Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm phế quản có thể phát sinh nhiều biến chứng xấu khi người bệnh không tìm đúng cách chữa. Mỗi phương pháp điều trị hiện nay đều tồn tại cả ưu và nhược điểm. Nếu bạn áp dụng đúng cách vừa có thể đẩy lùi triệu chứng vừa bảo vệ tốt sức khỏe. Ngược lại, khi bạn tìm sai biện pháp, cơ thể sẽ gặp tác dụng phụ. Vậy người bệnh nên điều trị viêm phế quản an toàn?

Cách điều trị viêm phế quản bằng Tây y

Thuốc tây có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Các loại thuốc chữa viêm phế quản đều được sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm. Những loại thuốc thường dùng để chữa viêm phế quản gồm:

Điều trị viêm phế quản bằng thuốc long đờm

Đây là loại thuốc có khả năng tống khứ dịch nhầy ứ đọng ở phế quản để làm thông thoáng đường thở. Nếu dịch nhầy tiết ít và khó đẩy ra ngoài, bác sĩ có thể dùng thuốc làm loãng như terpin hydrat, natri benzoat,…

Ngược lại, khi dịch tiết nhiều, đặc, bác sĩ sẽ sử dụng chất khử chứa lưu huỳnh như carbocystein, acetylcystein,… Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc giảm ho với liều thích hợp.

Bác sĩ có thể điều trị viêm phế quản bằng loại thuốc long đờm
Bác sĩ có thể điều trị viêm phế quản bằng loại thuốc long đờm

Thuốc chống tắc nghẽn phế quản

Tên gọi khác của loại thuốc này là thuốc giãn phế quản. Nó có khả năng đẩy lùi tắc nghẽn tại đường dẫn khí để người bệnh dễ thở. Thuốc gồm 2 dạng:

  • Chủ vận beta-2: Sử dụng dưới dạng xông, hít qua đường miệng hoặc mũi. Thuốc cho tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi, tăng khả năng tiêu thụ oxy, run tay chân, rối loạn nhịp tay,…
  • Theophylin: Đây là loại thuốc làm giãn phế quản dạng uống. Ở trẻ em, thuốc rất dễ dung nạp, đào thải nhanh nhưng gây nhiều độc hại. Trong khi đối với người lớn, Theophylin khó dung nạp, đào thải chậm nhưng ít gây hại. Do đó, bệnh nhân suy gan, thận hoặc các bé có chức năng thải độc chưa tốt không nên sử dụng.

Thuốc Corticoid kháng viêm

Nhóm thuốc có thể ngăn chặn và điều trị các ổ viêm tại cuống họng. Nếu bị viêm nhiễm tại ống phế quản, bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc dạng uống. Khi bị viêm phế quản mãn tính, người bệnh sẽ được điều trị dưới dạng tiêm. Bạn chỉ nên dùng thuốc với liều vừa đủ trong thời gian ngắn để hạn chế tác dụng phụ.

Thuốc kháng vi khuẩn, virus

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là loại bỏ vi khuẩn, virus. Với thuốc kháng virus, bác sĩ chủ yếu sử dụng nhóm kháng virus cúm A. Các loại thuốc kháng vi khuẩn là ceftriaxon, benzylpenicillin, augmentin,… Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh lý để sử dụng loại kháng sinh nhẹ hoặc mạnh. Cụ thể, triệu chứng nhẹ có thể dùng thuốc trong 1 tuần. Trong khi người bị bệnh nặng cần điều trị khoảng 2 – 4 tuần.

Thuốc kháng virus, vi khuẩn là một trong những nhóm thuốc được chỉ định để điều trị viêm phế quản
Thuốc kháng virus, vi khuẩn là một trong những nhóm thuốc được chỉ định để điều trị viêm phế quản

Mặc dù thuốc tây mang tới tác dụng nhanh nhưng vẫn tồn tại hạn chế và có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và không tùy tiện thay đổi liều lượng.

Cách trị viêm phế quản tại nhà

Không phải ai cũng có thể áp dụng cách điều trị bằng thuốc tây. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, người mẫn cảm với tân dược, phụ nữ trong thời kỳ thai sản rất dễ gặp biến chứng khi dùng thuốc sai cách.

Nếu đang bị viêm phế quản cấp tính, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng bằng mẹo dân gian. Một số cách chữa bệnh tại nhà được lưu truyền phổ biến gồm:

Chữa viêm phế quản bằng mật ong

Trong mật ong tồn tại hàm lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng viêm, có khả năng ức chế virus, giảm ho và làm dịu cổ họng. Người bệnh nên hòa mật ong với nước ấm hoặc kết hợp với dược liệu khác như:

Mật ong và giấm táo

  • Cho 1 thìa mật ong, 1 thìa giấm táo vào cốc nước lọc và khuấy đều
  • Người bệnh nên sử dụng hỗn hợp hàng ngày cho đến khi triệu chứng bị đẩy lùi

Kết hợp với chanh

  • Trộn mật ong cùng nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nước chanh mật ong
  • Tác dụng chính là giảm ho và làm dịu cổ họng

Sử dụng chung cùng tỏi

  • Băm tỏi thật nhuyễn để trộn chung với mật ong
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ sử dụng 1 muỗng cho đến khi bệnh đỡ hẳn.

Cách chữa bệnh viêm phế quản bằng lá hẹ

Trong Đông y, lá hẹ có mùi hăng, tính ấm, vị cay. Nghiên cứu còn cho thấy, lá hẹ chứa odorin – kháng sinh có khả năng tiêu diệt hại khuẩn gây bệnh. Nếu người bệnh kết hợp hẹ với nhiều vị thuốc khác nhau sẽ gia tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể:

Có rất nhiều cách chữa viêm phế quản bằng lá hẹ cho hiệu quả cao
Có rất nhiều cách chữa viêm phế quản bằng lá hẹ cho hiệu quả cao

Kết hợp với đường phèn

  • Rửa sạch lá hẹ và cắt thành từng khúc nhỏ
  • Cho lá vào bát chứa đường phèn, hấp cách thủy trong 12 – 20 phút
  • Mỗi ngày sử dụng hỗn hợp 2 – 3 lần để cải thiện bệnh lý

Sử dụng chung cùng mật ong

  • Sơ chế lá hẹ sạch sẽ, sau khi cắt khúc thì cho vào bát
  • Thêm mật ong, chưng cách thủy trong 20 phút
  • Chắt nước ra bát và uống mỗi ngày 2 – 3 lần

Lá hẹ và nghệ tươi

  • Chuẩn bị lá hẹ như cách trên, nghệ và chanh cắt thành từng lát
  • Cho tất cả nguyên liệu vào bát nhỏ, thêm đường phèn
  • Chưng cách thủy hỗn hợp 30 phút và dùng 2 – 3 lần/ ngày.

Trị viêm phế quản bằng lá trầu không

Trầu không giàu hoạt chất phenolic và tinh dầu thơm, có phản ứng kháng sinh mạnh với hại khuẩn gây viêm phế quản. Dược liệu này còn có vị cay, tính ấm, giúp tiêu viêm và sát khuẩn, tiêu đờm và chống ngứa. Đó là lý do lá trầu không được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm phổi, viêm phế quản cấp và mãn tính,…

Áp dụng lá trầu không nguyên chất

  • Rửa sạch 4 – 8 lá trầu không và xay nhuyễn
  • Chắt lấy nước cốt trầu không và uống 2 lần/ ngày
  • Chỉ trong 3 – 5 ngày sử dụng, người bệnh sẽ đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Kết hợp với mật ong

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không, sau khi rửa sạch thì giã nhuyễn
  • Cho trầu không vào bát, thêm 250ml nước sôi, ngâm hỗn hợp trong 20 phút
  • Chắt nước, thêm mật ong, hòa tan và uống ngày 2 lần sau các bữa ăn

Dùng chung trầu không với củ gừng

  • Xay nhuyễn 10 lá trầu không và ngâm với 300ml nước sôi trong 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước, thêm 2 – 3 lát gừng và sử dụng như bình thường
  • Uống hỗn hợp mỗi ngày 2 lần sau các bữa ăn 15 phút.
  • Khi kiên trì áp dụng, bệnh sẽ bị đẩy lùi chỉ sau 1 tuần

Biện pháp can thiệp bằng tỏi

Đặc điểm của tỏi là giàu allicin – một chất kháng sinh tự nhiên. Hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hạn chế hoạt động của vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó tỏi còn chứa nhiều vitamin, có thể tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống lại bệnh tật. Những cách trị viêm phế quản bằng tỏi bao gồm:

Tỏi nguyên chất:

  • Mỗi ngày người bệnh có thể ăn 1 – 2 tép tỏi sống
  • Sử dụng đều đặn 1 – 2 lần/ ngày

Sử dụng chung với giấm ăn

  • Đầu tiên bạn bóc sạch vỏ tỏi rồi đập dập
  • Đem tỏi ngâm chung với đường đỏ, giấm ăn, mật ong trong 15 ngày
  • Hàng ngày bạn nên sử dụng hỗn hợp 1 – 2 lần

Kết hợp cùng chanh và cà chua

  • Sau khi sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, bạn đem xay nhuyễn tỏi và cà chua để thu nước cốt
  • Người bệnh trộn hỗn hợp vừa thu được với nước chanh nguyên chất và hòa tan.
  • Sử dụng hỗn hợp hàng ngày để cải thiện tốt triệu chứng

Chú ý, phương pháp này không phù hợp với người có bệnh lý nền liên quan đến mắt hoặc gan. Những trường hợp có thể trạng suy yếu, sử dụng thuốc chống đông máu, bị HIV, tiêu chảy không nên dùng tỏi sống.

Tỏi có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm nên rất phù hợp khi điều trị viêm phế quản
Tỏi có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm nên rất phù hợp khi điều trị viêm phế quản

Các bài thuốc dân gian sẽ phát huy hiệu quả dựa trên thể trạng của từng bệnh nhân. Vì vậy, có người nhanh khỏi nhưng cũng có trường hợp phải điều trị trong thời gian dài.

Ngoài ra, biện pháp này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân phụ thuộc quá mức, viêm phế quản có thể phát triển nặng hơn. Người bệnh không nên áp dụng cách chữa tại nhà bừa bãi, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện.

Cách chữa viêm phế quản bằng Đông y

Trong y học cổ truyền, viêm phế quản thuộc vào chứng đàm ẩm, khái thấu. Nguyên nhân gây bệnh gồm 2 loại:

  • Nội nhân: Các tạng tỳ, thận, phế bị suy yếu chức năng làm tăng dịch đờm và gây ho. Ngoài ra, vị trường tích nhiệt khiến phế, thận âm hư, tâm dịch và khí bị tổn thương. Những yếu tố này đã gây ra tình trạng ho dai dẳng và khạc ra đờm.
  • Ngoại nhân: Phong nhiệt, phong hàn là những yếu tố làm ngưng trệ và rối loạn phế khí. Bên cạnh đó, khi thời tiết chuyển mùa, hại khuẩn từ bên ngoài xâm nhập làm tổn hại tâm dịch của phế và gây ra triệu chứng khó chịu.

Dựa trên căn nguyên này, nguyên tắc điều trị của Đông y là bổ chính khu tà. Nghĩa là thuốc nam đi sâu bổ phế, bổ tỳ, bổ can thận, đồng thời tán hàn – khu phong, giải độc thanh nhiệt.

Thuốc nam có tác dụng điều trị triệu chứng, loại bỏ tác nhân có hại và điều hòa cơ thể. Như vậy, bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, không gây biến chứng và hạn chế tái phát.

