Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp nguy hiểm tuy nhiên hầu hết mọi người đều chủ quan coi thường. Nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời, phù hợp bệnh có thể dẫn đến biến chứng bại liệt vĩnh viễn. Sau đây là các giai đoạn thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần nắm được để từ đó có thể phát hiện sớm, chủ động điều trị để có thể đẩy lùi bệnh.

Có 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm, giai đoạn đầu có thể trị khỏi 100% không cần xâm lấn
Có 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm, giai đoạn đầu có thể trị khỏi 100% không cần xâm lấn

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có cách điều trị sao cho phù hợp. Dĩ nhiên giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị sẽ đơn giản hơn và ít tốn kém thời gian hơn. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều bỏ qua giai đoạn đầu này bởi dấu hiệu không rõ ràng. Hãy cùng tapchidongy.org tìm hiểu chi tiết hơn sau đây.

Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm

Đây là giai đoạn chớm bị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tình trạng: Đĩa đệm chưa bị biến dạng tuy nhiên có chút bị tổn thương. Phần bao xơ bên ngoài và nhây nhầy bên trong đĩa đệm chưa bị ảnh hưởng lớn.

Triệu chứng: Dấu hiệu bệnh lúc này chưa rõ ràng, thỉnh thoảng người bệnh sẽ thấy các cơn đau nhức vùng cột sống bị tổn thương, có thể là cột sống thắt lưng hoặc đốt sống cổ. Cơn đau sẽ xuất hiện từng cơn rồi biến mất, khá mơ hồ.

Cách điều trị: Nếu có thể phát hiện bệnh trong giai đoạn này, người bệnh chỉ cần tập vật lý trị liệu, xây dựng lối sống lành mạnh, kiêng khem làm việc nặng, bệnh hoàn toàn có thể được đẩy lùi mà không cần dùng thuốc.

Hình ảnh phồng lồi đĩa đệm
Hình ảnh phồng lồi đĩa đệm

Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm

Tình trạng: Dấu hiệu tổn thương đĩa đệm rõ rệt hơn, bao xơ suy yếu, phần sụn cột sống cũng bị thoái hóa dần. Nhiều trường hợp bao xơ đã bị rách tuy nhiên không rách toàn bộ mà rách một phần, khối nhân nhầy bên trong trực trào ra ngoài khiến đĩa đệm bị lồi to hơn so với bình thường.

Triệu chứng: Ở giai đoạn này, cơn đau sẽ xuất hiện rõ rệt hơn, thường xuyên hơn vì vậy người bệnh sẽ dễ dàng cảm nhận và phát hiện hơn. Triệu chứng đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội, nghiêm trọng hơn mỗi khi làm việc nặng, khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm thiểu. Dần dần bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện thêm triệu chứng tê bì tay hoặc chân.

Cách điều trị: Lúc này người bệnh sẽ phải dùng thuốc giảm đau bằng cách uống thuốc tân dược hoặc chườm giảm đau bằng các mẹo dân gian như ngải cứu rang muối, đắp xương rồng hoặc xoa bóp rượu gừng… Uống thuốc đông  y cũng là sự lựa chọn an toàn, hiệu quả hơn so với tân dược. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo kết quả mang lại.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Tình trạng: Đây là giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ tức khối đĩa đệm đã bị tổn thương hoàn toàn, bao xơ rách, nhân nhày tràn ra ngoài chèn ép dây thần kinh và ống sống.

Triệu chứng: Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn thứ 3 bởi dấu hiệu rõ rệt rõ ràng. Cơn đau lúc này sẽ trở nên khủng khiếp hơn rất nhiều, tần suất đau dày đặc hơn, cơn đau liên tục không dứt đặc biệt vào ban đêm hoặc khi bạn vận động mạnh. Khả năng di chuyển, vận động của người bệnh bị giới hạn, nhiều trường hợp bệnh nhân không thể di chuyển hoặc khó khăn khi di chuyển cần phải có sự trợ giúp từ dụng cụ hỗ trợ hoặc người nhà.

