Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Rối loạn nội tiết tố gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vẻ ngoài của chị em phụ nữ. Để điều trị bệnh đúng cách và kịp thời, chị em nên đi khám nội tiết tố nữ để bác sĩ chẩn đoán cũng như xây dựng liệu trình chữa bệnh phù hợp. 

Các bước khám nội tiết tố nữ như thế nào?

Khám nội tiết tố nữ là gì, đây là những thao tác y học giúp bác sĩ nắm được tình trạng người bệnh để đưa ra chỉ định cận lâm sàng. Quá trình khám bệnh, bác sĩ cũng có thể sử dụng những thủ thuật cần thiết nhằm thu được kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó bệnh được tìm ra nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị.

Quá trình khám bệnh thông thường gồm các bước sau:

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi kỹ người bệnh về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt. Đặc biệt, các triệu chứng bên ngoài cũng được lưu ý để nắm bắt về mức độ rối loạn nội tiết ở phụ nữ.

Ngoài ra, một số những kiểm tra được làm ở bước này còn là kiểm tra chiều cao, cân nặng, kiểm tra bộ phận sinh dục, chu kỳ kinh nguyệt, số lần có thai…

Thăm khám lâm sàng để hiểu rõ tình hình bệnh
Thăm khám lâm sàng để hiểu rõ tình hình bệnh

Xét nghiệm nội tiết tố

Xét nghiệm nội tiết tố là gì, xét nghiệm là việc thực hiện những kiểm tra nhỏ để có thể đánh giá, theo dõi chức năng của cơ quan trong cơ thể. Đối với bệnh rối loạn nội tiết, các xét nghiệm sẽ đánh giá khả năng dự trữ noãn của buồng trứng và các chức năng sản sinh hormone của cơ thể.

Kết quả của xét nghiệm được bác sĩ sử dụng để phát hiện rối loạn nội tiết và có phương pháp điều trị. Các kiểm tra thường được làm bao gồm:

  • Chỉ số Testosterone

Dù là hormone nam, nhưng testosterone vẫn có lượng nhỏ nhất định ở phụ nữ. Đây là hormone giúp kích thích ham muốn tình dục ở cả hai phái. Mức testosterone trung bình ở nữ giới là 15-70mg/dL. Nếu xét nghiệm ra nồng độ quá cao, nữ giới có thể đang rối loạn nội tiết. Đây cũng là dấu hiệu của những u hiếm gặp và chứng đa nang buồng trứng.

  • Kiểm tra chỉ số Estrogen

Estrogen đóng vai trò quyết định đặc điểm hình thể, làn da, giọng nói và khả năng sinh sản của nữ giới. Xét nghiệm estrogen để kiểm tra nồng độ hormone này có ở mức ổn định không.

Estrogen vốn có 3 dạng, tuy vậy E2 (estradiol) là dạng phổ biến nhất. Nồng độ bình thường nằm trong khoảng 70-22-pmol/L hoặc 20-60pg/mL.

Kết quả của xét nghiệm được bác sĩ sử dụng để phát hiện rối loạn nội tiết
Kết quả của xét nghiệm được bác sĩ sử dụng để phát hiện rối loạn nội tiết
  • Chỉ số Progesterone

Progesterone có khả năng kích thích sự phát triển tuyến vú cũng như niêm mạch tử cung. Chúng đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản của nữ giới. Progesterone cần phải được duy trì ở mức cao đối với phụ nữ mang thai để bảo vệ cho thai nhi.

Phụ nữ khỏe mạnh bình thường nên duy trì lượng hormone này trong khoảng 5-20ng/mL.  Nếu thiếu hụt hormone này cơ thể phụ nữ sẽ bị suy nhược, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn…

  • FSH

Xét nghiệm FSH để làm cơ sở chẩn đoán đa nang buồng trứng. Nếu nồng độ FSH thấp thì khả năng dự trữ buồng trứng cũng thấp. Mức độ trung bình của FSH là từ 1,4-9,6IU/L.