Tùy thuộc vào từng thể bệnh và nguyên nhân phát sinh, mỗi bài thuốc lại được gia giảm và kết hợp từng vị thuốc phù hợp. Các bài thuốc chữa bệnh dựa trên căn nguyên cụ thể bao gồm:

Điều trị viêm phế quản bằng bài thuốc Hạnh tô tán

Triệu chứng của bệnh là ho có đờm đi kèm chảy nước mũi và nghẹt mũi. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau đầu, đau mỏi người, khản tiếng, sốt toàn thân, rêu lưỡi trắng,… Bài thuốc điều trị bao gồm các vị thuốc:

  • Phục linh: 16g
  • Hạnh nhân, tiền hồ: 12g
  • Tô diệp, cát cánh: 10g
  • Trần bì, bán hạ chế, chỉ xác: 8g
  • Cam thảo: 4g
  • Sinh khương: 3 lát
  • Sắc thảo dược với 1 lít nước, đến khi cạn còn 400ml thì tắt bếp
  • Uống 1 thang/ ngày, chia làm 2 lần vào các buổi sáng và chiều

Tang bạch thang – chữa bệnh do khí táo

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản do khí táo là ho khan, các bộ phận như lưỡi, họng, mũi bị khô. Đồng thời bệnh nhân gặp tình trạng sốt, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù, sợ gió. Những thảo dược được sử dụng để trị bệnh gồm:

  • Sa sâm, tang diệp, hạnh nhân, đậu xị, tiền hồ: 12g
  • Cát cánh: 10g
  • Chi tử: 8g
  • Xuyên bối mẫu, cam thảo: 6g
  • Cách sắc và sử dụng tương tự bài thuốc Hạnh tô tán
Thuốc nam không gây hại cho sức khỏe nên có thể sử dụng trong thời gian dài
Thuốc nam không gây hại cho sức khỏe nên có thể sử dụng trong thời gian dài

Tang cúc ẩm – điều trị do phong nhiệt

Bệnh có biểu hiện là ho ra đờm đặc, tiếng ho nặng, nước mũi vàng, khô cổ, đau họng. Người bệnh sốt cao, cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng. Bài thuốc kết hợp các thảo dược như:

  • Liên kều: 16g
  • Tang diệp, tiền hồ, cúc hoa, hạnh nhân, ngưu bàng tử: 12g
  • Cát cánh: 10g
  • Lô căn: 8g
  • Bạch hà, cam thảo: 6g
  • Sắc thuốc tương tự hai bài thuốc trên và uống vào các buổi sáng – chiều trong ngày.

Bài thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính

Bệnh lý này được chia làm 2 dạng, bao gồm thể thủy ẩm và thể đàm thấp. Ở mỗi thể lại có những cách chữa bệnh khác nhau. Cụ thể:

Thủy ẩm: Với thể này, người bệnh cần áp dụng bài thuốc tiểu thanh long thang gia giảm. Các vị thuốc cần có gồm:

  • Bạn hạ chế, bạch thược: 12g
  • Quế chi: 8g
  • Ma hoàng, cam thảo, ngũ vị tử, tế tân, can khương: 6g
  • Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và chia thành 2 bát để uống trong ngày.

Đàm thấp: Hai bài thuốc được sử dụng để trị bệnh là Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị. Các dược liệu có trong hai bài thuốc là:

  • Bạch truật, phục linh, ý dĩ: 16g
  • Đẳng sâm, thương truật, hậu phác, hạnh nhân, ngưu bàng tử: 12g
  • Bán hạ chế: 10g
  • Trần bì: 8g
  • Sinh khương: 3 lát
  • Đại táo: 3 quả
  • Sắc mỗi ngày 1 thang và uống vào hai buổi sáng – chiều

Khác với tây y, thuốc nam cần có đủ thời gian để phát huy tác dụng chữa bệnh. Điều này yêu cầu người bệnh có tính kiên nhẫn và ý chí bền bỉ. Ngoài ra, các bài thuốc phía trên có ý nghĩa tham khảo, bệnh nhân không nên tùy ý áp dụng. Tốt nhất, bạn nên đến gặp lương y để xác định chính xác căn nguyên và có liệu trình chữa bệnh phù hợp.

Kết quả điều trị viêm phế quản tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người bệnh. Nếu là người cẩn thận, tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia và xây dựng lối sống tốt, bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi. Ngược lại, trường hợp tùy tiện dùng thuốc và không lắng nghe tư vấn chỉ khiến viêm phế quản nặng hơn, làm sức khỏe đi xuống.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan