Huyệt độc tỵ là huyệt đạo có tác dụng trực tiếp tới khớp gối trên cơ thể chúng ta. Vậy huyệt này nằm ở đâu, công dụng chữa bệnh như thế nào? Tất cả thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới.

Huyệt độc tỵ là gì?

Huyệt độc tỵ  hay còn có tên gọi khác là Độc tỷ. Theo giải nghĩa trong tài liệu Đông y thì “Tỵ” có nghĩa là mũi, “Độc” có nghĩa là con trâu. Vì huyệt đạo này nằm ở vị trí có hõm hai bên giống như hai lỗ mũi của con trâu (Theo Trung Y Cương Mục). Vậy nên mới được gọi là độc tỵ

Huyệt độc tỵ là huyệt đạo thứ 35 của Vị kinh. Có xuất xứ Thiên bản du (thuộc Linh khu 2)

Khoa học giải phẫu huyệt đạo này như sau:

Bên trong lớp da là khe nằm giữa cơ 4 đầu đùi và gân cơ căng cân đùi, góc ngoài bờ dưới của xương bánh chè và khe của khớp gối.

Thần kinh làm nhiệm vụ vận động cơ là các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh của dây thần kinh bờ mông trên. Da tại vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

huyet-doc-ty
Hình ảnh mô tả vị trí huyệt độc tỵ

Huyệt độc tỵ nằm ở đâu?

Trong đông y, việc xác định chính xác vị trí của huyệt đạo giống như “kim chỉ nam” trong điều trị bệnh. Vậy huyệt độc tỵ nằm ở đâu, chúng ta có 2 cách xác định như sau:

Nhìn bằng mắt thường: Huyệt nằm ở phần nối tiếp xương bánh chè và đầu trên xương chày, hõm bờ dưới phía ngoài xương đầu gối.

Dựa vào động tác cử động: Chúng ta ngồi tư thế thoải mái, co đầu gối vuông góc với đùi thì thấy xuất hiện một chỗ lõm ở góc dưới phía ngoài xương bánh chè, sẽ thấy có đường gân nổi lên, ngay ngoài gân này chính là huyệt độc tỵ.

Huyệt độc tỵ có tác dụng gì?

Nếu như xác định vị trí huyệt đạo là cơ sở để điều trị bệnh thì công dụng chính là giá trị của huyệt đạo đối với cơ thể chúng ta.

Huyệt độc tỵ có vai trò tác động trực tiếp đến các vị trí quanh khớp gối. Chính vì thế huyệt đạo này chuyên được dùng trong trị các bệnh như thoái hóa, đau nhức xương khớp gối và những phần mềm quanh khu vực khớp gối.

Trong tài liệu đông y cổ thì huyệt độc tỵ có tác dụng sơ phong, hoạt lạc, chỉ thống và khu lợi quan tiết

Thông thường có 2 cách tác động vào huyệt độc tỵ trong trị bệnh. Bao gồm bấm huyệt và châm cứu.

Bấm huyệt là cách thực hiện các động tác day, ấn, miết để tác động tại chỗ vùng huyệt, giúp giảm đau nhức.

Châm cứu được coi là cách tác động sâu nhất đến vùng huyệt và các dây thần kinh quanh huyệt này. Cách châm cứu huyệt độc tỵ như sau:

Châm kim hướng về phía trong, giữa đầu gối, sâu từ 1 đến 1,5 thốn. Cứu 5 đến 7 tráng, Ôn cứu trong khoảng  5 - 10 phút.

Ngoài ra cũng có thể châm kim luồn dưới gân giữa bánh chè thông sang huyệt Tất nhân ở phía trong. Cứu 3 mồi, hoặc hơ 5 đến 10 phút.

Cách bấm huyệt trị thoái hóa khớp gối

Trong cấu tạo cơ thể chúng ta, đầu gối nằm ở vị trí trung tâm, đóng vai trò là cầu nối liên kết giữa xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

Chính bởi nhiệm vụ “nặng nhọc” này mà đầu gối là bộ phận vô cùng dễ tổn thương, khi tổn thương lại khó hồi phục. Vì đây là phần khớp cử động thường xuyên liên tục.

Trên thực tế, đau nhức đầu gối là tình trạng khá phổ biến. Thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi khi các dây thần kinh vận động kém đi, sụn khớp không còn dồi dào.

Đau khớp gối còn gặp ở nhiều độ tuổi khác và thường do các nguyên nhân như: chấn thương đầu gối do va đập, bệnh viêm khớp gối, thoái hoá khớp gối, người bệnh gout…

huyet-doc-ty
Bấm huyệt độc tỵ trị đau khớp gối

Huyệt độc tỵ là một trong những huyệt đạo có tác dụng rất tốt trong điều trị đau khớp gối. Đặc biệt, đây chính là huyệt đạo tại chỗ của khớp gối nên có khả năng kích thích, khắc phục triệu chứng của bệnh đau đầu gối rất hiệu quả.

Cách bấm huyệt độc tỵ trị bệnh

  • Bước 1: Ngồi chân vuông góc, xác định vị trí huyệt độc tỵ nằm ở chỗ lõm bờ ngoài xương bánh chè.
  • Bước 2: Sử dụng ngón giữa, hoặc ngón tay cái bấm day từ nhẹ đến mạnh trong khoảng 1-2 phút. Bạn có thể bấm đồng thời 2 bên. Hoặc có thể day tròn ngược chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút. Khu vực đau nhiều sẽ ấn day nhiều hơn

Các cách phối huyệt trong trị bệnh

Điểm đặc biệt ở huyệt đạo trên cơ thể con người chính là sự tương thông lẫn nhau. Chính vì thế chúng ta có thể phối hợp các huyệt cùng khu vực để chữa bệnh tại chỗ.

Đây là cách phối hợp huyệt giữa kinh chính cùng với một vài huyệt đạo thuộc kinh khác có liên quan đến vùng bị bệnh. Bên cạnh đó, trên cơ sở tương thông giữa kinh lạc với nhau chúng ta còn có thể phối hợp các huyệt ở các bộ phận khác.

Cùng tham khảo một vài cách phối huyệt độc tỵ với các huyệt khác dưới đây:

  • Phối huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (Đ.33) + Túc Tam Lý (Vi.36): Trị bệnh ở đầu gối.
  • Phối huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (Tư Sinh Kinh): Trị mất cảm giác ở đầu gối.
  • Phối huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Lương Khâu (Vi.34) (Châm Cứu Học Thượng Hải): Trị viêm khớp gối
  • Phối huyệt Lương Khâu (Vi.34) + Tất Nhãn + Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Học Thượng Hải): Trị viêm khớp gối

Sở dĩ có thể phối hợp các huyệt theo kinh là bởi kinh lạc trên cơ thể con người đóng vai trò vận hành khí huyết, khí huyết lưu thông thì bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Thêm vào đó, xu hướng vận hành khí huyết của các kinh lạc là điều chuyển kinh khí đến vùng tổn thương để chữa lành. Nhờ vậy mà phối huyệt giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

Có thể thấy, châm cứu, bấm huyệt giảm đau là một phương pháp rất hữu hiệu đã tồn tại rất lâu đời. Ngay cả khi y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ vượt bậc thì vai trò của đông y vẫn được coi trọng.

huyet-doc-ty
Châm cứu phối hợp các huyệt giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh

Qua bài viết, mong rằng bạn đã nhận biết được vị trí của huyệt độc tỵ, công dụng và cách bấm huyệt đạo này để điều trị các cơn đau khớp gối. Ngoài ra, hãy tìm đến các cơ sở, thầy thuốc đông y uy tín để bấm huyệt phối hợp với huyệt độc tỵ, sớm loại bỏ cảm giác đau mỏi khó chịu trên cơ thể.

Nhóm bệnh

Bài viết liên quan