Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Kháng sinh trị viêm tai giữa là nhóm thuốc thường dùng trong hầu hết các trường hợp bệnh do vi khuẩn phát triển gây ra. Nếu không sử dụng sớm và đúng cách, bệnh dễ chuyển biến xấu thành mãn tính. Vậy có những loại kháng sinh nào phổ biến, uống bao lâu đem lại hiệu quả?

Viêm tai giữa dùng thuốc kháng sinh được không? Có những loại nào?
Viêm tai giữa dùng thuốc kháng sinh được không? Có những loại nào?

Viêm tai giữa có cần uống kháng sinh không?

Viêm tai giữa là hiện tượng niêm mạc tai bị vi khuẩn, virus tấn công gây tổn thương. Sau thời gian dài, dịch mủ xuất hiện gây ứ tắc và làm tai sưng, viêm, đỏ. Bệnh có thể làm thủng màng nhĩ, dẫn đến mất hẳn thính lực.

Viêm tai giữa có cần uống kháng sinh không? Có 3 trường hợp được chỉ ra:

  • Trường hợp viêm nhẹ: Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng viêm, kết hợp giảm đau. Đồng thời cần thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ. Như vậy hiện tượng nhiễm khuẩn có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh.
  • Trường hợp viêm do virus: Kháng sinh không thể có tác dụng đối với virus, vì vậy, người bệnh không được sử dụng loại này. Việc nên làm là nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể và dùng thuốc ức chế virus.
  • Viêm tai giữa do vi khuẩn đã phát triển: Người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm, tránh để bị mãn tính.

Bệnh viêm tai giữa do vi khuẩn tấn công sẽ trở nặng rất nhanh nếu không được phát hiện kịp thời. Vì vậy, ngay khi thấy tai có dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và nhận phác đồ điều trị kịp thời.

Viêm tai giữa uống thuốc gì? Các loại kháng sinh trị viêm tai giữa dạng nhỏ

Kháng sinh trị viêm tai giữa có những loại gì tốt là điều không ít người băn khoăn. Thuốc này được chia ra nhiều nhóm khác nhau, dùng theo nhiều cách như uống, nhỏ dung dịch, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Tùy từng trường hợp viêm tai giữa do nhiễm khuẩn cụ thể mà áp dụng tương ứng.

Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc nhỏ kháng sinh trị viêm tai giữa. Trong đó, một số loại được cho là phổ biến và hiệu quả với người bị bệnh viêm nhiễm ở tai này.

1. Kháng sinh trị viêm tai giữa Ciplox

Thuốc kháng sinh viêm tai giữa dạng nhỏ Ciplox có chứa hoạt chất Ciprofloxacine 0.3%. Đây là một kháng sinh nhóm quinolone đóng vai trò ngăn sự tăng trưởng vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa dạng nhỏ Ciprofloxacine 0.3% ngăn vi khuẩn phát triển
Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa dạng nhỏ Ciprofloxacine 0.3% ngăn vi khuẩn phát triển

Thành phần

Trong một lọ Ciprofloxacin 0,3% dùng để nhỏ tai, mắt, mũi dung tích 5ml có chứa: Ciprofloxacin HCl 15mg và các tá dược vừa đủ.

Công dụng trị viêm tai giữa

Dùng trong các trường hợp viêm tai giữa cấp tính, mãn tính có mủ. Những người sau phẫu thuật xương chũm cũng cần chống viêm bằng thuốc này.

Cách dùng

  • Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa dạng nhỏ Ciplox thường dùng vào buổi sáng và tối hoặc khi cảm thấy khó chịu.
  • Ban đầu, bạn chỉ nên nhỏ từ 2 – 3 giọt. Mỗi lần nhỏ cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Sau đó, cần giảm số lần khi triệu chứng viêm tai giữa ít biểu hiện đi.
  • Trước khi dùng bạn nên lắc đều lọ thuốc trong 10 – 15 giây.
  • Khi nhỏ thuốc cần nằm hoặc nghiêng tai khoảng 2 phút sao cho thuốc không rớt ra.

