Huyệt Liêm Tuyền là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể người. Huyệt có thể chữa được rất nhiều loại bệnh nếu như châm cứu và phối huyệt đúng cách. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về vị trí, công dụng, cách sử dụng và châm cứu, mời bạn đến với những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây. 

Giới thiệu về huyệt Liêm Tuyền

Huyệt đạo trên cơ thể con người có rất nhiều chẳng hạn như huyệt Thái Dương, huyệt Tình Minh, huyệt đạo Ty Trúc Không… Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm được chính xác vị trí cũng như cách sử dụng của từng loại. Huyệt Liêm Tuyền cũng nằm trong số đó.

Theo Thiên Trướng Luận, đây là huyệt chuyên trị chứng khát, huyệt này là đường đi chính của tân dịch. Huyệt có tác dụng trung hòa âm dương, có mối liên hệ mật thiết với lưỡi, điều trị nhiều căn bệnh liên quan đến lưỡi vô cùng hiệu quả. 

Huyệt Liêm Tuyền điều trị các căn bệnh liên quan đến lưỡi và cổ họng
Huyệt Liêm Tuyền điều trị các căn bệnh liên quan đến lưỡi và cổ họng

Từ “liêm” có nghĩa là góc nhọn, ám chỉ phần xương đỉnh của họng. Vị trí huyệt nằm ở chỗ lõm, hình dạng như một con suối nhỏ hay còn gọi là tuyền. Liêm Tuyền được sử dụng để đặt tên cho huyệt đạo này cũng bởi lý do đó. Tên gọi khác của huyệt này là Thiệt Bản, Bản Trì, Thiệt Bổn hay Bổn Trì.

Vị trí huyệt trên cơ thể

Vị trí huyệt Liêm Tuyền ở đâu? Nhiều người biết đến huyệt này nhưng không biết làm thế nào để xác định chính xác vị trí. Huyệt này nằm ở chính giữa sụn giáp trạng phía đường lằn chỉ ngang cuống hầu, cách độ dài khoảng 0,2 thốn. Khi muốn tìm huyệt này bạn cần phải ngước cổ lên, nhìn lên trời mới dễ nhận biết. 

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở đâu trên cơ thể?
Huyệt Liêm Tuyền nằm ở đâu trên cơ thể?

Huyệt Liêm Tuyền có nguồn gốc từ Giáp Ất Kinh. Đây là huyệt nằm thứ 23 của mạch Nhâm. Huyệt này là hội của khí kinh Thận, giao giữa Âm Duy và mạch Nhâm. Khi giải phẫu, huyệt Liêm Tuyền nằm ở trên sụn giáp trạng và khe xương móng. Thứ tự vào sâu bên trong sẽ bao gồm ức, đòn, móng, thanh quản, cơ giáp móng và thực quản.

Sử dụng huyệt Liêm Tuyền để làm gì?

Như đã nói ở trên, huyệt đạo trên cơ thể có thể tận dụng để chữa bệnh. Huyệt Liêm Tuyền có mối liên hệ đặc biệt với cuống lưỡi, chuyên dùng để điều trị bệnh câm điếc, trị chứng mất tiếng vô cùng hiệu quả. Cách chữa bệnh thường là châm cứu kết hợp với sử dụng thêm thuốc. Thời gian khỏi tùy vào từng tình trạng bệnh. 

Huyệt Liêm Tuyền chuyên trị các bệnh liên quan đến lưỡi, lợi, họng với tác dụng thông điều lạc lưỡi, thanh lợi yết hầu. Ngoài ra có thể kể đến một số công dụng khác của loại huyệt này như thanh hỏa nghịch, lợi cuống hàu và trừ đờm khí. Mỗi loại bệnh, cách phối huyệt lại khác nhau. 

Hướng dẫn cách phối huyệt chữa bệnh

Phối huyệt Liêm Tuyền sao cho đúng kỹ thuật là vấn đề cần quan tâm hàng đầu khi muốn điều trị một căn bệnh nào đó. Châm sai huyệt, bấm sai vị trí sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí có thể gây nên nhiều rủi ro. Về cách phối huyệt, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây. 

Có thể phối huyệt Liêm Tuyền với các huyệt đạo khác để điều trị bệnh
Có thể phối huyệt Liêm Tuyền với các huyệt đạo khác để điều trị bệnh

Theo Châm Cứu Học Thượng Hải 

  • Phối hợp huyệt đạo Hợp Cốc + huyệt Á Môn: Điều trị chứng nói không rõ tiếng, số lần điều trị tùy vào từng tình trạng bệnh của mỗi người nhưng cách phối huyệt này đảm bảo đem lại hiệu quả cao. 
  • Phối huyệt Hợp Cốc + huyệt Bàng Liêm Tuyền: Điều trị bệnh mất tiếng do hội chứng Hysteria gây ra. Đây là một triệu chứng thần kinh bị rối loạn gây ra ngủ mê, ngất xỉu, thở dốc, khó chịu. Triệu chứng này hay xảy ra với nữ giới nhiều hơn là nam giới. 
  • Phối hợp huyệt Tăng Âm + huyệt Á Môn: Các huyệt này có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh mất tiếng khi mắc phải uốn ván. Nếu không điều trị kịp thời chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Phối huyệt Thừa Tương + huyệt Địa Thương: Các huyệt này có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh chảy nước miếng khi ngủ. Những người thường hay mất ngủ cũng sẽ có được giấc ngủ sâu hơn. 

Theo Thiên Kim Phương

Phối huyệt Nhiên Cốc + huyệt Âm Cốc: Các huyệt này có tác dụng điều trị nóng trong người, sưng lợi, dưới lưỡi mọc mụn, sưng đỏ và chứng khó nói. Sau từ 1 đến 3 lần điều trị bằng cách phối các huyệt này tình trạng bệnh sẽ giảm rõ rệt. 

Theo Bách Chứng Phú 

Phối hợp huyệt Trung Xung + huyệt Liêm Tuyền: Điều trị chứng sưng lợi, dưới lưỡi mọc mụn, sưng đỏ. Các triệu chứng bệnh ban đầu sẽ không gây đau nhức, khó chịu nhưng để càng lâu càng đau, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt. 

Theo Châm Cứu Đại Hành 

Phối hợp huyệt Phong Phủ + huyệt Ngọc Dịch + huyệt Kim Tân + huyệt Địa Thương: Công dụng điều trị bệnh nói khó, nói không thành tiếng. Người có lưỡi sưng đỏ, nổi mụn, lưỡi cứng khi điều trị lâu dài, tình trạng bệnh cũng cải thiện rõ rệt. 

Châm cứu huyệt Liêm Tuyền có khó không?

Châm cứu hay bấm huyệt đều cần phải chính xác. Chỉ cần sai một li, tính mạng của con người sẽ bị đe dọa bất kỳ lúc nào. Khi tìm hiểu về cách châm cứu huyệt Liêm Tuyền, nhiều người hay bị lúng túng bởi không biết châm bao nhiêu thốn cho vừa, châm kết hợp mạch nào, huyệt nào đem đến hiệu quả chữa bệnh cao nhất? 

Ngoài bấm huyệt có thể sử dụng phương pháp châm cứu
Ngoài bấm huyệt có thể sử dụng phương pháp châm cứu

Thực tế các bước châm cứu huyệt này lại không khó như bạn nghĩ, chỉ cần thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ. 
  • Xác định chính xác vị trí của huyệt Liêm Tuyền bằng tay. 
  • Với bệnh ở họng, châm kim thẳng. Kim luồn dưới da, mũi kim hướng lên phía cuống lưỡi độ sâu từ 0,2 đến 1 thốn. Châm cứu trong khoảng từ 5 đến 10 phút. 
  • Với bệnh tai ù, viêm tuyến mang tai, Amidan, tiến hành châm hướng về phía hạch hàm hoặc châm hướng về phía phải và trái hướng mang tai, trong tai. 
  • Vợi bệnh sưng lưỡi, lưỡi lở loét, cứng lưỡi, châm kim vào đúng cơ lưỡi, hướng dưới cuống học. 

Huyệt Liêm Tuyền là một huyệt đạo trên cơ thể chuyên trị các bệnh liên quan đến lưỡi, mất tiếng do Hysteria, mất tiếng do uốn ván… Châm cứu huyệt Liêm Tuyền đem đến hiệu quả chữa bệnh cao nhưng phải thật chính xác. Ngoài ra có thể châm cứu phối hợp thêm với nhiều huyệt đạo khác như Á Môn, Tăng Âm, Thừa Tương, Âm Cốc…

Nhóm bệnh

Bài viết liên quan