Huyệt nội quan được biết đến và sử dụng trong y học cổ truyền từ nhiều đời nay, đặc biệt là đối với các tình trạng khí nghịch/trì trệ, mất ngủ, đau tay, viêm cơ tim, thiểu năng tuần hoàn… Để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm đi những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng cho bệnh nhân, thầy thuốc có thể kết hợp cả nội quan và các huyệt khác trong cơ thể…

Tổng quan về huyệt nội quan

Huyệt nội quan được định nghĩa trong thiên kinh mạch, là huyệt đạo số 6 của kinh tâm đào, huyệt lạc, giao với âm duy mạch ở vùng ngực. Các thầy thuốc Đông y giải nghĩa về tên huyệt như sau: Nội có nghĩa là nằm phía trong, bờ bên trong cơ thể; còn quan dùng để chỉ phần hõm vào của tay. Như vậy qua tên gọi có thể đoán nôm na về vị trí của huyệt qua tên gọi.

Cũng như các huyệt khác, thầy thuốc có thể tác động đơn lẻ hoặc phối hợp trong các lộ trình điều trị cho bệnh nhân. Điều này cũng tùy thuộc vào thể trạng bệnh, cơ địa và khả năng tương thích của từng người, do vậy việc kết hợp sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của các bác sĩ Đông y.

huyet-noi-quan
Huyệt nội quan được định nghĩa trong thiên kinh mạch

Vị trí huyệt nội quan và cách xác định

Huyệt nội quan ở đâu? Tính từ cổ tay, đo ngược lên 2 thốn, dưới gian sử 1 thốn chính là vị trí của huyệt. Để xác định chính xác nội quan, bạn cần nghe kỹ chỉ dẫn dưới đây của bác sĩ:

  • Để cơ thể ở vị trí giải phẫu (chi trên hướng mặt ra phía trước).
  • Sau đó tính từ phần cổ tay (có khía phân cắt) hất lên phía trên 1 thốn, ngay ở giữa khe gân của cơ gan bàn tay bé và lớn. Đây chính là huyệt nội quan.

Tác dụng của nội quan huyệt mang lại

Huyệt nội quan nằm ở vị trí giao giữa gân và các sợi dây thần kinh, do vậy huyệt đảm nhận nhiều chức năng như: Tích âm, an thần kinh. Tùy vào cách thức tác động vào huyệt mà hiệu quả trên cơ thể sẽ khác nhau, cụ thể là:

  • Huyệt có tác dụng giải phóng lồng ngực, giúp cân cơ thư giãn, do vậy phù hợp với đối với bệnh nhân: Hen phế quản, đau thắt ngực, thiếu máu…
  • Trong một số trường hợp cấp cứu, tác động vào huyệt vẫn mang lại sự tỉnh táo cho bệnh nhân.
  • Bấm huyệt/châm cứu vào nội quan sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, ổn định sóng thần kinh, giải tỏa căng thẳng do áp lực từ công việc/học tập, giảm suy nhược thần kinh.
  • Trị các triệu chứng: Đau do viêm dạ dày - thực quản, buồn nôn, say xe, chứng xuất tinh sớm…
  • Hỗ trợ trong điều trị các hội chứng tại cổ tay.

huyet-noi-quan
Tùy vào cách thức tác động vào huyệt mà hiệu quả trên cơ thể sẽ khác nhau

Hướng dẫn cách tác động hỗ trợ chữa bệnh

Tùy vào mục đích điều trị mà việc tác động vào huyệt sẽ có sự khác nhau nhất định, trong đó thường dùng nhất vẫn là châm cứu và bấm huyệt. Với mỗi quy trình, hiệu quả trên thể trạng bệnh sẽ thay đổi và hướng đến những nhóm đối tượng riêng. Dưới đây là một số cách thường được bác sĩ Đông y áp dụng.

Bấm huyệt nội quan trong điều trị đau dạ dày:

  • Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân ngửa cánh tay hướng về phía trước.
  • Tính từ phần cổ tay (giao giữa bàn tay và phần trên của cánh tay), đặt 3 ngón tay áp sát vào nhau.
  • Phần mép của ngón tay thứ 3 cắt ngang với gân của cơ cánh tay sẽ là vị trí của huyệt.
  • Tác động lực vừa đủ vào huyệt, bấm và duy trì thực hiện trong 10 phút để giảm tình trạng đau ở dạ dày.
  • Bệnh nhân có thể đổi hai bên tay và thực hiện đến khi cảm thấy đau thì dừng.

Bấm huyệt nội quan điều trị chứng sớm xuất tinh:

  • Về cách xác định huyệt và quy trình bấm thì bạn thực hiện tương tự như cách điều trị đau dạ dày.
  • Tốt nhất nên thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần bấm 100 nhịp vào cả hai bên cánh tay. Tuy nhiên bạn phải kiên trì thực hiện thường xuyên thì mới có được những cải thiện về sinh lý.

Bấm huyệt để an thần, định tâm, chống say xe:

  • Xác định vị trí huyệt nội quan chính xác.
  • Sử dụng ngón tay cái (bên đối diện) xoay theo vòng tròn và ấn vào huyệt theo lực tăng dần trong khoảng 10 giây, sau đó lặp lại.
  • Thực hiện đến khi cảm thấy đau thì đổi bên tay.
  • Trong trường hợp bệnh nhân đi tàu xe và cảm thấy chóng mặt, say xe thì có thể thực hiện liên tục cho tới khi dừng xe.
  • Trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ, tâm bất ổn, stress, lo lắng...tốt nhất nên thực hiện từ 1 tháng trở lên để có cải thiện.

huyet-noi-quan
Tác động vào huyệt hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả

Châm cứu trị tê dại, đau phần chi trên:

  • Chuẩn bị dụng cụ châm cứu, xác định vị trí huyệt chính xác.
  • Đâm kim thẳng, đâm sâu 0.5 - 0.8 thốn, cứu 3 - 5 tráng, thực hiện trong 10 phút thì dừng.
  • Trường hợp đau chi trên có thể đâm kim theo hướng chếch lên bên trên thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Việc tác động vào huyệt cần được thực hiện đúng theo các bước để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, bạn không nên tự ý kết hợp các huyệt khác với huyệt nội quan, vì nếu tương tác không đúng sẽ làm giảm sinh khí và dễ khiến bệnh nặng thêm.

Nhóm bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!


Bài viết liên quan