Đối tượng, chống chỉ định dùng thuốc

Thuốc này dùng cho nhiều đối tượng bị viêm tai, mắt, mũi do vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, phụ nữ có thai hoặc mẫn cảm với Ciprofloxacin, các Quinolon nên thận trọng.

Lưu ý

  • Nếu dùng chung thuốc nhỏ tai với các dược liệu trị bệnh khác có thể làm hiệu quả của thuốc giảm.
  • Khi dùng thuốc cần tránh bổ sung dinh dưỡng từ sữa hoặc nước trái cây giàu canxi. Vì vi khoáng này có khả năng làm hạn chế tác dụng của kháng sinh ciprofloxacin. Nếu muốn sử dụng, bạn nên ăn cách ra từ 2 – 6 giờ.
  • Không dùng thuốc này trong thời gian quá dài và liên tục, tránh nguy cơ sinh khuẩn hoặc bội nhiễm.
  • Bảo quản thuốc ở môi trường thoáng khô, dưới 30 độ C và đậy nắp kín sau khi dùng.

2. Kháng sinh chữa viêm tai giữa Otofa

Cũng là một loại thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa dạng dung dịch, Otofa được khá nhiều người sử dụng để nhỏ tai trị viêm.

thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa dạng dung dịch Otofa
Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa dạng dung dịch Otofa

Thành phần

Hoạt chất chính trong thuốc này là Rifamycin. Đây là một kháng sinh phân lập từ Streptomyces mediterianei. Nó tác động vào các chuỗi ARN ngắn của vi khuẩn đang bắt đầu tổng hợp nhờ các axit amin.

Công dụng

Với thành phần chính là Rifamycin, thuốc có tác dụng diệt khuẩn gram dương và âm. Nhờ đó giải quyết triệt để nguyên nhân gây viêm tai do khuẩn gram. Bao gồm: Viêm cấp tính, có mủ, mãn tính, bị thông khí, tắc dịch ở hốc tai.

Cách dùng hiệu quả

Để thuốc Otofa đạt hiệu quả trị bệnh cao, bạn nên:

  • Làm ấm thuốc trước khi nhỏ để không gây khó chịu trong tai.
  • Vệ sinh tai rồi dùng bông y tế thấm nước muối NaCl 0.9% để lau sạch trong ống tai. Việc này có tác dụng loại bỏ các cặn bã, bụi bẩn trước khi nhỏ thuốc.
  • Nếu có rỉ mủ trong tai, bạn cần tiến hành vệ sinh tai cho đến khi hết dịch mủ. Thông thường, sau khoảng 3 – 4 lần sử dụng nước muối sinh lý là có thể nhỏ thuốc.

Liều lượng, cách nhỏ

Trước khi nhỏ thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa, bạn nên nằm hoặc nghiêng tai cần nhỏ sang một bên. Sau khi nhỏ khoảng 2 phút thì trở lại tư thế bình thường.

  • Người lớn nên nhỏ Otofa 2 lần mỗi ngày x 5 giọt.
  • Trẻ em nên nhỏ Otofa 2 lần mỗi ngày x 3 giọt

Thực hiện đều đặn và liên tục trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày để bệnh thuyên giảm. Nếu không đem lại hiệu quả thì cần đến bệnh viện để kiểm tra, đánh giá mức độ và tìm giải pháp khác.

Đối tượng, chống chỉ định

Otofa không dùng được cho những người quá mẫn với Rifamycin và các tá dược trong thuốc.
Trường hợp sử dụng kháng sinh trị viêm tai giữa mà có hiện tượng nhức đầu, ngứa, nổi mẩn, bạn nên ngừng sử dụng và chọn loại khác.

