Hội chứng chùm đuôi ngựa là tình trạng rối loạn, tổn thương bó rễ thần kinh phức tạp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến người mắc rơi vào trạng thái mất cảm giác, rối loạn chức năng ruột, bàng quang hoặc thậm chí liệt vĩnh viễn. Thấu hiểu điều này, bài viết xin chia sẻ các thông tin liên quan đến hội chứng chùm đuôi ngựa.

Hội chứng chùm đuôi ngựa là gì? Ảnh hưởng thế nào?

Hội chứng chùm đuôi ngựa (CES) hình thành khi các dây thần kinh dưới tủy sống bị chèn ép, tổn thương gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và cảm giác. Hội chứng này là tình trạng rối loạn hiếm gặp, tác động lên một bó rễ thần kinh, cần sớm được điều trị.

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể làm rối loạn chức năng bàng quang và gây bại liệt vĩnh viễn
Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể làm rối loạn chức năng bàng quang và gây bại liệt vĩnh viễn

Hầu hết các triệu chứng của bệnh đều khởi phát một cách đột ngột, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn có thể làm khởi phát một số biến chứng sau:

  • Tổn thương bàng quang và ruột: Khi bó rễ thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến các tổn thương tại bàng quang và ruột. Lúc này, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng tiểu tiện không tự chủ hoặc phải sử dụng ống thông tiểu.
  • Trầm cảm: Theo ghi nhận, đa số người mắc hội chứng chùm đuôi ngựa đều có xu hướng bị trầm cảm và mất ngủ kéo dài.
  • Rối loạn cương dương: Rối loạn cương dương cũng là một trong các biến chứng của bệnh lý này. Ở trường hợp nặng, người bệnh còn có thể bị liệt dương, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng sinh sản.

Nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng đuôi ngựa, trong đó phổ biến nhất phải kể đến những vấn đề sau:

  • Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng: Bệnh lý này thường là kết quả của các chấn thương, do lao động, làm việc quá sức hoặc do thoái hóa. Khi thoát vị đĩa đệm diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cột sống, đĩa đệm chịu tổn thương lớn và dần hình thành hội chứng chùm đuôi ngựa.
  • Do hẹp ống sống: Theo ước tính có khoảng 15% các trường hợp mắc hội chứng chùm đuôi ngựa có liên quan đến hẹp ống sống. Trong đó, các trường hợp thường gặp nhất phải kể đến như hẹp ống sống vùng thắt lưng, viêm đốt sống, gãy xẹp đốt sống…
  • U dây thần kinh vùng đuôi ngựa: Đây cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất, gây cảm giác đau nhức, khó chịu…
  • U ống nội tủy vùng đuôi ngựa: Khối u được hình thành từ vùng tận cùng của tủy sống và có xu hướng lớn dần lên. Một khi khối u chiếm toàn bộ túi cùng thắt lưng sẽ rất khó chữa trị và dễ làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
  • Một số nguyên nhân khác: Nhiễm trùng cột sống, áp xe hoặc tụ máu ngoài màng cứng, xuất huyết tủy sống, dị tật bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa.
Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để nhận biết bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời
Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để nhận biết bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời

Thông thường các triệu chứng của bệnh có xu hướng thay đổi tùy theo tiến triển cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo đó, một số dấu hiệu giúp nhận biết hội chứng chùm đuôi ngựa sớm và chính xác là:

  • Người bệnh cảm thấy đau dữ dội vùng thắt lưng, sau đó các cơn đau có xu hướng lan dần xuống vùng hông, mông, đùi và cẳng chân.
  • Người bệnh bị yếu cơ, teo cơ, rối loạn cảm giác.
  • Bị mất cảm giác vùng chậu đi kèm với rối loạn chức năng bàng quang. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể rơi vào trạng thái đi tiểu không tự chủ.
  • Rối loạn chức năng sinh dục, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cương dương ở nam giới.

Điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa

Có thể thấy hội chứng chùm đuôi ngựa là một bệnh lý khá nguy hiểm, cần được sớm điều trị nhằm làm giảm áp lực lên các dây thần kinh cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện các biến chứng.

Một số biện pháp được sử dụng trong điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa như sau.

Chẩn đoán hội chứng chùm đuôi ngựa

Đây là bước đầu tiên và đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Cụ thể, nó giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh để từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Một số phương pháp chẩn đoán hội chứng chùm đuôi ngựa được sử dụng hiện nay là:

  • Theo dõi tiền sử tình trạng bệnh lý: Nhìn vào các nguyên nhân được nêu ở trên có thể thấy phần lớn việc mắc hội chứng chùm đuôi ngựa đều xuất phát từ các bệnh lý mãn tính. Vì vậy, nhằm đưa ra kết luận đúng đắn nhất, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử mắc bệnh để khoanh vùng các nguyên nhân gây bệnh.
  • Kiểm tra thể chất: Tại đây, bác sĩ sẽ quan sát việc người bệnh thực hiện một số hoạt động thể chất như đứng, ngồi, cúi người, nâng chân… nhằm đánh giá khả năng vận động.
  • Chụp MRI: Đây là phương pháp kiểm tra thông qua việc sử dụng cộng hưởng từ để hiển thị các mô mềm, dây thần kinh… tại vị trí đau nhức.

