Huyệt khúc trạch là một trong những vị trí quan trọng của cơ thể. Đây là nơi giao giữa các dây thần kinh và bó cơ, do vậy khi tác động trực tiếp sẽ dẫn tới những thay đổi trong sinh lý bệnh học. Các bác sĩ Đông y thường áp dụng quy trình bấm huyệt hoặc châm cứu vào huyệt để làm điều trị một số chứng bệnh kinh niên. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về vị trí, cách xác định và những tác động cơ bản lên huyệt.

Tổng quan về huyệt khúc trạch

Huyệt khúc trạch có xuất xứ từ thiên bản du, trong kinh tâm bào là huyệt thứ ba, thuộc loại huyệt hợp và hàng thủy. Tên của huyệt cũng được giải thích như sau: Khúc dùng để chỉ vị trí không bằng phẳng, cong, uốn lượn; còn trạch ý chỉ phần bị lõm xuống, phạm vi rộng. Như vậy có thể hiểu cơ bản là huyệt nằm tại phần khuỷu tay bị lõm vào bên trong.

Huyệt khúc trạch có liên quan đến phần gân cơ khuỷu tay
Huyệt khúc trạch có liên quan đến phần gân cơ khuỷu tay

Huyệt khúc trạch có liên quan đến phần gân cơ khuỷu tay, do vậy những bệnh lý liên quan sẽ được giải quyết khi dùng các biện pháp tác động bên ngoài vào. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các biện pháp Đông y, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về vị trí, cách xác định huyệt, đồng thời lựa chọn cơ sở phù hợp để thực hiện.

Vị trí huyệt khúc trạch và cách xác định

Như đã biết, huyệt khúc trạch nằm khu trú tại phần khuỷu tay, có liên quan đến phần gân cơ, cũng như các dây thần kinh tại đây. Do vậy, khi tác động sau vị trí hoặc sai quy trình sẽ dễ khiến bệnh nhân khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động chi trên.

Vị trí giải phẫu của huyệt như sau:

  • Phần dưới da của huyệt là bờ bên trong của gân cơ hai đầu, bờ trên của cơ sấp tròn, cơ cánh tay trước và khe khớp khuỷu.
  • Bao quanh là các dây thần kinh cơ vận động, thuộc nhánh dây thần kinh giữa và cơ – da.
  • Phần da của vùng huyệt được kiểm soát bởi sự hoạt động dây thần kinh C6 và D1.

Dưới đây là quy trình xác định huyệt khúc trạch thường được bác sĩ Đông y áp dụng tại phòng khám:

  • Đầu tiên, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân giữ tư thế chi trên chắc chắn, sau đó hơi gập phần khuỷu tay lại.
  • Trên phần nếp gấp khuỷu tay, xác định phần lõm vào bên trong, chính xác hơn là bờ phía trong của gân cơ hai bên đầu cánh tay.
  • Sau khi xác định được vị trí huyệt thì áp dụng các biện pháp trị liệu Đông y đã thống nhất trước đó.

Tác dụng và cách phối hợp huyệt khúc trạch

Huyệt khúc trạch được biết đến với công dụng thông tâm khí, tác động đến thượng tiêu bằng cách sơ giáng nghịch khí, ngoài ra còn thư cân giãn cốt. Chính vì vậy, khi tác động đến huyệt, cơ thể sẽ dẫn được hạ nhiệt (trường hợp sốt do bất kỳ nguyên nhân nào), tâm bất an (hồi hộp, lo lắng), đau phần dạ dày và thấp tim.

Huyệt khúc trạch được biết đến với công dụng thông tâm khí
Huyệt khúc trạch được biết đến với công dụng thông tâm khí

Bên cạnh đó, huyệt khúc trạch có thể được sử dụng cùng các huyệt khác trong phác đồ điều trị để đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân, đồng thời hiệp đồng tác dụng. Dưới đây là một số huyệt có thể “bắt cặp” cùng khúc trạch trong điều trị:

  • Khúc trạch phối hợp huyệt khúc trì và đại lăng sẽ có tác dụng trị bệnh đau tim.
  • Kết hợp chương môn để trị chứng khô miệng.
  • Khúc trạch kết hợp cách du, đốc du cũng có khả năng hỗ trợ điều trị đau tim mạch.
  • Khi tác động đồng thời can du, thái xung, thần môn và khúc trạch; tình trạng cơ tay yếu, thường xuyên bị co rút sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Dương trì kết hợp đại lăng và khúc trạch sẽ cải thiện tình trạng tiểu ra máu (thận hư).
  • Ủy trung kết hợp khúc trạch trị trường vị viêm.
  • Phối gian sử kết hợp khúc trạch, nội quan và thiếu phủ sẽ giải quyết tình trạng thấp tim.

Cách tác động vào huyệt thường được khuyến cáo là châm cứu, quy trình thực hiện cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị kim châm với kích thước chính xác.
  • Đưa cây châm đâm hướng thẳng đứng vào sâu từ 0,5 đến 0,8 thốn.
  • Với những bệnh nhân bị sốt cao do trúng gió, viêm cấp thì có thể sử dụng kim loại tam lăng châm và nặn ra một chút máu tại huyệt khúc trạch.
  • Cứu từ 3 đến 5 tráng, ôn cứu trong 10 phút.
Bấm huyệt đúng chỗ để có hiệu quả tốt nhất
Bấm huyệt đúng chỗ để có hiệu quả tốt nhất

Lưu ý khi tác động huyệt đạo

Huyệt khúc trạch nằm ở vị trí giao giữa gân cơ và dây thần kinh vận động, do vậy sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều trị các tình trạng bệnh chi trên. Việc sử dụng châm cứu hoặc các biện pháp phối hợp huyệt trong điều trị sẽ giúp hiệp đồng tác dụng, giúp người bệnh nhanh cải thiện tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình tác động vào huyệt khúc trạch:

  • Cần xác định chính xác vị trí của huyệt, sau đó mới sử dụng các biện pháp điều trị Đông y.
  • Lưu ý về độ sâu và thời gian lưu kim trong huyệt, điều này sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của quá trình điều trị.
  • Người bệnh trước và sau khi được điều trị thông qua huyệt cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, không làm việc hoặc đi lại ngay để tránh bị mất sức.
  • Không tự ý phối hợp các huyệt trong điều trị khi chưa được thầy thuốc theo dõi hoặc khuyến cáo sử dụng. Điều này sẽ hạn chế được tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân sau đó.
  • Người bệnh cũng không nên quá mong chờ vào một kết quả nhanh chóng đến sau khi châm kim vào huyệt khúc trạch. Vì hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa, tay nghề của bác sĩ và thời gian điều trị đủ dài.

Trên đây là bài viết giới thiệu về huyệt khúc trạch, đặc điểm và cách tác động phù hợp đến huyệt. Ngoài ra, việc tác động vào huyệt cũng nên được chấp thuận và thực hiện bởi người có chuyên môn (thầy thuốc, bác sĩ) để đảm bảo an toàn khi điều trị.

Nhóm bệnh

Bài viết liên quan