Lưu ý

  • Nếu bị nhiễm trùng nặng hoặc thủng màng nhĩ, người bệnh không nên tiếp tục nhỏ thuốc trị viêm tai giữa tại nhà mà cần điều trị và theo dõi tại bệnh viện.
  • Khi triệu chứng bệnh thuyên giảm, bạn cũng không được nhỏ thêm nhiều giọt hoặc tăng tần suất.
  • Nếu ngừng thuốc, cần tham khảo các chỉ dẫn của bác sĩ để không bị kháng thuốc.
  • Bảo quản thuốc sau khi dùng ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tại nơi thoáng, khô
  • Đậy nắp và giữ sạch đầu lọ thuốc, tránh để nhiễm khuẩn.
  • Nên cẩn trọng khi trẻ nhỏ tiếp xúc với thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa. Tốt nhất cha mẹ chủ động nhỏ cho con và cất kỹ.

Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa đường uống và tiêm, truyền

Bên cạnh các thuốc nhỏ tai trị viêm, một số trường hợp cần kết hợp thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch. Dưới đây là một số thuốc cơ bản trị viêm tai giữa.

1. Thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa Ampicillin

Ampicillin là thuốc kê theo đơn, người bệnh viêm tai giữa không được tự ý mua về sử dụng.

Ampicillin là thuốc kê theo đơn không được tự ý mua về sử dụng
Ampicillin là thuốc kê theo đơn không được tự ý mua về sử dụng

Thành phần: Trong mỗi viên thuốc này có chứa hoạt chất Ampicillin 500mg và các tá dược vừa đủ.

Công dụng: Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa này có công dụng trị viêm trong nhiều trường hợp. Sử dụng Ampicillin có tác dụng chống khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây viêm nhiễm.

Cách dùng, liều lượng

Tùy vào tình trạng bệnh, tuổi tác và chức năng của thận mà sử dụng liều lượng tương ứng.

Thông thường, bạn nên dùng 0.25g – 1g ampicillin/lần trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ. Mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng, tổng lượng thuốc người bị viêm tai giữa nặng có thể dùng lên đến 12g/ngày.

Đối tượng dùng, chống chỉ định

  • Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa này chỉ dùng cho người lớn, không thích hợp với trẻ em. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có thể uống nhưng cần đúng liều lượng.
  • Những người bị dị ứng với penicillin và cephalosporin hoặc các thành phần khác không nên dùng thuốc này.
  • Người bị tăng bạch cầu đơn nhân có nguy cơ biến chứng ngoài ra nên cẩn trọng.

Lưu ý

  • Ngưng sử dụng ampicillin ngay khi phát hiện biểu hiện dị ứng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa.
  • Để ampicillin đạt hiệu quả, cần dùng từ 2 – 3 tuần, trong khi đó phải để ý đến chức năng thận và gan.
  • Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như khiến da mẩn đỏ, tróc vảy… Người bệnh còn có thể bị giảm tiểu cầu máu, tiêu chảy, viêm đại tràng khi dùng thuốc này.
  • Ampicillin dễ tương tác với methotrexat, alopurinol gây mẩn đỏ.
  • Ampicillin bị giảm tác dụng khi dùng cùng tetracyclin, cloramphenicol…
  • Phụ nữ uống thuốc tránh thai không nên dùng Ampicillin vì nó có thể làm giảm hiệu quả và có thể khiến chị em bị chảy máu.

3. Kháng sinh viêm tai Cephalosporin thế hệ II, III

Nhóm kháng sinh này bao gồm các thuốc tiêm và uống như Zinnat, Zinacef, Keflor, Rocephin, Claforan, Cefobid, Fortum… Chúng có tác dụng mạnh trên vi khuẩn gram, do đó được dùng để trị viêm tai giữa.

Kháng sinh trị viêm tai giữa Cephalosporin có thuốc tiêm và uống
Kháng sinh trị viêm tai giữa Cephalosporin có thuốc tiêm và uống

Công dụng

Thuốc Cephalosporin thế hệ II, III có khả năng ngăn sự nhân đôi của các hại khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp mucopeptid. Loại kháng sinh trị viêm tai giữa được chỉ định dùng cho những trường hợp viêm tai giữa cấp tính, nhằm:

  • Ngăn ngừa và tiêu diệt các khuẩn nhạy cảm với Cephalosporin như khuẩn S. pneumoniae kháng lại Penicillin.
  • Hỗ trợ điều trị viêm do nhiễm một số khuẩn khác.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bị viêm màng não ở cả người lớn và trẻ em do bị bệnh này.
  • Tránh để vi khuẩn tấn công đến da, vòm họng, gây viêm amindan

Cách dùng, tác dụng phụ thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa Cephalosporin

  • Các thuốc nhóm này được kê theo toa, liều lượng sử dụng do bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp. Người bệnh không nên tự ý sử dụng.
  • Việc sử dụng Cephalosporium có thể khiến người bệnh viêm tai giữa bị dị ứng, phát ban, sốt, tăng bạch cầu ái toan. Ngoài ra, còn có các hiện tượng buồn nôn, nôn và đi ngoài phân lỏng hoặc suy giảm chức năng thận.

Chống chỉ định

  • Không dùng Cephalosporium thế hệ II cho người bị viêm màng não (chỉ dùng thế hệ III).
  • Cephalosporium thế hệ II, III có thể tác động xấu đến hệ tiêu hóa, gan thận. Những người bị bệnh này cần cẩn trọng hoặc lựa chọn thuốc khác trị viêm tai.
  • Người dị ứng với Cephalosporium hoặc nghi ngờ kháng thuốc không được dùng.
  • Không dùng cho người bị viêm tai giữa nhiễm virus herpes hoặc quá mẫn với penicillin.

Lưu ý

  • Cephalosporium tương tác với cồn, chặn quá trình phân giải alcohol. Vì vậy khi dùng thuốc này tuyệt đối phải kiêng thức uống có cồn, tránh nguy hiểm tính mạng.
  • Cần bảo quản Cephalosporium xa nguồn nhiệt. Tốt nhất nên để ở vị trí cao, khô thoáng, không bị ánh sáng chiếu. Không để trẻ em chơi với thuốc Cephalosporium.

4. Kanamycin

Đây là nhóm thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa tác dụng mạnh thuộc nhóm aminoglycoside. Nhóm này có tác dụng chính là kháng khuẩn hiếu khí gram âm và một số gram dươngnhư Acinetobacter, Escherichia coli, Proteus, Pseudomonas, Citrobacter, Serratia… Hiện nay trên thị trường có bán Kanamycin dạngdung dịch có chứa Kanamycin 10%.

Kanamycin có dạng dung dịch chứa Kanamycin 10%.
Kanamycin có dạng dung dịch chứa Kanamycin 10%.

Thành phần: Mỗi lọ hoặc viên nang này đều chứa thành phần chính là Kanamycin base.

Công dụng chữa viêm tai giữa

Kanamycin như một loại thuốc kháng sinh đặc trị viêm tai giữa. Nó có tác dụng tiêu diệt và ngăn cản vi khuẩn phát triển và lây lan. Dược phẩm này thường được dùng khi người bệnh bị nhiễm nặng.

Cách dùng

Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa Kanamycin thường dùng để tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Tiêm bắp: Pha 1g Kanamycin với 4ml nước cất (nồng độ 250mg/ml).

Đối với người lớn:

  • Bị nhiễm khuẩn cấp: Dùng tối đa 1g/ngày cho 2 – 4 lần tiêm. Nên dùng nhiều nhất là 6 ngày liên tục và không quá 10g.
  • Viêm tai giữa mãn tính: Tiêm 1g/ngày chia 2 lần và cách nhật, dùng 3g/tuần hoặc tiêm 1g/ngày x 2 lần/tuần. Tổng lượng thuốc tiêm trong suốt quá trình điều trị không quá 50g.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ viêm tai giữa nhiễm khuẩn cấp tính: Tính theo cân nặng khoảng 15mg/kg mỗi ngày. Chẳng hạn trẻ 20kg thì tiêm tổng là 0,75mg/ngày. Số thuốc này chia ra làm 2 – 4 lần tiêm hàng ngày, dùng liên tục khoảng 6 ngày trở lại.
  • Đối với trẻ nhiễm khuẩn mãn tính: Trường hợp này không có liều dùng đặc biệt.
  • Người cao tuổi: Cần giảm liều lượng so với người lớn và cẩn trọng nếu bị suy thận.

Tiêm tĩnh mạch: Áp dụng khi người bệnh nhiễm khuẩn nặng, có nguy cơ trụy tim.

  • Hòa lọ 1g Kanamycin với 200 – 400ml dung dịch NaCl 0.9% hoặc glucose 5% để được nồng độ 2,5 – 5 mg/ml.
  • Cả người lớn và trẻ em đều tiêm 2 – 3 lần mỗi ngày, liều lượng tối đa 15mg/kg. Tốc độ truyền vào tĩnh mạch là 3 – 4ml/phút, truyền hết trong vòng 30 – 60 phút.
  • Người già hoặc bị suy thận thì giảm liều lượng.

Chống chỉ định

  • Mặc dù có tác dụng mạnh, nhưng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa này không được dùng khi có độc tính trên tai hoặc thận.
  • Những người phản ứng độc với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử mẫn cảm không dùng.
  • Không dùng Kanamycin cho mẹ bầu hoặc trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Thận trọng khi bị suy thận vì Kanamycin tồn tại trong huyết thanh lâu dài. Cần kiểm soát nồng độ huyết thanh dưới 30microgam/ml hoặc giảm liều dùng.
  • Hạn chế dùng cho người bị nhược cơ, Kanamycin có thể khiến họ ngừng thở hoặc suy hô hấp. Tốt nhất không nên tiêm trong màng bụng.

Kháng sinh viêm tai Kanamycin có tác dụng phụ gì?

Thông thường, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa này có thể gặp phải một số phản ứng như sau:

  • Phản ứng nhiễm độc ở tai: Xảy ra khi dùng từ 1 tháng cho đến 6 tháng, khả năng xảy ra là 40%. Tần suất này còn tăng cao hơn nếu kết hợp với vancomycin. Lúc này người bệnh hay có biểu hiện ù tai, vì vậy, cần giảm liều hoặc ngưng dùng Kanamycin.
  • Nhiễm độc thận: Xảy ra khi tổng liều từ 30g trở lên, khả năng bị là 50%. Biểu hiện là có trụ niệu trong và hạt ở nước tiểu. Lúc này cần ngừng sử dụng Kanamycin và dùng aminoglycosid thay thế.
  • Một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh bị rối loạn tiền đình hoặc nổi ban đỏ, sốt…
  • Trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể bị choáng phản vệ, phong bế thần kinh.

5. Gentamycin – Thuốc kháng sinh viêm tai giữa

Gentamycin là thuốc kháng khuẩn và khử trùng tai, cũng thuộc nhóm aminoglycoside. Nó còn dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở mắt.

Thành phần: Hoạt chất gentamicin và các tá dược vừa đủ.

Gentamycin cũng thuộc nhóm aminoglycoside
Gentamycin cũng thuộc nhóm aminoglycoside

Công dụng

  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm tai giữa bằng cách ức chế sự tổng hợp protein của chúng.
  • Gắn kết với tiểu đơn vị 30S hoặc 50S của ribosom, khiến cho màng tế bào vi khuẩn không hoàn thiện, phát triển không bình thường và chết đi.

Cách dùng

Thuốc này được dùng theo đường truyền tĩnh mạch hoạc tiêm bắp, thường cách nhau mỗi lần 8 giờ. Liều lượng được chỉ định phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe.

Trước khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa, bạn nên tiến hành các xét nghiệm liên quan đến chức năng thận.

Người lớn bị nhiễm khuẩn ở tai: Pha với liều lượng từ 5 – 2mg/kg rồi giảm dần còn 1 – 1.7mg/kg để tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau 8 giờ. Hoặc pha 5 – 7mg/kg tiêm tĩnh mạch 1 lần mỗi ngày.

Liều dùng cho trẻ em viêm tai giữa do nhiễm khuẩn

  • Trẻ từ 0 – 4 tuần tuổi, cân nặng khi sinh dưới 1.2kg: Dùng 2.5mg/kg tiêm bắp hoặc truyền qua tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau 18 – 24 giờ.
  • Trẻ từ 0 – 4 tuần tuổi, cân nặng khi sinh trên 1.2kg: Dùng 2.5mg/kg tiêm bắp hoặc truyền qua tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
  • Sơ sinh 1 – 4 tuần tuổi, cân nặng khi sinh từ 1.2 – 2kg: Dùng 2.5mg/kg tiêm bắp hoặc truyền qua tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau 8 – 12 giờ.
  • Sơ sinh 1 – 4 tuần tuổi, cân nặng khi sinh trên 2kg: Dùng 2.5mg/kg tiêm bắp hoặc truyền qua tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau 8 giờ.
  • Trẻ trên 1 tháng tuổi: Dùng 1 – 2.5mg/kg tiêm bắp hoặc truyền qua tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau 8 giờ.

Chống chỉ định

  • Không dùng gentamicin cho những người dị ứng với các thành phần trong công thức hoặc các aminoglycosid tương tự.
  • Người bị nhược cơ, yếu cơ hoặc bị bệnh Parkinson không nên dùng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa này.
  • Không dùng gentamicin đường nhỏ cho người bị thủng hoặc nghi ngờ hỏng màng nhĩ.

Tác dụng phụ

  • Khi sử dụng gentamicin có thể khiến bạn đi lại không vững, thường chóng mặt, hoa mắt.
  • Gây nhiễm độc ở tai, ảnh hưởng đến ốc tai và hệ thống tiền đình.
  • Gây ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, khiến bạn có khả năng liệt cơ. Trường hợp tiêm tĩnh mạch có thể gây xung huyết, sưng, đau.
  • Một số trường hợp có thể gây nhiễm độc thận hoặc sốc phản vệ…

Lưu ý

  • Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa Gentamicin có thể tương tác với các aminoglycosid khác hoặc thuốc nhóm cephalosporin…
  • Người cao tuổi hoặc suy thận rất dễ bị nhiễm độc khi dùng thuốc này. Vì vậy, cần phải điều chỉnh liều lượng và theo dõi sức khỏe thận, thính giác cẩn thận.

Lời khuyên khi dùng các thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể biến chuyển nặng nếu điều trị sai cách. Việc điều trị viêm tai giữa không chính xác cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như não, họng, thận… Vì vậy:

điều trị viêm tai giữa không chính xác cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác
Điều trị viêm tai giữa không chính xác cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác
  • Cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm tai giữa là do đâu, virus hay vi khuẩn. Đồng thời kiểm tra kỹ tình trạng bệnh hiện tại để áp dụng các loại thuốc tương ứng.
  • Khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cần thực hiện đúng liệu trình bác sĩ kê hoặc chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Đặc biệt cần lưu ý viêm tai giữa uống kháng sinh mấy ngày là đủ. Không nên dùng chưa đủ liều, cũng tránh sử dụng quá dài ngày.
  • Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa rất dễ khiến bạn gặp phải các phản ứng phụ trên da, thận, hãy thận trọng.
  • Khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai, mẹ cho con bú cần kiểm tra kỹ chỉ định của thuốc.
  • Nên chú ý dùng thuốc cách xa bữa ăn hoặc tránh nhóm thực phẩm dễ tương tác với thuốc.
  • Không dùng chung với các loại dược phẩm dễ phản ứng với nhau gây giảm tác dụng.
  • Hàng ngày cần chú ý vệ sinh tai thật sạch và đúng cách để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trở nặng.

Kháng sinh trị viêm tai giữa hoạt động hiệu quả nhất khi dùng đúng liều lượng và ổn định. Vì vậy, hãy thực hiện đúng liệu trình mà bác sĩ tư vấn, ngay cả khi không còn thấy triệu chứng bệnh. Nếu có biểu hiện tái phát viêm tai, cần báo lại cho chuyên gia để xử lý sớm.

ĐỌC THÊM:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan