào tiểu cầu, bạch cầu. Các mẫu máu có lẫn máu tính mạch sẽ cho kết quả PO2 thấp. Ở một người bình thường, nếu nín thở 35 giấy kết quả PaO2 sẽ giảm xuống 50mmHg, pH giảm 0,07 và tăng PaCO2 10mmHg.

kỹ thuật lấy khí máu động mạch
Sau khi lấy mẫu cần thực hiện xét nghiệm ngay

Vị trí lấy mẫu

Vị trí tốt nhất để lấy mẫu là động mạch có hệ thống tuần hoàn bàng hệ tốt để không bị giảm tưới máu trong thường hợp có máu đông hoặc co thắt mạch. Vị trí động mạch ở nông sát bề mặt da giúp tiếp cận động mạch dễ dàng và hạn chế đau nhức. Động mạch quay là vị trí được ưa thích nhất vì nó có đủ những yếu tố trên. Động mạch trụ cung cấp đủ tuần hoàn bàng hệ ở 92% người lớn.

Nếu như không tiếp cận được hệ động mạch quay, động mạch chày sau, mu chân, động mạch thái dương nông thì động mạch cánh tay, động mạch đùi sẽ được lựa chọn để thay thế. 2 động mạch này không dùng cho những bệnh nhân rối loạn đông máu vì gây nguy cơ chảy máu, gây chèn ép mạch. Ngoài ra, nếu động mạch đã can thiệp ngoại khoa thì không thực hiện thủ thuật.

Kỹ thuật lấy khí máu động mạch

Các bước thực hiện lấy khí máu động mạch như sau:

  • Đánh giá lại tình trạng người bệnh trước khi lấy máu.
  • Bộc lộ bề mặt động mạch được tiếp cận, nếu tiếp cận động mạch quay thì lật ngửa bàn tay, gấp nhẹ cổ tay và sờ động mạch, sau đó cố định tay bằng băng dính.
  • Làm sạch vị trí tiếp cận bằng cồn hoặc dung dịch hỗn hợp Chlorhexidine.
  • Tiêm Lidocain 1% trong da để tạo nốt sần nhỏ bằng kim 25g tại vị trí dự định chọc catheter.
  • Nối kim 22g hoặc một kim lớn hơn với một syring thủy tinh có thể đựng được 5ml máu. Tráng kim và syring bằng heparin hoặc dùng bộ kít đã có khí máu sẵn.
  • Chọc kim vào động mạch để tạo một góc 30 độ so với mặt da dọc theo đường đi của mạch máy, tránh chọc vào màng xương nằm dưới động mạch.
  • Khi đã tiếp cận được vào trong lòng động mạch và lấy được máu vào syring thủy tinh, lấy khoảng 3ml máu hoặc theo khuyến cáo của từng bộ kít.
  • Loại bỏ các bọt khí nhỏ để đảm bảo kết quả chính xác, rút kim và đóng nắp syring.
  • Nếu dùng syring thủy tinh thì cần quay tròn syring trong lòng bàn tay từ 5 – 15 giấy để trộn đều heparin cùng máu.
  • Ép lên vị trí chọc kim trong 5 phút hoặc lâu hơn nếu bệnh nhân bị rối loạn đông máu.
  • Ngâm syring chứa máu vào túi nước đá mang đến phòng xét nghiệm ngay lập tức. Cần đảm bảo mẫu máu được dán nhãn có thời gian lấy và điều kiện không khí cũng như nhiệt độ của người bệnh.
Loại bỏ các bọt khí nhỏ để đảm bảo kết quả chính xác, rút kim và đóng nắp syring
Loại bỏ các bọt khí nhỏ để đảm bảo kết quả chính xác, rút kim và đóng nắp syring

Hướng dẫn đọc kết quả khí máu động mạch chi tiết nhất

Chỉ số khí máu bình thường nếu nó thuộc khoảng giá trị sau đây:

  • pH máu: 7.35- 7.45.
  • PaCO2: 35-45 mmHg.
  • HCO3-: 22-26 mEq/l.
  • SaO­2: 95-100%.
  • PaO2: 80-100mmHg.

Cách đọc chỉ số khí máu động mạch để đánh giá toan kiềm

Chuyên gia sẽ thực hiện đánh giá theo 3 bước sau đây:

Bước 1: So sánh pH với hoảng bình thường, nếu pH < 7,35 chứng tỏ bệnh nhân có toan máu, nếu pH > 7,45 chứng tỏ có kiềm máu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể chuyển hóa kết hợp, pH sẽ vẫn trong phạm vi bình thường.

Bước 2: Xác định thay đổi của HCO3- và PaCO2

  • PaCO2 < 35: Kiềm hô hấp.
  • PaCO2 > 45: Toan hô hấp.
  • HCO3- < 22: Toan chuyển hóa.
  • HCO3- > 28: Kiềm chuyển hóa.

Tìm rối loạn tiên phát được thực hiện khi bệnh nhân có toan máu pH<7,35 và các tình trạng sau:

  • Toan chuyển hóa HCO3- < 22 thì rối loạn tiên phát gây biến đổi pH là do chuyển hóa hay do thận.
  • Chỉ có toan hô hấp PaCO2 thì rối loạn tiên phát do phổi.
  • Nếu vừa có toan chuyển hóa và toan hô hấp thì nguyên nhân gây rối loạn là phối hợp.
  • Nếu không có cả toan chuyển hóa và hô hấp, xét nghiệm pH > 7,35 hoặc xét nghiệm cho kết quả sai.

Tìm rối loạn tiên phát được thực hiện khi bệnh nhân có toan máu pH>7,45 và các tình trạng sau:

  • Chỉ có kiềm chuyển hóa thì rối loạn tiên phát do thận.
  • Chỉ có tình trạng kiềm hô hấp thì do phổi.
  • Nếu có cả kiềm hô hấp và kiềm chuyển hóa thì rối loạn tiên phát do cả 2 nguyên nhân.
  • Nếu không có kiềm chuyển hóa và kiềm hô hấp thì do xét nghiệm sai.

Bước 3: Đánh giá đáp ứng bù trừ

Nếu rối loạn tiên phát do hô hấp thì thận cố gắng điều chỉnh HCO3- để đưa pH về mức bình thường. Nếu do chuyển hóa thì phổi sẽ điều chỉnh CO2 để đưa pH về mức bình thường. Tốc độ bù trừ khác nhau tùy theo hô hấp hay chuyển hóa, nếu do chuyển hóa thì bù hô hấp thường diễn ra ngay.

Dựa vào chỉ số HCO3- và PaCO2, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá và xác định mức bù trừ có hợp hay không để đưa ra chỉ định điều trị thích hợp.

Cách đọc chỉ số đánh giá thông khí

Đánh giá thông khí sẽ dựa vào chỉ số PaCO2, cụ thể như sau:

  • PaCO2 < 35 thì tăng thông khí.
  • PaCO2 > 45 thì giảm thông khí.
Dựa vào chỉ số PaCO2 để đánh giá mức độ thông khí
Dựa vào chỉ số PaCO2 để đánh giá mức độ thông khí

Đánh giá trao đổi khí

Chỉ số PaO2 là áp suất của O2 trong máu dùng đánh giá tình trạng suy hô hấp.

  • PaO2 79 – 60: Suy hô hấp nhẹ.
  • PaO2 59 – 40: Suy hô hấp trung bình.
  • PaO2 < 40: Suy hô hấp nặng.

PaO2 cũng được dùng để đánh giá hiệu quả của liệu pháp oxy.

  • PAO2 < 60mmHg: Giảm O2 máu chưa được điều chỉnh nếu tăng FiO2.
  • 60mmHg <  PAO2 < 100: Giảm O2 máu đã điều chỉnh, nhưng giảm nếu giảm FiO2.
  • 100mmHg <  PAO2 < PAO2 dự đoán: Giảm oxy máu đã điều chỉnh dư.
  • PAO2 > PAO2 dự đoán: Giảm O2 máu nếu ngưng cung cấp O2, có thể giảm FiO2 được.

Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ thuật lấy khí máu động mạch và cách đọc chi tiết nhất. Đây là kỹ thuật quan trọng, đòi hỏi sự thận trọng nếu khi lấy mẫu nhân viên cần hết sức chú ý để giúp kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

Bài viết liên quan