Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Gout đau ở đâu? Thông thường, khi bị gout người bệnh phải gánh chịu những cơn đau đớn, sưng viêm. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ vị trí đau của bệnh gout để chẩn đoán bệnh chính xác. Vậy bị gút đau ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần biết.

Bệnh gout đau ở đâu? Các vị trí đau người bệnh nên biết

Bệnh gout (gút) còn được gọi là căn bệnh thống phong. Bệnh khởi phát do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ máu. Lượng axit uric sẽ tích tụ theo thời gian. Khi nồng độ cao quá mức, những tinh thể nhỏ urat của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở các khớp, gây sưng, viêm.

Bệnh gút đau ở những đâu là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Khi bệnh bùng phát, các cơn đau do gout có thể xảy ra ở các vị trí như:

Bị gout đau ở đâu? Các khớp chi dưới

Bệnh gút đau ở đâu trước? Các khớp chi dưới là vị trí chịu ảnh hưởng đầu tiên, đặc biệt là ngón chân.

Bệnh gout gây ra cơn đau ở các khớp xương
Bệnh gout gây ra cơn đau ở các khớp xương

Các triệu chứng gout thường phát triển ở ngón chân cái, khớp đầu gối, mắt cá chân. Sau đó, các cơn đau, sưng viêm sẽ lan dần đến các khớp ở vị trí khác trên cơ thể.

Gout đau ở đâu? Các khớp chi trên

Tại các khớp chi trên, triệu chứng của bệnh gout cấp thể hiện rõ rệt ở các ngón tay, khuỷu tay. Người bệnh có thể cảm nhận bị cứng khớp hay bị lệch khớp. Hơn nữa, các khớp sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ, da căng bóng. Ở trường hợp nặng, da có thể bị bong tróc.

Các khớp thần kinh

Bệnh gout bị đau ở đâu? Khớp thần kinh bao gồm các khớp phát triển ở hai bên xương chậu. Các triệu chứng của gout có thể khiến người bệnh bị đau thắt lưng, mỏi lưng.

Thông thường, các cơn đau do gút ở lưng thường không được quan tâm và dễ chẩn đoán nhầm lẫn thành các bệnh như đau nhức xương khớp, viêm khớp… Do vậy, nhiều trường hợp khi bệnh gout đã diễn biến nặng thì mới thăm khám và điều trị. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc chữa và phục hồi sau bệnh.

Gout đau ở đâu? Gút đa khớp

Gút đa khớp có thể gây ra các cơn đau ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Các cơn đau có thể diễn ra ở nhiều nơi cùng một lúc. Bệnh gout đa khớp thường xuất hiện ở giai đoạn mãn tính. Các cơn đau có xu hướng nghiêm trọng và tái phát thường xuyên.

Các giai đoạn phát triển của bệnh gout và triệu chứng điển hình

Các cơn đau của bệnh gout nặng hay nhẹ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Bệnh diễn biến với 4 giai đoạn và có các triệu chứng điển hình như sau:

Giai đoạn chưa có triệu chứng rõ ràng

Ở giai đoạn này, các tinh thể urate lắng đọng ở các mô, khớp và chỉ gây tổn thương nhẹ. Lúc này, các triệu chứng và cơn đau chưa thật sự rõ ràng.

Gout đau ở đâu? Giai đoạn cấp tính

Các biểu hiện của bệnh gout rõ rệt hơn ở những người mắc bệnh trong giai đoạn cấp tính. Các triệu chứng điển hình của bệnh gout như sau:

Triệu chứng điển hình của bệnh là các khớp sưng tấy, viêm đỏ
Triệu chứng điển hình của bệnh là các khớp sưng tấy, viêm đỏ

Các triệu chứng của bệnh gout thường kéo dài trong vài giờ cho đến 1 – 2 ngày. Ở những trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vài tuần.

Tổn thương các khớp

Trong giai đoạn này, bệnh gout vẫn âm thầm phát triển. Nếu không có biện pháp chữa trị ở giai đoạn cấp tính thì có thể dẫn đến tổn thương khớp nghiêm trọng. Hơn nữa, các cơn đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên và với cường độ mạnh hơn. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Giai đoạn mãn tính

Gout giai đoạn mãn tính gây suy nhược và tổn thương các khớp ở mức độ nghiêm trọng. Các tổn thương ở khớp có thể không hồi phục và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là gây tổn thương khớp vĩnh viễn.

Hơn nữa, bệnh nhân có thể bị viêm khớp mãn tính và tích hợp các u cục tophi dưới da. Các khối u này sẽ xuất hiện quang ngón chân, ngón tay, đầu gối… Trong trường hợp nặng và không điều trị bệnh đúng cách, bệnh gout có thể gây suy thận rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gout khởi phát do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Theo đó, việc lạm dụng rượu bia và ăn uống thừa chất đạm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric và gây ra bệnh gout.

Cụ thể, bệnh có thể khởi phát bởi các yếu tố thuận lợi như sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, động thực vật chứa nhiều purin như hải sản, nội tạng động vật…
  • Mắc một số bệnh lý về thận như viêm cầu thận, suy thận làm giảm chức năng của thận. Điều này sẽ khiến axit uric tích tụ ngày càng nhiều.
  • Lạm dụng chất kích thích, uống rượu bia thường xuyên.
  • Uống các loại thuốc làm tăng nồng độ axit uric trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị cao huyết áp…
  • Gia đình có người thân mắc bệnh gout vì bệnh có tính di truyền.
  • Tăng cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh gout

Hiện nay, y học có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gout. Người bệnh sẽ được xét nghiệm máu hoặc kiểm tra nồng độ axit uric để nhận biết bệnh. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị như sau:

Tây y chữa bệnh gout

Sử dụng thuốc Tây y sẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm, giảm đau ở ổ khớp. Một số loại thuốc Tây y được bác sĩ kê toa điều trị bệnh gout như sau:

Thuốc Tây y giúp kiểm soát các cơn đau do gout gây ra
Thuốc Tây y giúp kiểm soát các cơn đau do gout gây ra
  • Colchicine: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau trong vòng 24 giờ đầu tiên của một cơn gout. 
  • Prednisolon: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với công dung giảm đau nhanh chóng. Thuốc an toàn, ít gây ra các tác dụng phụ và có thể uống kéo dài hơn 5 ngày.
  • Các loại thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Naproxen có tác dụng cải thiện hiệu quả cơn đau liên quan đến bệnh gout.

Thuốc Tây y mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng chỉ sau 2 – 3 liều điều trị. Tuy nhiên, thuốc tân dược có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, đau dạ dày… Vì thế, bạn không nên tự ý mua thuốc hay lạm dụng các loại thuốc tân dược.

Bệnh gout đau ở đâu? Trị bệnh gout bằng Đông y

Theo Đông y, bệnh gout xảy ra ở những người bệnh mắc chứng Tý thống. Nguyên nhân gây bệnh là do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp khiến cơ thể cơ thể bị tà khí xâm nhập. Bài thuốc Đông y có tác dụng cải thiện triệu chứng gout, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

  • Bài thuốc số 1: 20g lá ổi non, 100g đậu bắp, 100g lá sa kê. Bạn rửa sạch các nguyên liệu, sắc với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 1 lít nước. Người bệnh sử dụng nước này uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: 3g chuối hột, 4g củ ráy, 2g tỳ giải, 1g khổ qua sao khô. Mỗi ngày bạn pha các nguyên liệu trên với nước đun sôi để uống. Người bệnh uống nước thuốc từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh

Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị bệnh gout bằng các mẹo dân gian tại nhà. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh gout bạn có thể áp dụng như:

Đậu xanh

Đậu xanh đã được nhiều người mắc bệnh gout sử dụng và có những cải thiện tích cực. Đậu xanh có chứa hàm lượng chất xơ cao nên có công dụng hạn chế tích tụ độc tố trong cơ thể. Hơn nữa, đậu xanh có đặc tính kháng viêm cao, hỗ trợ khí huyết, giảm đau nhức khi bị bệnh gout. 

Đậu xanh cải thiện bệnh gout hiệu quả
Đậu xanh cải thiện bệnh gout hiệu quả

Cách thực hiện: Bạn sử dụng 150g đậu xanh, rửa sạch và ngâm trong 1 giờ đồng hồ. Bạn cho đậu vào nồi và inh nhừ. Khi đậu mềm, người bệnh ăn và không cần nêm gia vị. Bạn ăn đậu xanh vào buổi sáng và trưa trong ngày.

Lá lốt

Lá lốt có công dụng giảm đau nhức do bệnh gout gây ra. Y học hiện đại cũng đã công nhận lá lốt có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá lốt để điều trị bệnh gout tại nhà.

Cách thực hiện: Dùng 5 – 10g lá lốt khô và sắc với 2 bát nước. Sau khi nước thuốc cô đặc còn nửa bát, bạn nhấc xuống, chắt ra bát và uống sau bữa ăn tối.

Lá tía tô

Lá tía tô là một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh theo Đông y. Lá có tác dụng điều trị phong hàn, lợi tiểu và đào thải độc tố từ gan, thận. Vì vậy, lá tía tô có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh gout hiệu quả.

Lá tía tô có tác dụng giảm viêm, sưng đau ở khớp
Lá tía tô có tác dụng giảm viêm, sưng đau ở khớp

Cách thực hiện: Bạn sử dụng cành non và lá tía tô rửa sạch, giã nát. Sau đó lấy thuốc đắp lên các vùng khớp bị sưng viêm. Bạn để 1 – 2 giờ cho thuốc thấm vào sâu bên trong.

Bệnh gout khám ở đâu?

Bệnh gout nên thăm khám ở đâu là tốt là một trong những điều mà bệnh nhân rất quan tâm. Dưới đây là một số địa chỉ khám và chẩn đoán bệnh gout uy tín mà người bệnh có thể tham khảo:

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện đại học Y Hà Nội là bệnh viện đa khoa uy tín, tuyến đầu ở Hà Nội. Bệnh gout thuộc Cơ xương khớp – đây là một trong những khoa thế mạnh của bệnh viện. Bệnh viện có trang bị thiết bị y tế hiện đại, chuyên khoa để xét nghiệm và chẩn đoán bệnh gout.

  • Địa chỉ: 1, Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, TP Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: 7 giờ 15 – 16 giờ 45 từ thứ 2 đến thứ 7.

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Đại học Y dược TPHCM là bệnh viện uy tín, hàng đầu khám và điều trị các bệnh cơ xương khớp, thần kinh, hô hấp… Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nhằm chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh tối ưu nhất cho từng bệnh nhân.

  • Địa chỉ bệnh viện: 215 Hồng Bàng, Quận 5, TPHCM.
  • Thời gian làm việc: 6 giờ đến 16 giờ 30 các ngày trong tuần (trừ chủ nhật).

Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102

Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 là một địa chỉ chữa bệnh bằng y học cổ truyền hàng đầu hiện nay. Khi mắc bệnh gout, người bệnh có thể đến đây để khám và chữa bệnh theo phác đồ. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ là quân y có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm.

Với phương pháp điều trị Đông y cùng các bài thuốc có kiểm chứng rõ ràng, chỉ sau một liệu trình điều trị, bệnh gout sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không tái phát.

Địa chỉ:

  • 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Tp. HN.
  • 179 Nguyễn Văn Thương, P. 25, Bình Thạnh, HCM.

Thời gian làm việc: 8 giờ đến 5 giờ 30 chiều từ thứ 2 đến chủ nhật.

Bị bệnh gout cần lưu ý gì?

Song song với các bài thuốc chữa bệnh, người bệnh cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh như sau:

  • Tăng cường ăn thực phẩm chứa ít purin: Hạt lanh, ngũ cốc, rau xanh, chất xơ có thể giúp cơ thể giảm rối loạn chuyển hóa và tăng đào thải axit uric trong máu.
  • Bổ sung đủ nước: Người bệnh cần uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ việc đào thải axit uric. Đồng thời, bạn có thể ăn các loại rau có chứa nhiều nước như xà lách, dưa leo…
  • Tập luyện thể dục: Xây dựng thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh. Từ đó giảm sự kết tủa của muối urat trong khớp và bảo tồn khớp khỏi những tổn thương.
  • Kiêng rượu bia: Không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn khi mắc bệnh gout. 
  • Kiêng ăn chất đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ: Bạn không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng có thể làm giới hạn quá trình thanh lọc axit uric. Đồng thời, người bệnh chỉ nên bổ sung một lượng đạm vừa đủ, không nên lạm dụng. 

Trên đây là những thông tin giải đáp bệnh gout đau ở đâu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Gout là một căn bệnh nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng không nên chủ quan. Bạn cần thăm khám bác sĩ và điều trị sớm khi phát hiện các cơn đau gout.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Cao gắm chữa gout là một trong những phương pháp điều trị gout bằng dược liệu tự nhiên hiện được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị nhất định. Tuy nhiên, cao gắm có thực sự tốt không và cách sử dụng sản phẩm này như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết....
Gout đau ở đâu? Thông thường, khi bị gout người bệnh phải gánh chịu những cơn đau đớn, sưng viêm. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ vị trí đau của bệnh gout để chẩn đoán bệnh chính xác. Vậy bị gút đau ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần biết. Bệnh gout...
Tìm được những bệnh viện gout chuyên khoa, điều trị hiệu quả là điều hầu hết bệnh nhân đều mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc những bệnh viện gút chuyên khoa, uy tín nhất hiện nay.  Các tiêu chí chọn bệnh viện gout điều trị hiệu quả Gout là một bệnh lý rất nguy...
Bệnh gout có lây không là một vấn đề quan trọng mà nhiều người bệnh quan tâm. Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm hiểu về cách điều trị bệnh, bạn hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây.  Bệnh gout có lây không? Các đường lây lan bệnh gout Về bản chất, bệnh gout là tình...
Bài viết liên quan