Từ việc tổng hợp các kết quả chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị khác nhau, có thể là điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Thuốc Tây thường tập trung làm giảm triệu chứng, phát huy tác dụng trong thời gian ngắn giúp người bệnh nhanh chóng có được cảm giác dễ chịu sau một vài lần sử dụng.

Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng trong phác đồ điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa là:

  • Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen và Diclofenac…
  • Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện như Oxycodone được sử dụng trong trường hợp nặng hoặc sau phẫu thuật.
  • Thuốc corticoid giúp kháng viêm, giảm đau mạnh, thường dùng trong trường hợp bệnh nhân bị sưng viêm quanh cột sống.
  • Trường hợp người bệnh bị rối loạn chức năng bàng quang, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác như Hyoscyamine, Tolterodine, Oxybutynin…
Điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa bằng Tây y mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn 
Điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa bằng Tây y mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn

Lưu ý, thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách, điển hình như gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng thuốc.

Ở những trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như yếu cơ, liệt chi, đau nhức dữ dội, đi tiểu không tự chủ… thì đa phần người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành thực hiện can thiệp ngoại khoa.

Trong đó, các phương pháp được dùng chủ yếu hiện nay là:

  • Phẫu thuật loại bỏ các gai xương và khối u.
  • Thay thế đĩa đệm nhân tạo trong trường hợp thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân làm khởi phát bệnh.
  • Phẫu thuật chỉnh hình cấu trúc các cột sống bất thường, dị dạng.

Cột sống có chứa rất nhiều dây thần kinh vì vậy việc phẫu thuật tại khu vực này có thể tiềm ẩn một số vấn đề nguy hiểm, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.

Ngoài ra, sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần ở lại bệnh viện để tiến hành theo dõi, đánh giá mức độ phục hồi của các dây thần kinh. Điều này giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ xuất hiện các biến chứng không mong muốn sau phẫu thuật.

Sử dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh

Thuốc Đông y có tác dụng loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh song song với hỗ trợ bồi bổ khí huyết, tăng cường cơ bắp và cải thiện hệ miễn dịch. Thuốc Đông y cũng sở hữu độ an toàn cao, gần như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào kể cả khi dùng thuốc trong thời gian dài.

Một số bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo như:

  • Bài thuốc 1 bao gồm 8g tế tân – ngải cứu – quế chi – phòng phong, 12g đan sâm – kê huyết đằng – thiên niên kiện – ngưu tất – uy linh tiên – độc hoạt và 6g cẩu tích. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc vào sắc, nước thuốc được dùng luôn trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2 bao gồm 12g thương truật – bạch linh – bạch chỉ, 4g can khương – phụ tử chế, 8g quế chi, 10g xuyên khung và 6g cam thảo. Người bệnh rửa sạch các vị thuốc sau đó cho vào ấm sắc, mỗi ngày sử dụng 1 thang giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Thuốc Đông y được xây dựng dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh, vì vậy người bệnh nên tìm đến các bác sĩ Đông y để tiến hành thăm khám và bốc thuốc tương ứng với thể bệnh.

Một số phương pháp điều trị tại nhà

Ngoài những cách thức trên, người bệnh cũng có thể điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa tại nhà bằng các phương pháp sau:

  • Chườm nóng, lạnh: Phương pháp này đem lại tác dụng giảm đau hiệu quả với cách thức thực hiện khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần dùng một túi chườm nóng hoặc chườm lạnh và đặt lên vị trí bị tổn thương.
  • Xoa bóp: Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế dùng tay xoa bóp lên các vùng bị tổn thương từ đó kích thích làm ấm cơ, giãn cơ, giảm đau nhức. Ở phương pháp này, người bệnh cần thêm sự trợ giúp của một người khác.

Điều trị tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, thời gian một cách đáng kể nhưng hiệu quả đem lại không cao. Bởi lẽ, phương pháp chỉ hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm cảm giác đau nhức chứ không có khả năng trị bệnh triệt để.

Lưu ý khi bị hội chứng chùm đuôi ngựa

Ngoài việc tuân thủ đúng các phương pháp chữa bệnh, người mắc hội chứng chùm đuôi ngựa cũng cần chú ý xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học. Điều này không những giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị mà còn làm giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh.

Tuân thủ đúng lưu ý trong điều trị là điều cần thiết giúp bệnh chóng lành và không tái phát trở lại
Tuân thủ đúng lưu ý trong điều trị là điều cần thiết giúp bệnh chóng lành và không tái phát trở lại

Cụ thể, các vấn đề người mắc hội chứng chùm đuôi ngựa cần lưu ý là:

  • Hạn chế khuân, vác vật nặng gây áp lực lên cột sống.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi khoa học và thường xuyên thay đổi tư thế giúp các đốt sống hoạt động dễ dàng hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 2 – 2,5l/ngày) nhằm tăng cường dịch nhầy cho xương khớp.
  • Bổ sung các loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp như canxi, vitamin, protein, magie và các khoáng chất thiết yếu khác.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có hại cho sức khỏe xương khớp như đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, rượu, bia, thuốc lá…
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập thể dục thể thao giúp xương khớp dẻo dai.
  • Thực hiện tái khám định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ giúp xác định chính xác mức độ phục hồi của cơ thể.

Mặc dù hội chứng chùm đuôi ngựa là tình trạng hiếm gặp nhưng lại gây ra rất nhiều vấn đề nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người mắc cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan