Trong số các bệnh lý về tiêu hóa ở trẻ em, táo bón là tình trạng thường gặp nhưng nhiều người không chú ý vì nghĩ rằng nó không nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Sau đây là những thông tin về hội chứng táo bón ở trẻ nhỏ bạn cần biết.

Hội chứng táo bón là gì?

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em hiện nay, trong đó có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm, nếu không sẽ nguy hiểm đến sức khỏe tiêu hóa.

Hội chứng táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, hoặc đi đại tiện bị đau, khó khăn, gây căng thẳng cho cả bệnh nhi và gia đình. Theo NICE, trẻ được xác định là táo bón nếu có 2 hoặc nhiều hơn những tiêu chí sau đây:

  • Trẻ có ít hơn 3 lần đi ngoài trọn vẹn trong 1 tuần.
  • Phân cứng và to, không đi được nhiều, có thể làm tắc toilet.
  • Trẻ cảm thấy căng thẳng, khó chịu khi đi ngoài.
  • Phân cứng và có thể gây chảy máu hậu môn của bé.
  • Trước đó cũng từng bị táo bón.
  • Tiền sử bị nứt hậu môn, đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng.
Hội chứng táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, hoặc đi đại tiện bị đau
Hội chứng táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, hoặc đi đại tiện bị đau

Tuy nhiên, cần lưu ý về số lần tiêu phân của trẻ, bởi tùy theo độ tuổi cũng như chế độ ăn uống thì khả năng tiêu hóa sẽ khác nhau. 

  • Trẻ bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng thường đi tiêu 3 lần/ngày hoặc 10 lần/ngày, nhưng nếu đi 1 lần/tuần mà phân vẫn mềm, bú tốt ăn ngon thì không gọi là táo bón.
  • Ở trẻ bú bình, số lần tiêu mỗi ngày trung bình là 2 lần trong 3 tháng đầu, từ tháng thứ 6 là 1,8 lần, từ 1 tuổi còn 1,4 lần và trẻ được 3 tuổi chỉ còn 1 lần.

Nguyên nhân gây hội chứng táo bón ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây táo bón ở trẻ nhỏ và được chia thành 2 nhóm là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân thực thể gây ra hội chứng táo bón chủ yếu là các bệnh lý về thần kinh cơ ổ bụng, bệnh về ruột hay bệnh cường giáp. Cụ thể:

  • Bệnh cường giáp: Trẻ bị bệnh cường giáp sẽ khiến hoạt động của cơ ruột bị ảnh hưởng kéo theo nhiều triệu chứng khác.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Trẻ bị bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, bé cũng thường xuyên bị nôn, kích thước phân khá nhỏ, dễ bị táo bón. Khi gặp tình trạng này, trẻ phải mổ, nếu không sẽ bị phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, thậm chí thủng ruột.
  • Bệnh đái tháo đường: Những trẻ bị đái tháo đường từ sớm cũng dễ bị táo bón.
  • Bệnh về thần kinh: Nghe có vẻ không liên quan nhưng những bệnh về thần kinh cũng có thể gây táo bón như: Bại não, chậm phát triển, bệnh về cột sống. Trẻ bị rối loạn cũng gặp vấn đề về vận động, gồm những cử động bất thường ở trong nhu động ruột.
Táo bón do có thể do các bệnh lý về đường tiêu hóa gây nên
Táo bón do có thể do các bệnh lý về đường tiêu hóa gây nên

Nguyên nhân chức năng

Nguyên nhân chức năng chiếm hơn 90% nguyên nhân gây ra hội chứng táo bón ở trẻ. Chúng bao gồm:

  • Trẻ nhịn đi ngoài: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, trẻ nhịn càng lâu thì phân trong ruột càng nhiều và to, khiến việc đi ngoài khó khăn và dễ bị táo bón mạn tính.
  • Ăn đồ ăn đặc đột ngột: Những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc rất dễ bị táo bón. Ngoài ra, khi bé cai sữa mẹ, nguồn cung cấp nước vào cơ thể giảm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Do dùng sữa: Mỗi loại sữa sẽ có công thức, thành phần protein khác nhau, điều này khiến việc đi ngoài khó khăn, phân xanh và cứng.
  • Trẻ bị mất nước: Khi trẻ bị thiếu nước, mất nước, cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể, có thể là thức ăn, đồ uống, thậm chí là phân, điều này khiến phân bị cứng, khô, gây táo bón.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ: Chất xơ từ các loại rau củ sẽ giúp phân mềm, dễ tiêu hơn. Nếu trẻ không được bổ sung dưỡng chất này thì rất dễ bị táo.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón thường gặp nhất

Trẻ bị táo bón có thể nhận biết được thông qua những triệu chứng sau đây:

  • Phân cứng, vón cục

Cách dễ nhất để nhận biết trẻ có bị hội chứng táo bón không đó là nhìn phân. Thông thường, những trẻ bị táo bón phân thường khô, vón cục, cứng giống như phân dê. Một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị táo bón nhưng phân ở dạng sệt và keo dính.

  • Tần suất đi ngoài giảm

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng đi ngoài khoảng 3-4 lần/ngày, trẻ 6 – 12 tháng là 1 – 2 lần/ngày, trẻ trên 1 tuổi là 1-1,6 lần/ngày. Nếu cha mẹ thấy tần suất đi ngoài giảm cùng biểu hiện rặn đỏ mặt khi đi tiêu thì có thể trẻ đã bị táo bón.

Với những trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ nên theo dõi thêm những triệu chứng khác bởi giai đoạn này nếu trẻ đang giãn ruột sinh lý thì tần suất đi ngoài cũng giảm. Điều này thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng tuổi và kéo dài trong 2 – 3 tuần.

  • Trẻ căng thẳng mỗi lần đi tiêu

Khi bị táo bón, phân có tính chất khô, vón cục và cứng. Cơ bụng có bé còn yếu nên sẽ cố gắng đẩy phân ra ngoài, mất sức để rặn khiến mặt đỏ ửng, thậm chí gồng mình và siết mông. Nếu tình trạng này kéo dài và không được xử lý sẽ tăng nguy cơ bị trĩ, sa trực tràng, rò hậu môn,…

Trẻ có thể bị căng thẳng mỗi lần đi vệ sinh
Trẻ có thể bị căng thẳng mỗi lần đi vệ sinh
  • Chướng bụng, đầy hơi

Thức ăn khi nạp vào cơ thể nếu không được đào thải ra ngoài sẽ khiến bé bị đầy bụng, chướng bụng. Khi đặt tay lên bụng bạn sẽ thấy hơi căng và có thể xì hơi nặng mùi. Để xác định chính xác xem trẻ có bị hội chứng táo bón không bạn cần theo dõi thêm triệu chứng như tần suất đi tiêu, tính chất phân,…

  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn

Trẻ biếng ăn, quấy khóc nhiều hơn do lượng thức ăn không được đào thải khiến bé khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn so với lứa tuổi,…

Hậu quả nghiêm trọng nếu hội chứng táo bón kéo dài ở trẻ

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị táo bón nếu không được xử lý kịp thời sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Độc tố tích tụ

Việc đi đại tiện mỗi ngày giúp loại bỏ toàn bộ độc tố ra khỏi cơ thể. Với những trẻ bị táo bón, việc đi tiêu không hề dễ, độc tố khi ấy sẽ còn tồn đọng lại, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể..

  • Bị trĩ

Táo bón kéo dài có thể khiến bệnh trĩ ở trẻ nhỏ xuất hiện. Nguyên nhân là do áp lực ở ổ bụng tăng vì phải gắng sức rặn đi tiêu. Búi trĩ khi ấy cũng càng ngày càng to ra, đi tiêu có thể kèm máu lẫn phân.

  • Bị nứt hậu môn

Hội chứng táo bón có thể gây nứt hậu môn, đây là biến chứng đau đớn nhất. Phân lâu ngày sẽ tích trữ trong đại tràng và ngày càng to, cứng hơn. Khối phân lớn hơn độ giãn nở của ống hậu môn sẽ gây nứt. Trẻ bị tình trạng này sẽ rất đau đớn, về lâu dài sẽ bị thiếu máu.

Hội chứng táo bón kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý
Hội chứng táo bón kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý

Trẻ ăn uống kém, ăn không ngon, ngủ không ngon, mệt mỏi, khóc nhiều,… chính là những hệ quả của táo bón. Trẻ có thể bị ám ảnh mỗi khi ăn, việc ăn nhưng không tiêu hóa được cũng khiến trẻ bị chướng bụng khiến trẻ chán nản nhiều hơn.

  • Viêm nhiễm đường tiêu hoá

Viêm ống hậu môn, rò hậu môn, áp xe cạnh hậu môn,… chính là những bệnh lý trẻ có thể gặp. Nguyên nhân là do khối phân cứng làm tổn thương và viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Tắc ruột

Phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng sẽ càng rắn và gây ra hiện tượng tắc ruột. Trẻ có thể bị đau bụng từng cơn, bụng chướng, không đi tiêu được.

  • Tăng áp lực trong ruột

Táo bón có thể làm tăng ứ đọng phân, dịch trong lòng và khiến trẻ có nguy cơ bị viêm ruột thừa. Ngoài ra, táo bón lâu ngày cũng khiến ruột già yếu hơn, giãn ra, tạo thành các túi thừa đại tràng, tăng nguy cơ thủng ruột.

Phương pháp điều trị táo bón ở trẻ an toàn và hiệu quả

Hiện nay có khá nhiều cách giúp đẩy lùi tình trạng táo bón. Tùy mức độ nặng hay nhẹ, táo bón cấp tính hay mạn tính mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chữa cụ thể.

Làm rỗng đại tràng

Khi điều trị táo bón cho trẻ, bước đầu tiên chính là làm rỗng đại tràng. Một số phương pháp được chỉ định trong điều trị táo bón bao gồm:

  • Thụt hậu môn: Bác sĩ tiến hành bơm nước vào trực tràng, tạo cơn mót tiêu cho bé.
  • Thuốc đút hậu môn: Hiện có các loại thuốc đặt hậu môn giúp kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.
  • Thuốc nhuận tràng: Hỗ trợ rửa đại tràng và trực tràng.
  • Dùng tay tháo phân: Nhân viên y tế sẽ dùng tay để loại bỏ những phân lớn và quá cứng.

Sử dụng thuốc chống táo bón

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống táo bón để giúp bé đi ngoài bình thường. Thuốc được dùng hàng ngày để giúp bé đi tiêu phân mềm, không đau, tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn. Các thuốc thường được dùng từ 2 – 6 tháng mới có thể thấy được kết quả.

Nhiều cha mẹ thường lo lắng trẻ sẽ bị phụ thuộc vào thuốc, không còn nhu cầu đi vệ sinh tự nhiên. Tuy nhiên, nếu dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, điều này sẽ không xảy ra.

Hiện nay có nhiều thuốc giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ
Hiện nay có nhiều thuốc giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ

Một số thuốc được dùng gồm:

  • Nhóm thuốc bổ sung chất xơ

Nhóm thuốc này chứa chất xơ từ các loại hạt, củ,… khi uống vào sẽ hút nước từ ruột, làm phân mềm hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân ra ngoài.

Thuốc được dùng nhiều là Methylcellulose và thường phát huy tác dụng sau 1 – 3 ngày. Vì thuốc này hút nhiều nước nên phải đảm bảo cho bé uống đúng theo chỉ dẫn.

  • Nhóm thuốc nhuận tràng

Công dụng chính của thuốc là giúp giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm và dễ tiêu hóa ra bên ngoài.

Một số thuốc gồm: Lactulose, Sorbitol, Macrogol, Glycerin (bơm hậu môn),…

  • Nhóm làm mềm phân

Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng có thể giúp nước thẩm thấu vào phân, làm phần mềm hơn để dễ dàng đi ra ngoài mà không rặn nhiều.

Các thuốc được dùng nhiều là parafin dạng lỏng, docusate,…

  • Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích

Nhóm này giúp kích thích đại tràng co bóp, tăng nhu động ruột, phân đẩy ra ngoài nhanh hơn. Sau khi uống 8 – 12 bạn sẽ thấy tác dụng, có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn.

Một số cách chữa táo bón bằng nguyên liệu tự nhiên

Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể áp dụng những cách chữa đơn giản bằng các nguyên liệu tự nhiên, lành tính sau đây:

Cho trẻ uống nước rau má

Rau má giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, chứa nhiều chất xơ rất tốt với sức khỏe đường ruột. Chất xơ sẽ giúp làm phân mềm hơn, xốp hơn và dễ đào thải ra bên ngoài. Cha mẹ có thể ép lấy nước rau má cho trẻ uống để cải thiện tiêu hóa.

Cách thực hiện: 

  • Rau má rửa sạch sau đó cho vào máy xay sinh tố cùng chút nước lọc và xay nhuyễn.
  • Cho bé dùng 2 – 3 lần mỗi tuần để khắc phục hội chứng táo bón của trẻ.

Cho trẻ uống nước chanh

Quả chanh có chứa nhiều vitamin C và acid tự nhiên nên giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng táo bón, khó tiêu ở trẻ. Bên cạnh đó, quả chanh cũng giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Vậy nên cha mẹ có thể cho bé uống nước chanh để giúp bé khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Pha nước lọc cùng đường sao cho ngọt vừa miệng.
  • Vắt 1/2 quả chanh vào nước và cho bé uống mỗi ngày.
  • Chỉ dùng chanh cho trẻ bị táo bón 2 tuổi trở lên.
Nước chanh rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé
Nước chanh rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Sử dụng mật ong

Mật ong có thể kích thích tiêu hóa, giảm axit dạ dày, khá ngọt nên dễ dàng cho trẻ dùng mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp mật ong cùng đậu đen để giúp bé hết táo bón. Cách này đã được nhiều người áp dụng và thực sự có hiệu quả trong việc giảm táo bón, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 25ml mật ong và 50g đậu đen.
  • Đậu đen ninh nhừ đến khi chín thì cho mật ong vào khuấy đều.
  • Mỗi ngày cho bé dùng 2 lần và chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi.

Hướng dẫn phòng ngừa hội chứng táo bón ở trẻ

Việc phòng ngừa hội chứng táo bón mục đích là giúp trẻ có một hệ tiêu hóa tốt, cơ thể phát triển toàn diện. Hãy chú ý và thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:

  • Cho bé uống nhiều nước lọc, nước trái cây để giúp phân dễ dàng di chuyển qua ruột.
  • Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của bé như trái cây, rau củ, bánh mì để giúp phòng ngừa táo bón.
  • Nếu trẻ bị táo bón vì uống sữa bò, hãy pha loãng sữa và thêm nước ép trái cây để dễ uống.
  • Nấu những món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp kết hợp cùng rau củ để dễ tiêu hóa, đồng thời dễ ăn, dễ nuốt hơn.
  • Hãy cho trẻ vui đùa cùng mọi người thay vì chỉ ngồi, nằm một chỗ. Hạn chế để bé xem điện thoại, xem tivi cả ngày.
  • Khuyến khích và rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh sau khi ăn khoảng 5 – 10 phút, điều này sẽ giúp lấy lại phản xạ đi tiêu cho bé, tốt cho tiêu hóa.
  • Nếu trẻ bị táo bón do bệnh lý thì cần đi khám sớm và phối hợp cùng bác sĩ để nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh.
  • Tốt hơn hết hãy chú ý theo dõi sức khỏe của bé mỗi ngày, ngay khi nhận thấy những bất thường thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị.
Bổ sung chất xơ cho trẻ bằng cách ăn nhiều rau xanh
Bổ sung chất xơ cho trẻ bằng cách ăn nhiều rau xanh

Hội chứng táo bón ở trẻ nhỏ xuất hiện khá nhiều nhưng nhiều người còn chưa chú ý và không điều trị sớm khiến tình trạng sức khỏe của bé suy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nhỏ cần được khám và điều trị sớm tình trạng táo bón để đảm bảo cơ thể nói chung cũng như hệ tiêu hóa nói riêng được khỏe mạnh.

Bài viết liên quan