Cách điều trị: Dùng thuốc tân dược giảm đau vẫn là sự lựa chọn của hầu hết bệnh nhân trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm này. Tuy nhiên theo lời khuyên của bác sĩ cũng như nhiều người đã trải qua, việc dùng thuốc đông y, thuốc nam đặc trị thoát vị đĩa đệm sẽ phù hợp và an toàn hơn. Bởi cơ chế chữa của y học cổ truyền là đi từ gốc đến ngọn, giải quyết triệu chứng, phục hồi sức khỏe xương khớp từ bên trong, mang lại kết quả chữa bệnh toàn diện.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Giai đoạn 4: Giai đoạn biến chứng

Tình trạng: Khối đĩa đệm bị rách, tràn nhân nhày ra ngoài chèn ép vào dễ thần kinh, lúc này không chỉ gây triệu chứng đau nhức khó chịu mà người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng nghiêm trọng như khó khăn khi cử động, không thể quay cổ hoặc cúi người, có nguy cơ bị teo cơ, bại liệt hoặc đại tiểu tiện không tự chủ. Đây là giai đoạn nặng nhất và không thể điều trị khỏi 100% vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý nếu không muốn nằm một chỗ cả đời.

Triệu chứng: Cơn đau dữ dội không dứt kể cả khi nghỉ ngơi. Nếu bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ không thể cúi ngửa cổ hay xoay cổ, cơn đau sẽ lan xuống bả vai, cánh tay bị teo cơ, không thể cầm nắm hoặc không thể dơ cao tay, người bệnh thường xuyên đau đầu, chóng mặt bởi thiếu máu lên não do dây thần kinh bị chèn ép. Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cẳng chân, đùi, bàn chân sẽ bị tê, liệt, đại tiểu tiện không tự chủ, phải dùng nạng khi di chuyển hoặc không thể di chuyển.

Cách điều trị: Đây là giai đoạn nặng của bệnh vì vậy các phương pháp dùng thuốc, điều trị bằng bảo tồn sẽ không mang lại kết quả. Lúc này phẫu thuật sẽ là biện pháp chữa người bệnh cần cân nhắc. Để được chẩn đoán chính xác, hãy đến bệnh viện thăm khám dựa vào kết quả kiểm tra bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp không ai mong muốn bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi phí cao tuy nhiên cách này có thể giúp giảm cơn đau rõ rệt, điều trị hiệu quả đến 90% tùy tưng trường hợp.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

  • Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng… là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tình trạng đau nhức do bệnh kéo đến
  • Giảm thiểu tối đa các hoạt động đòi hỏi phải cong lưng, cúi cổ hoặc xoay cổ…
  • Bổ sung nước, rau củ quả, ăn uống khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao
  • Tập thể dục như lên xà, bơi lội…sẽ rất phù hợp với bệnh nhân thoái hóa, thoát vị bởi các động tác này giúp kéo giãn cột sống, giải phóng khối chèn ép từ đó giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn
  • Hãy duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, có kế hoạch giảm cân nếu bạn đang bị béo phì. Cơ thể càng nặng, cột sống càng bị chèn ép và phải làm việc hết công suất từ đó dẫn đến tổn thương
  • Nên ngủ trên nệm cứng
  • Các bài thuốc dân gian như chườm ngải cứu, xương rồng…sẽ giúp giảm đau hiệu quả, an toàn hơn so với việc dùng thuốc tân dược
  • Chủ động khám chữa sớm khi thấy cơ thể có triệu chứng đau nhức xuất hiện. Các bệnh viện lớn, phòng khám nhà thuốc uy tín được Sở Y Tế cấp phép là địa chỉ bạn có thể tìm đến.
  • Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kê đơn thuốc cho bản thân, dùng thuốc sai cách sẽ dẫn đến phản ứng phụ, nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ.

Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về các giai đoạn thoát vị đĩa đệm, triệu chứng và cách điều trị. Hy vọng mọi người đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích, chủ động hơn trong quá trình chữa và chăm sóc bản thân cũng như ngăn ngừa bệnh. Thoát vị là bệnh nguy hiểm đừng chủ quan. Chúc bạn mạnh khỏe.

Bài viết liên quan
cach-massage-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem
thoat-vi-dia-dem-l5-s1
thuoc-gout-feburic
chua-gout-bang-dong-y
thoat-vi-dia-dem-chen-day-than-kinh