  • AMH

Đây là xét nghiệm khả năng sinh sản của buồng trứng. Nồng độ AMH bình thường từ 2-6,8 ng/mL. Nếu nồng độ cao dễ gây vô sinh, nồng độ thấp sẽ khiến cơ thể không đáp ứng thụ tinh nhân tạo.

  • LH

LH cần cho quá trình làm chín noãn bào và giải phóng trứng. LH biến thành thể vàng sau khi rụng trứng và từ đó tiết ra progesterone. Nồng độ LH ổn định từ 0,8-26 IU/L. Nếu LH quá cao sẽ làm tăng nguy cơ đa nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt.

  •  Prolactin

Nồng độ prolactin cao dẫn đến vô sinh, do đó mức độ an toàn cần duy trì là từ 127-637 μU/mL.

Khi nào cần phải đi khám nội tiết tố nữ?

Bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng đều có thể khám nội tiết tố nữ để đánh giá sức khỏe sinh sản của bản thân. Bên cạnh đó, một vài trường hợp đặc biệt cần đi khám hoặc được chỉ định làm xét nghiệm nội tiết bao gồm:

  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, ra ít hoặc rất nhiều máu kinh, dong kinh, hoặc mất kinh. Một số trường hợp bị vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát cũng cần đi khám sớm.
  • Trường hợp âm đạo bị chảy máu bất thường, không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ đang nghi ngờ các dấu hiệu đa nang buồng trứng.
  • Người khó có con, gặp vấn đề trong quá trình thụ thai.
  • Phụ nữ có dấu hiệu lão hóa sớm, hoặc bước sang tuổi trung niên, có dấu hiệu tiền mãn kinh…
  • Đối tượng muốn tiến hành những biện pháp thụ tinh nhân tạo để hỗ trợ sinh sản.
Đi khám nội tiết tố khi có những biểu hiện bất thường
Đi khám nội tiết tố khi có những biểu hiện bất thường

Khám rối loạn nội tiết tố nữ ở đâu, bao tiền?

Để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng cách, người bị rối loạn nội tiết nên đi khám ở những bệnh viện, phòng khám uy tín. Hãy lựa chọn những địa chỉ y tế có đầy đủ cơ sở vật chất cùng đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm.

Địa chỉ khám nội tiết tố nữ ở đâu Hà Nội:

  • Bệnh viện đa khoa Medlatec: Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, ĐT: 1900 565656.
  • Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Số 80 Ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa, ĐT:  024.6288.5158.
  • Bệnh viện Bạch Mai, khoa Nội Tiết: tầng 6, 78 Giải Phóng, Đống Đa, ĐT: 024 3869 3731.

Khám suy giảm nội tiết tố nữ ở đâu TP.HCM:

  • Bệnh viện Từ Dũ: 84 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, ĐT:  028 5404 2829.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, ĐT: 028 3855 4269.
  • Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn: 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Đt: 0899 909 268

Khám nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền, chi phí xét nghiệm và khám bệnh có thể khác nhau ở mỗi cơ sở y tế. Chi phí khám lâm sàng chưa xét nghiệm có thể giao động từ 100.000-300.000 VNĐ. Nếu sử dụng bảo hiểm y tế, chi phí này có thể được hỗ trợ đáng kể.

Chi phí xét nghiệm và khám bệnh có thể khác nhau ở mỗi cơ sở y tế
Chi phí xét nghiệm và khám bệnh có thể khác nhau ở mỗi cơ sở y tế

Chi phí xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào thiết bị thực hiện, số lần xét nghiệm… Ngoài ra, mỗi xét nghiệm nội tiết đều có mức giá riêng, bạn có thể tham khảo bảng giá cơ bản dưới đây:

  • ANH: khoảng 800.000-900.000 VNĐ
  • FSH, LH, Estradiol, testosterone hoặc progesterone: khoảng 150.000VNĐ.
  • Prolactin: khoảng 180.000 đồng.

Trên đây là những thông tin về khám nội tiết tố nữ. Sớm kiểm tra và xác định được tình trạng bệnh giúp bạn có biện pháp cải thiện phù hợp. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức để chăm sóc sức khỏe đúng cách.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan