Khổ qua rừng hay còn được gọi là mướp đắng rừng là một loại cây mọc hoang trong tự nhiên. Loại quả này được xem là dược liệu tốt với những người cao huyết áp và tiểu đường, hỗ trợ quá trình giảm cân, giảm mỡ máu hiệu quả. Tìm hiểu những công dụng, bài thuốc, cách bào chế cũng như cách sử dụng an toàn nhất qua bài viết dưới đây.

Những thông tin về khổ qua rừng

Khổ qua rừng là loại cây gì?

Khổ qua rừng được mọc tự nhiên trong rừng, có nhiều ở các vùng Nam Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam.

  • Tên dược liệu: Khổ qua rừng
  • Tên khác: Mướp đắng rừng, ổ qua rừng, lương qua, cẩm lệ chi
  • Tên khoa học: Momordica charantia
  • Họ: Momordica charantia - Bầu bí

Đặc điểm thực vật của cây thuốc trong thiên nhiên

Khổ qua rừng mọc hoang trong rừng, nhiều người thắc mắc không biết loại cây này có giống với cây khổ qua nuôi trồng làm thực phẩm hay không.

kho-qua-rung
Trái khổ qua rừng có đặc điểm rất giống với khổ qua nhà

Dưới đây là những đặc điểm thực vật của dược liệu:

  • Khổ qua rừng là dạng cây có thân leo, nhiều nhánh và có màu xanh. Thân dây khổ qua mọc lan và vươn rộng, ban đầu dây mềm và quấn vào các cây hoặc vật khác. Cây bám chắc và trở nên dai hơn khi về già. Nhánh của khổ qua rừng có thể lan rộng tới 2 hoặc 3m.
  • Lá khổ qua rừng dài khoảng 3-8cm mọc từ các đốt của thân nối. Mặt trước của lá được chia thành 5-7 thùy và so le nhau.
  • Hoa màu vàng tươi, có hoa cái và hoa đực được mọc ra từ những nách lá. Hoa có kích thước rất nhỏ, có 5 cánh xòe, phần cuống hoa dài hơn cả cuống lá.
  • Trái khổ qua rừng tươi có màu xanh trắng và trắng xanh. Trái rất nhỏ, dài chừng 4 đến 5cm, bằng chừng ngón chân cái người lớn.

Phân biệt mướp đắng rừng với loại nhà trồng

Trái khổ qua rừng và nhà trồng cũng không khó để phân biệt. Bởi vì hai loại này đều có những đặc điểm bên ngoài nhìn vào đã có thể nhận biết.

  • Mướp đắng rừng có thân, lá và quả nhỏ hơn mướp đắng nhà trồng. Lớp vỏ của quả sần sùi, nhỏ xinh, quả to nhất chỉ bằng hai đầu ngón tay. So với trái khổ qua nhà, hàm lượng về thuốc của khổ qua rừng nhiều gấp 10 lần.
  • Khổ qua nhà trồng thân, lá và quả to hơn khổ qua rừng rất nhiều. Có quả to bằng cả bắp tay. Lớp vỏ ngoài của khổ qua nhà nó bóng, tính năng dược liệu cũng ít hơn khổ qua rừng.

Khổ qua rừng mọc ở đâu? Phân bổ địa lý của cây thuốc

Cây mướp đắng rừng thường mọc hoang, không có sự chăm sóc của con người. Cây được phân bố rộng rãi ở nhiều châu lục như Châu Phi, Châu Úc và Châu Á. Ở Châu Á, có Việt Nam, mướp đắng rừng mọc ở những vùng núi, khu vực nhiều nhất là Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

Đây là một loại dược liệu rất tốt, bởi nó có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, cây thuốc không những được hái trên núi về mà còn được con người trồng tại nhà. Họ xem đó là nguồn rau sạch có mặt trong bữa cơm hàng ngày.

Bên cạnh đó, nhiều nơi còn trồng thành trang trại lớn nhằm mục đích buôn bán, bào chế thuốc hoặc làm trà khổ qua kinh doanh.

Thu hoạch và bào chế dược liệu mướp đắng rừng

Mướp đắng rừng có thể thu hoạch bất kỳ vào thời điểm nào trong năm. Theo kinh nghiệm dân gian thì cứ 15 hoặc 20 ngày lại thu hoạch được một lần, xong vụ thì người ta sẽ cắt cả dây khổ qua rừng phơi khô, làm dược liệu.

kho-qua-rung
Dây khổ qua rừng phơi sấy khô làm dược liệu chữa bệnh

Tuỳ mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng tươi hay khô.

  • Loại tươi: Có vị đắng, có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 - 3 ngày.
  • Loại khô: Được phơi hoặc sấy khô, bên ngoài có màu nâu, nâu đỏ, bên trong lòng có màu trắng ngà, trắng vàng, để nguyên trái hoặc thái lát mỏng, ít đắng hơn và bảo quản được lâu hơn.

Dược liệu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh nguồn nước có thể gây ẩm mốc, mối mọt.

Bất ngờ những tác dụng của khổ qua rừng với sức khỏe con người

Dây khổ qua rừng là một loại dược liệu được ông cha ta sử dụng từ lâu đời để chữa bệnh, tin truyền đến bao thế hệ sau này. Không chỉ thế, mướp đắng rừng còn được các nghiên cứu khoa học hiện đại minh chứng về hiệu quả đem lại với sức khoẻ con người.

Công dụng của khổ qua rừng theo Y học cổ truyền

Trong Đông Y, khổ qua rừng có vị đắng, tính mát, không độc, hiện chưa có tài liệu nào nhắc đến quy Kinh của dược liệu.

Theo đó, cây khổ qua rừng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nóng họng, tiêu viêm, an thần, hạ đường huyết, chữa đau bụng, chữa vết côn trùng cắn,...

Nhờ đó, dân gian thường sử dụng dược liệu này để làm mát nhanh, chữa say nắng, chữa mụn nhọt, viêm nhiễm, sốt cao, viêm họng, đau bụng, chữa bệnh gan, tiểu đường, căng thẳng đầu óc,...

Tác dụng của dây khổ qua rừng trong y học hiện đại

Các nhà nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng, khổ qua rừng có rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe của con người.

Hàm lượng dinh dưỡng trong 100gr khổ qua rừng được phân tích gồm có:

  • Nước: 93,95g
  • Chất béo: 0,305g (Trong đó: chất béo 0.18g; Chất béo không no đã 0.078g; Chất béo không no đơn 0.033g  và chất béo no0.014g).
  • Carbohydrat:  4.32g
  • Chất xơ thực phẩm: 2g, đường: 1.95g
  • Vitamin B: 0 Vitamin B1 ,051mg, Vitamin B2 0,053mg, Vitamin B3 0,280mg, Vitamin B6 0,041mg và Vitamin B9 51μg (Axit folic);
  • Protein: 0.84g
  • Các loại Vitamin khác như: Vitamin A 6μg, Vitamin C 33mg, Vitamin E 0.14mg, và Vitamin K 4.8μg.
  • Canxi 9mg, Kali 319mg, Phospho 36mg, Sắt 0.38mg, Natri 6mg, Magie 16mg, 0.77mg Kẽm, Momocdixin, kẽm, canxi, magie, alkaloid, cucurbitacin.

Do đó, đây là dược liệu rất tốt để chữa trị các bệnh lý như:

  • Hạ chỉ số đường huyết nhờ một số enzyme được kích hoạt để vận chuyển glucose từ máu đến tế bào.
  • Hỗ trợ kiểm soát tốt cho huyết áp và tim mạch, giúp ngăn ngừa nguy cơ các vấn đề về tim gặp phải, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
  • Hàm lượng dinh dưỡng Protein và vitamin C giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch. Vì vậy, rất tốt cho bệnh nhân ung thư, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Hàm lượng Protein và hoạt chất Alkaloid có trong nước khổ qua rừng giúp cho chức năng nuốt của thực bào được tăng cường mạnh hơn.
  • Những khoáng chất, vitamin có trong tiên dược này còn hỗ trợ việc thải độc ở gan. Chất độc được chuyển đến thận và nhanh chóng ra bên ngoài.
  • Trái khổ qua rừng rất tốt với người bị các bệnh về gan: viêm gan B, C.
  • Tốt cho giấc ngủ, điều trị mất ngủ, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Có công dụng làm đẹp da, giảm mụn nhọt, trẻ hoá làn da

Khổ qua rừng trị bệnh gì và những bài thuốc dân gian hiệu quả

Hiện nay, nhiều người đang dùng quả và dây khổ qua rừng để chế biến làm thức ăn. Cũng có nhiều người dùng khổ qua rừng khô làm trà hoặc sắc thành nước uống hàng ngày.  Dưới đây là một số bài thuốc dùng mướp đắng rừng chữa bệnh hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.

Tác dụng của quả khổ qua rừng với bệnh viêm gan

Nhờ vào đặc tính mát, không độc, có vị đắng dược liệu này có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan. Vì vậy đối với những người bị viêm gan B, C có thể sử dụng khổ qua rừng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

kho-qua-rung
Pha trà mướp đắng rừng hỗ trợ điều trị bệnh gan hiệu quả

Cách làm:

  • Chuẩn bị 10g cây thuốc sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó cho vào ấm hoặc vật dụng bạn có để hãm. Hãm khổ qua trong 10 phút rồi rót ra uống hàng ngày.

Mỗi ngày uống 1 ly, uống lúc nước còn ấm, bởi nó dễ hấp thụ hơn tác dụng của trà quả khô. Nếu đắng quá, người bệnh khó uống có thể cho thêm một chút mật ong vào để uống cùng.

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Đây là một trong những tác dụng tuyệt vời của dược liệu này. Theo nghiên cứu khoa học dược liệu có khả năng làm giảm kích thước của khối u, ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, vitamin C có trong dược liệu giúp người bệnh tăng khả năng kháng thể, chống lại sự tấn công của tác nhân gây ung thư.

Bệnh nhân ung thư có thể sử dụng khổ qua rừng theo nhiều cách khác nhau như:

  • Sắc nước uống hoặc hãm trà từ dược liệu sấy khô, uống như nước lọc hàng ngày và kiên trì sử dụng mỗi ngày.
  • Dùng khổ qua rừng tươi để làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày như kho hoặc nấu canh, nhồi thịt,...

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Đối với người bị bệnh tim mạch, trong quá trình điều trị bệnh nên sử dụng thêm khổ qua. Có thể sử dụng bằng cách uống dạng trà hoặc chế biến thành thức ăn hằng ngày.

Bởi dược liệu nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ giúp giảm mỡ máu, ổn định huyết áp. Đồng thời kìm hãm sinh sôi các gốc tự do, đồng nghĩa với việc bạn đang bảo vệ tim mạch.

  • Chuẩn bị 10g dược liệu sấy khô, đem rửa sạch với nước và để ráo nước hoàn toàn.
  • Sau đó sắc lấy nước và cho người bệnh uống như một loại trà hàng ngày.

Người đang điều trị tim mạch nên uống đều đặn ngày 2 lần sáng tối. Nên uống khi nước còn ấm.

Mướp đắng rừng – dược liệu quý cho người bị tiểu đường

Đối với người bị tiểu đường đã có nhiều nghiên cứu cho rằng lương qua rất an toàn và hiệu quả. Bởi dược liệu có chứa protein có khả năng thúc đẩy sự phân giải lượng đường dư thừa, chuyển hóa nó thành năng lượng.

Vì vậy lượng đường huyết sẽ giảm và ổn định nếu người bệnh sử dụng đều đặn và lâu dài.

  • Chuẩn bị 10g quả tươi, đem rửa thật sạch, cắt thành những lát nhỏ hoặc có thể kho nguyên quả.
  • Cho người bệnh ăn thêm khổ qua rừng sau mỗi bữa ăn. Ngày 3 lần đều đặn sau ăn sẽ giúp lượng đường huyết giảm đáng kể.

Tác dụng với người bị cao huyết áp

Hạ huyết áp chính là câu trả lời cho câu hỏi dây khổ qua rừng trị bệnh gì, dược liệu này rất tốt để điều hoà huyết áp hiệu quả.

kho-qua-rung
Món ăn từ cây thuốc rất tốt cho người bị cao huyết áp

Món khổ qua rừng nhồi thịt làm như sau:

  • Chuẩn bị 40g quả khô hoặc tươi, đem rửa sạch với nước.
  • Cách dùng khổ qua rừng tươi: Hầm canh thịt, nhồi thịt ăn mỗi ngày.
  • Đối với khổ qua rừng khô: nấu nước hoặc hãm như trà để uống mỗi ngày.

Điều trị bệnh xương khớp bằng dược liệu

Đối với người bị bệnh xương khớp như đau nhức tay chân, thoát vị đĩa đệm, đau khớp,..., trong quá trình điều trị bệnh, để đạt hiệu quả nhanh hơn hãy kết hợp cùng dược liệu lương qua nhé.

Chuẩn bị các dược liệu sau:

  • Dây đau xương, mướp đắng rừng: 10g (mỗi vị)
  • Cây cối xay, cỏ người, cây vòi voi, cỏ xước: 10g (mỗi vị)
  • Rễ ngũ trảo, quế chi, cây thần thông: 8g (mỗi vị)
  • Gừng tươi: 5g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các vị thuốc ở trên, để cho ráo.
  • Bỏ tất cả vị thuốc vào nồi hoặc ấm sắc thuốc với 1 lít nước. Sắc thuốc cho đến khi còn khoảng 0,4 lít thì ngưng bếp. Sau đó dùng hết trong ngày (chia làm 2 phần bằng nhau).

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng khổ qua rừng

Cũng như các bệnh viêm gan B, C, mướp đắng rừng có tác dụng rất tốt với người bệnh gan nhiễm mỡ. Dược liệu giúp thanh nhiệt giải độc gan, loại trừ lượng mỡ còn tồn đọng trong gan hoặc cơ thể rất hiệu quả.

Bài thuốc mướp đắng rừng chữa gan nhiễm mỡ: có 2 cách khác nhau:

  • Cách 1: Dùng ngọn, lá và quả còn non mang luộc rồi cho người bệnh ăn. Ăn đều đặn mỗi bữa một chén sẽ giảm lượng mỡ trong gan.
  • Cách 2: Sử dụng dây quả khô khoảng 10g mang hãm trà cho mỗi lần uống. Ngày dùng 2 ly sáng tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khổ qua rừng điều trị hiệu quả bệnh rôm sảy

Nhờ có vị đắng, tính mát, khổ qua rừng trong dân gian là bài thuốc hiệu quả trị rôm sảy, nổi mẩn đỏ khắp người. Các bé nhỏ rất hay được ông bà hoặc mẹ dùng để tắm.

  • Dùng lá và dây mướp đắng rừng đã được phơi khô hoặc sấy: 1 nắm to.
  • Rửa sạch lá và dây khổ qua, để ráo. Cho vào nồi cùng 2 lít nước, bạn nấu cho sôi khoảng 10 phút để các tinh chất có thể ra hết hòa vào nước.

Để cho ấm nước rồi mang đi tắm cho bé, đều đặn mỗi ngày giúp hết ngứa, tình trạng rôm sảy giảm dần và hết hẳn.

Uống khổ qua rừng giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn

Công dụng điều trị mất ngủ có lẽ đối với nhiều người vẫn còn xa lạ. Tuy nhiên, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi sử dụng, nó mang lại hiệu quả cao.

kho-qua-rung
Nước nấu từ dược liệu giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn

Cách làm:

  • Chuẩn bị 10g dược liệu, rửa thật sạch để ráo.
  • Có thể nấu hoặc hãm thành trà uống hằng ngày.

Kiên trì một thời gian trước mỗi bữa đi ngủ, sẽ giúp giấc ngủ của bạn dễ dàng và sâu hơn.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng khổ qua rừng

Mặc dù mướp đắng rừng có thể sử dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Không sử dụng khổ qua rừng cho người đang mang thai, dễ bị sảy thai.
  • Trẻ dưới 2 tuổi không nên cho dùng bằng cách uống trực tiếp, có thể dùng để tắm khi bị rôm sảy.
  • Dùng với lượng vừa phải, không lạm dụng nhiều. Bởi bất kỳ một một loại thực phẩm, thuốc hay thứ gì, nếu lạm dụng sẽ luôn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Đối với người đang điều trị bệnh, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ có thể uống kết hợp được không.

Những chia sẻ về khổ qua rừng, tác dụng, bào chế, bài thuốc, lưu ý giúp bạn hiểu rõ hơn về cây thuốc này. Tuy nhiên, để không có tình trạng tác dụng phụ xảy ra bạn hãy sử dụng dụng đúng cách, đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi dùng.


Nhóm bệnh

Bài viết liên quan

cu-mai
cay-ma-de
cay-bac-ha
tra-hoa-vang