Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nhớ trước quên sau, suy giảm trí nhớ sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bỉm hiện nay. Tuy nhiên, không phải chị em phụ nữ nào cũng nắm rõ nguyên nhân của hiện tượng này để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chuyên trang sức khỏe để không còn nỗi lo “não cá vàng” sau sinh.

Lý giải nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau sinh

Bên cạnh giai đoạn mang thai 9 tháng 10 ngày, sau sinh, các mẹ bỉm cũng phải đối mặt với nhiều sự thay đổi của cơ thể, trong đó có tình trạng nhớ trước quên sau. Suy giảm trí nhớ sau sinh chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây.

Mất cân bằng Estrogen

Estrogen được biết đến như một loại hormone riêng biệt ở phụ nữ, có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, quyết định sự thay đổi của hình dáng não bộ, từ đó tác động tới khả năng ghi nhớ. Trong giai đoạn đầu mang thai, hormone này có xu hướng tăng và ngày càng giảm dần khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3.

Mất cân bằng Estrogen khiến phụ nữ sau sinh bị suy giảm trí nhớ
Mất cân bằng Estrogen khiến phụ nữ sau sinh bị suy giảm trí nhớ

Ngoài ra, trong thời kì cho con bú, cơ thể các mẹ bỉm cũng sản sinh ra nhiều oxytocin – một loại hormone làm sụt giảm nồng độ Estrogen, khiến tình trạng mất cân bằng hormone càng trầm trọng.

Việc thiếu hụt hormone Estrogen khiến phụ nữ sau sinh suy giảm trí nhớ. Thậm chí, theo kết quả của một số nghiên cứu khoa học, trí nhớ của những phụ nữ đã sinh con nhiều lần kém hơn so với những người cùng độ tuổi, chưa trải qua giai đoạn mang thai và sinh con.

Áp lực chăm con

Vừa phải đảm nhiệm vai trò làm vợ, chăm sóc nhà cửa, vừa phải làm mẹ, chăm sóc và dạy dỗ con cái, kiếm tiền lo tài chính… khiến phụ nữ sau sinh kiệt sức. Quá nhiều việc một lúc buộc mẹ bỉm phải phân tán suy nghĩ và khả năng tập trung. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây suy giảm trí nhớ.

Hệ quả của bệnh trầm cảm

Trầm cảm sau sinh ngày càng có xu hướng gia tăng và gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm, suy giảm trí nhớ, rối loạn tinh thần, mất sữa, suy nghĩ tiêu cực… Quy luật, thói quen sinh hoạt bị đảo lộn hoàn toàn bởi sự ra đời của một em bé khiến nhiều mẹ bỉm chưa kịp thích ứng. Bên cạnh đó, việc thiếu sự chia sẻ từ phía gia đình, sự quấy khóc của con, tâm lý không ổn định.. cũng là nguyên nhân gây trầm cảm và suy giảm trí nhớ ở phụ nữ sau sinh.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Phụ nữ trong thời gian mang thai và sau sinh thường được bồi bổ nhiều món ăn nhưng vẫn phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi không phải ai cũng biết cân bằng dinh dưỡng giữa các món ăn và việc nuôi con bằng sữa mẹ khiến nhu cầu hấp thu dinh dưỡng tăng cao. Hậu quả của thói quen ăn uống không khoa học là cơ thể mẹ bị thiếu máu, gây hiện tượng suy giảm trí nhớ sau phẫu thuật hoặc sinh thường.

Ngủ không đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng, giúp tái tạo năng lượng và duy trì sự tỉnh táo của cơ thể. Thường xuyên phải thức đêm trông con, cho con bú… khiến não bộ của mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày và gây chứng khó tập trung, mau quên, “não cá vàng”.

Cảnh giác với những triệu chứng giảm trí nhớ sau sinh

Phụ nữ sau sinh suy giảm trí nhớ thường có các triệu chứng khác nhau, phát triển từ nhẹ tới nặng, bao gồm:

  • Không nhớ được vị trí của các đồ đạc trong nhà hay những sự kiện, câu chuyện đã được nghe trước đó, nói trước quên sau
  • Khó khăn trong việc thu nạp và ghi nhớ những sự kiện mới
  • Thường xuyên rơi vào tình trạng mất tập trung, lơ đãng khi làm việc
  • Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, căng thẳng và rối loạn tâm trạng, dẫn tới không kiểm soát tốt hành vi (dễ nóng giận, cáu gắt)

Suy giảm trí nhớ sau khi sinh, đãng trí thường không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng bệnh kéo dài có thể gây một số biến chứng nguy hiểm sau đây.

Suy giảm trí nhớ sau sinh ảnh hưởng tới khả năng tư duy
Suy giảm trí nhớ sau sinh ảnh hưởng tới khả năng tư duy
  • Giảm sút hiệu quả công việc: Không tập trung, suy giảm trí nhớ sẽ dẫn tới hiệu quả xử lý công việc bị ảnh hưởng, giảm sút, thậm chí mắc phải những sai sót khi làm việc.
  • Giảm khả năng tư duy: Hay quên, không nhớ rõ mọi việc khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy không tự tin, khó khăn trong việc thu nạp kiến thức và quyết định. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị suy giảm trí nhớ trong thời gian dài (trên 3 năm) có thể tiến triển thành chứng sa sút trí tuệ, mất khả năng tư duy, rối loạn ngôn ngữ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Đây là biến chứng điển hình của hiện tượng suy giảm trí nhớ. Những người mắc bệnh Alzheimer thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt, chậm phản ứng, không tập trung, nhớ trước quên sau, thậm chí suy kiệt sức khỏe và liệt các cơ (ở giai đoạn nặng).
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson: Trí nhớ suy giảm trong thời gian dài là nguyên nhân gây tổn thương não bộ và teo não, thoái hóa các tế bào thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Ở giai đoạn đầu, bên cạnh triệu chứng hay quên, lơ đãng, không tập trung, người bệnh sẽ thấy các cơ bị ảnh hưởng: run tay, run chân, phản ứng chậm, cứng cơ…

Phụ nữ sau sinh suy giảm trí nhớ nên làm gì?

Tránh để chứng suy giảm trí nhớ phát triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm, phụ nữ sau sinh nên thường xuyên theo dõi các biến đổi của cơ thể và can thiệp y tế kịp thời. Tùy thể trạng sức khỏe và mức độ bệnh, các mẹ bỉm có thể áp dụng những biện pháp cải thiện trí nhớ phù hợp.

Cân nhắc khi dùng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là một trong những giải pháp điều trị suy giảm trí nhớ hiệu quả nhưng không được khuyến khích ở những phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi đa phần các thuốc cải thiện trí nhớ của Tây y đều có tác động an thần, có thể ảnh hưởng tới em bé thông qua sữa mẹ. Hiện trên thị trường, chưa có bất kì loại thuốc an thần nào được chứng minh an toàn 100% với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Không nên sử dụng thuốc Tây y trong thời gian cho con bú
Không nên sử dụng thuốc Tây y trong thời gian cho con bú

Vì vậy, muốn sử dụng thuốc Tây y, phụ nữ sau sinh cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc Tây y dùng trong điều trị trí nhớ thường được chia thành 2 nhóm.

  • Nhóm hoạt huyết: Các loại thuốc có tác dụng tăng cường lưu thông máu lên não, điều trị chứng thiếu máu như Cavinton, Steron, Ginkgo…
  • Nhóm cân bằng hormone: Các loại thuốc này có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh acetylcholin, đảm bảo dẫn truyền chất ở não bộ, từ đó cải thiện trí nhớ, phòng ngừa bệnh Alzheimer.

Bài thuốc dân gian cải thiện trí nhớ

Bên cạnh các loại thuốc Tây y có nhiều tác dụng phụ, cần cân nhắc khi dùng, phụ nữ sau sinh suy giảm trí nhớ có thể áp dụng một số kinh nghiệm dân gian dưới đây. Các bài thuốc từ dân gian chủ yếu sử dụng những vị dược liệu dễ kiếm, lành tính và có thể chế biến tại nhà.

  • Hạt sen: Tăng cường các món ăn từ hạt sen như mứt sen, cháo sen, chè sen.. giúp an thần, dưỡng tâm, điều trị chứng suy giảm trí nhớ sau sinh.
  • Trứng chim cút: Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều lecithin – một hoạt chất giúp kích thích hoạt động của não bộ, cải thiện trí nhớ. Phụ nữ sau sinh suy giảm trí nhớ cần tăng cường ăn trứng chim cút luộc mỗi ngày hoặc chế biến trứng chim cút với các món thịt kho, bánh bao, canh mọc…
  • Mật ong: Không chỉ có tác dụng kháng viêm, giải độc, mật ong còn giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh, điều trị chứng suy giảm trí nhớ sau sinh nhờ chứa nhiều axit amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng quý. Để tăng cường trí nhớ, mẹ bỉm có thể uống mật ong vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện trí nhớ sau sinh
Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện trí nhớ sau sinh
  • Kỷ tử: Với tính bình và công dụng sáng mắt, nhuận tràng, tư bổ can thận, kỷ tử được dùng như bài thuốc cải thiện trí nhớ hiệu quả, lành tính. Phụ nữ sau sinh có thể hấp cách thủy kỷ tử cùng não dê, não lợn hoặc trứng gà để bồi bổ cơ thể, trị bệnh thiếu máu gây suy giảm trí nhớ.
  • Long nhãn: Nhờ công dụng hoạt huyết, kiện não, ích tâm tỳ, các bài thuốc từ long nhãn giúp hỗ trợ trị bệnh suy giảm trí nhớ sau sinh. Mẹ bỉm nên tăng cường món chè long nhãn hạt sen hoặc long nhãn nấu với hồng táo, đường phèn.
  • Viễn chí: Rễ cây viễn chí từ xa xưa đã được sử dụng để an thần, khắc phục chứng suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh. Người bệnh cần 5 – 6gr rễ cây viễn chí đã rửa sạch sắc cùng 500ml nước ở lửa nhỏ. Chờ cho nước trong nồi cô đọng còn khoảng 300ml thì chắt lấy nước, uống trong ngày.
  • Nấm linh chi: Với tác dụng bổ huyết, an thần, ích khí, nấm linh chi giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Phụ nữ sau sinh có thể hãm trà từ nấm linh chi để uống hàng ngày (sử dụng nấm khô đã thái lát mỏng hãm cùng nước sôi).
  • Nhân sâm: Nhờ công dụng hoạt huyết, bồi bổ cơ thể, tăng cường chuyển hóa tổ chức của não bộ, kích thích cảm giác hưng phấn, nhân sâm được coi là vị thuốc quý trong dân gian. Người bệnh bị suy giảm trí nhớ sau sinh có thể uống trà nhân sâm hoặc tăng cường các món ăn chế biến từ nhân sâm.

Thuốc Đông y an toàn, lành tính

Nhằm điều trị dứt điểm chứng suy giảm trí nhớ sau phẫu thuật hoặc sinh thường mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé, hiện nay, nhiều mẹ bỉm tìm đến phương pháp chữa bệnh bằng Đông y an toàn, lành tính. Phụ nữ sau sinh suy giảm trí nhớ có thể tham khảo một số bài thuốc sau.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 250gr vừng đen, hồ đào; 500gr đường đỏ. Sau đó sao vàng vừng đen và hồ đào rồi hòa cùng nước đường đỏ, cô đọng thành dạng kẹo. Mỗi ngày ăn khoảng 3 miếng nhỏ, chia làm 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bát tử nhân và mật ong (lượng bằng nhau). Sấy khô bá tử nhân sau đó tán thành bột rồi trộn với mật ong, hoàn thành viên vừa dùng (bằng hạt ngô). Mỗi ngày ăn khoảng 20 viên, chia làm 2 lần.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị long nhãn, hồng táo, tâm sen và đường trắng. Đem ninh các loại nguyên liệu này với nhau để tạo thành cao đặc. Mỗi lần sử dụng 10 – 15ml cao đặc này pha cùng nước ấm, ngày uống 2 lần.

Phòng tránh chứng suy giảm trí nhớ như thế nào?

Suy giảm trí nhớ sau khi sinh là hội chứng phổ biến ở nhiều người nhưng các mẹ bỉm có thể hoàn toàn chủ động phòng ngừa bệnh này theo các cách đơn giản dưới đây.

  • Chủ động chia sẻ: Việc gánh quá nhiều áp lực, công việc mà không chia sẻ cùng người thân, đặc biệt là chồng khiến phụ nữ sau sinh dễ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm, “não cá vàng”. Do đó, các mẹ bỉm hãy chủ động tâm sự, giãi bày khó khăn với chồng, những người thân trong gia đình và bạn bè. Ngoài ra, việc tham gia vào các hội nhóm cũng giúp các mẹ bỉm có thêm người lắng nghe, đồng cảm và nhận được những lời khuyên hữu ích.
  • Cân bằng dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong thời gian sau sinh, cho con bú sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và cải thiện trí nhớ. Phụ nữ suy giảm trí nhớ sau sinh nên tăng cường các món ăn kích thích sản sinh Estrogen, vitamin B6 và acid folic như: ngũ cốc, các loại hạt, đậu nành, rau bina, sữa, súp lơ xanh, táo, dâu tây… Tuyệt đối không nên bỏ bữa để giảm cân.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng sau sinh phòng bệnh giảm trí nhớ
Cân bằng chế độ dinh dưỡng sau sinh phòng bệnh giảm trí nhớ
  • Ngủ đủ giấc: Mẹ bỉm nên cố gắng duy trì thói quen ngủ trưa mỗi ngày và nên ngủ ít nhất 6 – 8 tiếng/ ngày để đảm bảo não bộ có đủ thời gian nghỉ ngơi. Để làm được việc này, phụ nữ sau sinh cần có sự giúp đỡ từ gia đình và có kế hoạch chăm con khoa học.
  • Cân bằng thời gian: Việc sắp xếp các công việc một cách khoa học, cân đối sẽ giúp phụ nữ sau sinh tránh được tình trạng căng thẳng, stress dẫn tới suy giảm trí nhớ.
  • Áp dụng các bài tập trí nhớ: Thường xuyên luyện tập các bài tập về rèn luyện trí nhớ và tăng cường tư duy sẽ giúp kích thích não bộ, hạn chế nguy cơ mắc chứng giảm trí nhớ sau khi sinh con.
  • Luyện tập thể thao: Các bài tập yoga nhẹ nhàng, thiền hoặc dưỡng sinh giúp cơ thể được thả lỏng, thư giãn và tăng cường lưu thông máu lên não, ngăn ngừa nguy cơ giảm trí nhớ do thiếu máu.

Hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp phụ nữ sau sinh suy giảm trí nhớ nhanh chóng khắc phục được tình trạng này. Bởi suy giảm trí nhớ sau sinh tuy không gây nhiều nguy hiểm sức khỏe nhưng ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống và công việc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y-
meo-chua-roi-loan-tien-dinh
chua-suy-nhuoc-than-kinh-bang-dong-y
thuoc-chua-benh-mat-tri-nho-o-nguoi-gia