Xét nghiệm khí máu động mạch sử dụng máu từ động mạch, trong khi đó hầu hết các xét nghiệm máu khác đều được lây từ máu ở tĩnh mạch. Khí máu động mạch đóng vai tò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều bệnh lý quan trọng. Phân tích kết quả khí máu động mạch sẽ giúp cung cấp thông tin để chiều chỉnh thông số thở máy cho những bệnh nhân đang phải thở bằng máy.

Khí máu động mạch là gì?

Khí máu động mạch là một xét nghiệm máu được thực hiện bằng cách dùng kim tiêm đâm vào động mạch và lấy ra một lượng máu nhỏ. Bác sĩ thường lấy máu động mạch ở vùng cổ tay. Đôi khi có thể lấy máu động mạch đùi ở vùng háng hoặc các động mạch khác.

Máu có thể được lấy từ một ống thông động mạch. Xét nghiệm khí máu động mạch đo độ axit, nồng độ oxy và cacbon dioxit trong máu động mạch. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra xem phổi có khả năng cung cấp oxy vào máu và loại bỏ cacbon dioxit trong máu như thế nào.

Khí máu động mạch là một xét nghiệm máu được thực hiện bằng cách dùng kim tiêm lấy máu ở động mạch
Khí máu động mạch là một xét nghiệm máu được thực hiện bằng cách dùng kim tiêm lấy máu ở động mạch

Khi máu đi qua phổi, oxy di chuyển vào máu trong khi cacbon dioxit di chuyển ra khỏi máu để vào phổi. Xét nghiệm khí máu động mạch dùng máu được lấy từ động mạch, trong đó nồng độ carbon dioxide và oxy có thể được đo trước khi chúng đi vào các mô cơ thể.

Khí máu động mạch là một xét nghiệm đo áp suất oxi động (PaO2), áp suất cacbondioxit (PaCO2) và độ toan kiềm (pH). Đồng thời, độ bão hòa oxy hemoglobin động mạch (SaO2) cũng sẽ được xác định. Những thông tin này vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân đang bị ốm nặng hoặc đang mắc các bệnh nghiêm trọng về hô hấp. Do đó, xét nghiệm khí máu động mạch được xem là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất đối với các bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi sức cấp cứu.

Xét nghiệm được thực hiện để xác định pH của máu, áp suất riêng phần của cacbon dioxit và oxi, và nồng độ bicacbonat. Nhiều máy phân tích khí máu cũng báo cáo cả nồng độ lactate, hemoglobin, nhiều chất điện giải, oxyhemoglobin, carboxy hemoglobin và methemoglobin.

Mục tiêu của việc xét nghiệm khí máu động mạch đó là:

  • Đánh giá suy hô hấp dựa trên khí động mạch.
  • Nắm được các đáp ứng bù trừ trong rối loạn toan kiềm tiên phát.
  • Phân tích chính xác kết quả khí máu động mạch.
  • Khí máu động mạch giúp cung cấp thông tin về pH, phân áp và nồng độ Oxy, CO2 trong máu động mạch.
  • Giúp chẩn đoán những rối loạn thăng bằng – toan kiềm trong cơ thể.
  • Giúp chẩn đoán suy hô hấp chính xác.

Chỉ định xét nghiệm

Nhóm đối tượng sau sẽ được chỉ định làm xét nghiệm khí máu động mạch:

  • Suy hô hấp do mọi nguyên nhân ở trong phổi hoặc ngoài phổi.
  • Suy tuần hoàn, sốc do các nguyên nhân khác.
  • Suy thận, các bệnh lý ống thận.
  • Bệnh nội tiết như tiểu đường nhiễm toan ceton, bệnh suy giáp, bệnh vỏ thượng thận.
  • Người bệnh bị hôn mê, ngộ độc.
  • Người bị các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, tụy tạng, rò ruột, rò túi mật hoặc ruột non.
  • Các rối loạn điện giải như tăng giảm kali, chlor máu.
  • Những bệnh nhân đang theo dõi điều trị như Oxy liệu pháp, bệnh nhân thở máy, nuôi dưỡng tĩnh mạch, truyền dịch, truyền máu, lọc thận, điều trị lợi tiểu.
Những đối tượng bị suy hô hấp thường được chỉ định xét nghiệm khí máu động mạch
Những đối tượng bị suy hô hấp thường được chỉ định xét nghiệm khí máu động mạch

Trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin như:

  • Người bệnh có đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc gặp các vấn đề về chảy máu hay không.
  • Tất cả các loại thuốc đang được người bệnh sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn, thuốc Tây y, Đông y và thuốc dân gian.
  • Có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào hay không, kể cả thuốc gây mê.
  • Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào về nhu cầu xét nghiệm, rủi ro, cách thực hiện hoặc ý nghĩa của việc xét nghiệm.

Kỹ thuật lấy khí máu động mạch

Kỹ thuật lấy khí máu động mạch là một kỹ thuật khó, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Dụng cụ

Những dụng cụ không thể thiếu trong xét nghiệm lấy khí máu động mạch:

  • Ống tiêm 1ml, kim 25.
  • Heparin 1000 đơn vị/ml.
  • Cồn 70 độ, bông gòn, gạc sạch để sát trùng da.
  • Sáp nến hoặc nút cao su để đậy đầu kim lại.
  • Ly nhỏ hoặc túi nhựa dẻo để đựng đá vụn.

Test Allen

Mục đích: Xác định động mạch trụ và cung động mạch lòng bàn tay có thể thay thế động mạch quay hay không khi động mạch quay bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh xòe và nắm bàn tay nhiều lần. Sau đó nắm lại thật chặt để dồn máu ra khỏi bàn tay.
  • Sử dụng ngón tay ép động mạch quay và động mạch trụ. Nếu bàn tay hồng trở lại sau 5-6 giây thì an toàn.
Test Allen là một bài test đơn gian
Test Allen là một bài test đơn gian

Kỹ thuật lấy máu động mạch

Bước 1: Xác định vị trí: Động mạch quay, động mạch cánh tay, động mạch đùi.

Bước 2: Tráng ống tiêm bằng Heparin. Cho khi thoát hết ra ngoài chỉ chừa lại một ít Heparin trong ống.

Bước 3: Hướng dẫn tư thế cho bệnh nhân:

  • Lấy động mạch quay: Người bệnh ngửa bàn tay, duỗi nhẹ cổ tay. Vị trí chích khoảng 1.3 – 2.5cm trên nếp gấp cổ tay.
  • Lấy động mạch cánh tay: Bệnh nhân ngừa bàn tay, khuỷu tay duỗi. Vị trí chích cao hơn nếp gấp khuỷu.
  • Lấy động mạch đùi: Bệnh nhân nằm, chân duỗi thẳng. Vị trí chích ở nếp lằn bẹn.

Bước 4: Các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên tiến hành mang găng tay vô trùng

Bước 5: Sát trùng da cho người bệnh.

Bước 6: Bắt mạch bằng 2 hoặc 3 ngón tay.

Bước 7: Nếu người bệnh sợ đau có thể gây tê tạo nốt phồng da, còn không có thể bỏ qua bước này.

Bước 8: Đâm kim tạo một góc từ 45 đến 60 độ so với bề mặt da. Động mạch đùi tạo góc 90 độ.

Bước 9: Rút 1 ml máu để làm xét nghiệm. Nếu chưa lấy được máu, từ từ rút ngược kim ra cho đến khi máu tràn vào ống tiêm.

Bước 10: Ép chặt vùng chích trong vòng 5-10 phút. Đối với bệnh nhân bị rối loạn đông máu có thể ép lâu hơn.

Bước 11: Bác sĩ giữ ống tiêm theo chiều thẳng đứng, mũi kim hướng lên trên. Búng nhẹ ngón tay vào thành ông cho bọt khí nổi lên rồi bơm chúng ra ngoài.

Bước 12: Giữ nguyên ống tiêm còn gắn kim, sau đó đâm kim vào nắp cao su hoặc sáp nến để ngăn không khí tiếp xúc với mẫu máu. Bác sĩ lưu ý không cầm nút cao su đậy đầu kim.

Bước 13: Lăn nhẹ ống tiêm giữa hai bàn tay để máu được trộn đều.

Bước 14: Đem đến phòng xét nghiệm ngay. Nếu phải chờ đợi hơn 10 phút nên đặt ống tiêm vào túi nước đá.

Bước 15: Các thông số cần cung cấp cho phòng xét nghiệm là Hemonglobin, thân nhiệt, Fio2.

Biến chứng có thể gặp phải

Không có nhiều biến chứng xảy ra trong quá trình lấy mẫu máu từ động mạch. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp phải một số vấn đề như sau:

  • Có thể xuất hiện một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu. Vấn đề này có thể phòng ngừa bằng cách dùng kim nhỏ và ép chặt vùng chích đủ lâu.
  • Khi gặp phải tình trạng thuyên tắc khí có thể khắc phục bằng cách khi chích lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Tổn thương thần kinh như đầu óc nhẹ, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu khi chích động mạch cánh tay hoặc động mạch đùi.
  • Một số trường hợp hiếm hoi kim tiêm có thể làm hỏng dây thần kinh hoặc động mạch, khiến động mạch bị tắc nghẽn.
  • Mặc dù những rủi ro này rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên người bệnh cũng cần phải hết sức cẩn thận, không nâng hoặc mang vác những đồ vật nặng trong vòng 24 giờ sau khi bị lấy máu từ động mạch.

Cách đọc khí máu động mạch cơ bản

Các chỉ số khí máu được xem là bình thường khi thuộc những khoảng giá trị sau đây:

  • pH máu (đó tính toan kiềm của máu): Dao động từ 7.35- 7.45
  • PaCO2 (phân áp CO2 trong máu động mạch): Dao động từ 35-45 mmHg
  • HCO3- (nồng độ HCO3 thật sự): Dao động từ 22-26 mEq/l
  • SaO­2 (phân áp CO2 trong máu động mạch): Dao động từ 95-100%
  • PaO2 (phân áp oxy hòa tan trong máu động mạch): Dao động từ 80-100 mmHg
Đọc khí máu động mạch giúp phát hiện ra nhiều vấn đề của sức khỏe
Đọc khí máu động mạch giúp phát hiện ra nhiều vấn đề của sức khỏe

Cách đọc khí máu động mạch cơ bản được thực hiện theo các bước như sau:

Cách đọc khí máu động mạch để đánh giá tình trạng toan-kiềm

Bước 1: So sánh pH so với khoảng giá trị bình thường

  • Nếu pH < 7.35 chứng tỏ người bệnh có toan máu.
  • Nếu pH > 7.45 chứng tỏ bệnh nhân có kiểm máu.

Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân có thể có chuyển hóa kết hợp, khi đó nồng độ pH bệnh nhân có thể trong khoảng bình thường.

Bước 2: Xác định rối loạn tiên phát dẫn đến sự thay đổi pH

Xác định những thay đổi của PaCO2 và HCO3-:

  • PaCO2 nhỏ hơn 35 gọi là kiềm hô hấp
  • PaCO2 lớn hơn 45 gọi là toan hô hấp
  • HCO3- nhỏ hơn 22 gọi là toan chuyển hóa
  • HCO3- hơn hơn 28 gọi là kiềm chuyển hóa

Xác định rối loạn tiên phát được thực hiện như sau:

  • Khi bệnh nhân có tình trạng toan máu pH nhỏ hơn 7.35 và:
  • Chỉ có toan chuyển hóa (HCO3- <22) chứng tỏ rối loạn tiên phát gây biến đổi pH là do chuyển hóa thận.
    Chỉ có toan hô hấp (PaCO2 >45) chứng tỏ rối loạn tiên phát gây biến đổi pH là do chuyển hóa hô hấp ở phổi.
  • Nếu vừa có cả toan chuyển hóa và toan hô hấp, nguyên nhân gây rối loạn tiên phát có thể là do cả do hô hấp và chuyển hóa.
  • Nếu không có cả toan chuyển hóa và toan hô hấp chứng tỏ người bệnh bình thường hoặc kết quả xét nghiệm này là sai.

Khi bệnh nhân có tình trạng kiềm máu (pH>7.45) và:

  • Chỉ có kiềm chuyển hóa (HCO3- >28) chứng tỏ rối loạn tiên phát là do chuyển hóa thận.
    Chỉ có tình trạng kiềm hô hấp (PaCO2 <35) chứng tỏ rối loạn tiên phát là do chuyển hóa hô hấp ở phổi.
  • Nếu có cả kiềm hô hấp và kiềm chuyển hóa thì rối loạn tiên phát gây ra bởi cả rối loạn hô hấp và chuyển hóa.
  • Nếu không có cả kiềm chuyển hóa và kiềm hô hấp chứng tỏ người bệnh hoàn toàn bình thường hoặc cho kết quả xét nghiệm sai.

Bước 3: Đánh giá đáp ứng bù trừ

  • Nếu rối loạn tiên phát do hô hấp, khi đó thận sẽ cố gắng điều chỉnh HCO3- để đưa nồng độ pH trở về mức bình thường.
  • Nếu rối loạn tiên phát do chuyển hóa, khi đó phổi sẽ điều chỉnh CO2 để đưa nồng độ pH trở về mức bình thường.
  • Tốc độ bù trừ sẽ tùy thuộc vào bù hô hấp hay bù chuyển hóa. Nếu rối loạn do chuyển hóa thì bù hô hấp sẽ được diễn ra ngay lập tức.
  • Dựa vào các chỉ số HCO3-, PaCO2 và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định mức bù trừ có phù hợp hay không, khi đó sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp.

Cách đọc khí máu động mạch để đánh giá thông khí

Đánh giá thông khí dựa vào kết quả PaCO2:

  • PaCO2 <35: Tăng thông khí
  • PaCO2 > 45: Giảm thông khí
Đọc khí máu động mạch để đánh giá thông khí
Đọc khí máu động mạch để đánh giá thông khí

Cách đọc khí máu động mạch để đánh giá trao đổi khí

PaO2 là áp suất phần của O2 trong máu, có thể dùng để đánh giá tình trạng suy hô hấp:

  • PaO2 từ 79-60: Người bệnh bị suy hô hấp ở mức nhẹ.
  • PaO2 từ 59-40: Người bệnh bị suy hô hấp ở mức trung bình.
  • PaO2 <40: Người bệnh bị suy hô hấp ở mức nặng.

PaO2 cũng giúp đánh giá hiệu quả của liệu pháp oxy:

  • PAO2 (mmHg) <60: Giảm O2 máu chưa được điều chỉnh nếu đã có tăng FiO2
  • PAO2 (mmHg) 60< PAO2<100: Giảm O2 máu đã được điều chỉnh nhưng sẽ giảm nếu giảm FiO2
  • PAO2 (mmHg) 100< PAO2< PAO2 dự đoán: Giảm oxy máu đã điều chỉnh dư.
  • PAO2 (mmHg) PAO2> PAO2 dự đoán: Sẽ giảm O2 máu nếu ngưng cung cấp O2 nhưng có thể giảm FiO2 được.

Tỷ số PaO2/FiO2 được dùng để theo dõi tình trạng suy hô hấp cấp và shunt:

  • PaO2/FiO2 <300: Bệnh nhân đang thiếu máu oxy và đang bị tổn thương phổi cấp.
  • PaO2/FiO2 <200: Bệnh nhân đang bị suy hô hấp cấp.
  • PaO2/FiO2 >350: Bệnh nhân đang bị thừa oxy máu.
  • PaO2/FiO2 từ 100-500: Giảm mỗi 100 thì tăng shunt 5%: (500-PaO2/FiO2)x%
  • PaO2/FiO2 <100: Giảm mỗi 15-20% thì tăng shunt 5%
  • PaO2/FiO2 <10: Shunt bình thường
  • PaO2/FiO2 từ 10-19: Shunt bất thường, chưa có ý nghĩa lâm sàng
  • PaO2/FiO2 từ 20-29: Shunt đáng kể, nguy hiểm nếu tim mạch, thần kinh bất thường
  • PaO2/FiO2 > 30: Bệnh nhân đang bị nguy hiểm, cần điều trị hô hấp tim mạch tích cực
  • PaO2/FiO2 > 60: Giới hạn cuối cùng, nếu không điều trị tích cực có thể dẫn đến tử vong.

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Những lý do có thể khiến kết quả xét nghiệm khí máu động mạch bị ảnh hưởng bao gồm:

  • Người bệnh bị sốt hoặc bị hạ thân nhiệt bất thường.
  • Bệnh thiếu máu hoặc đa hồng cầu có thể làm ảnh hưởng đến lượng oxy được vận chuyển trong máu.
  • Trước khi làm xét nghiệm, nếu người bệnh hút thuốc, hít phải khói thuốc phụ, carbon monoxide, một số chất tẩy sơn hoặc vecni ở những khu vực kín cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khí máu động mạch.
Người bệnh bị sốt hoặc hạ thân nhiệt cũng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Người bệnh bị sốt hoặc hạ thân nhiệt cũng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Một số thông tin cần biết thêm

Dưới đây là một vài thông tin khác về vấn đề lấy khí máu động mạch, người bệnh nên tham khảo thêm:

  • Việc lấy khi máu động mạch cần được lấy cách xa các tĩnh mạch và các dây thần kinh.
  • Chỉ riêng giá trị khí máu động mạch không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán vấn đề. Giá trị khí máu động mạch khi được xem xét với các kiểm tra và xét nghiệm khác mang lại ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch thường được thực hiện cho một người đang ở trong viện do bị chấn thương nặng hoặc bệnh tật. Xét nghiệm có thể đo mức độ hoạt động của phổi và thận của người đó, cơ thể sử dụng năng lượng tốt như thế nào.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch mang lại giá trị cao nhất khi nhịp thở của một người tăng hoặc giảm, hoặc khi người đó có hàm lượng glucose trong máu ở mức cao, suy tim hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Nếu bác sĩ cần một vài mẫu máu để kiểm tra, họ sẽ tiến hành đặt một ống thông vào trong động mạch, sau đó sẽ tiến hành thu thập mẫu máu khi cần thiết.

Đối với một số người bệnh, việc xét nghiệm và phân tích khí máu động mạch có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng, phải thở máy, rất cần phân tích từ kết quả xét nghiệm khí máu động mạch để điều chỉnh thông số thở máy kịp thời.

Bài viết liên quan