Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Phương pháp này có quy trình như thế nào và lưu ý gì khi thực hiện hay không? Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng trong bài viết sau đây.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là gì?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần mới xuất hiện tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Phương pháp này dùng sóng cao tần (bức xạ điện tử) bước sóng dài với tần số 3kHz tới 300 GHz, tương ứng bước sóng từ 100 km tới 1 mm và nhiệt độ dao đồng 40-70 độ C.

Sử dụng một mũi kim lớn, châm trực tiếp khu vực thoát vị. Mũi kim di chuyển xung quanh vị trí được xác định để đưa dòng điện vào, thu nhỏ nhân nhầy, đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu.Theo báo cáo, đến nay có từ 85-91% trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị bằng cách này không có dấu hiệu tái phát.

Tương tự như những phương pháp điều trị khác, liệu pháp dùng sóng cao tần có một số ưu nhược điểm riêng:

Ưu điểm

  • Bảo tồn cấu trúc đĩa đệm, mô sụn và cột sống.
  • Gây ra ít đau đớn, không gây mất máu nhiều.
  • Hiệu quả thành công cao, gần như không phát sinh biến chứng sau điều trị.
  • Thời gian thực hiện ngắn trong vòng 20-30 phút
  • Bệnh nhân không cần nhập viện. Khi thực hiện xong, người bệnh nằm hồi sức khoảng 45-60 phút có thể xuất viện và trở lại sinh hoạt bình thường sau ít nhất 24 tiếng.

Nhược điểm

  • Chi phí tương đối cao rơi vào khoảng 30 triệu/ca.
  • Hạn chế địa điểm thực hiện bởi không phải bệnh viện nào cũng đáp ứng điều kiện về trang thiết bị máy móc.
  • Phạm vi đối tượng có thể áp dụng hạn chế.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần giúp thu nhỏ nhân nhầy, đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần giúp thu nhỏ nhân nhầy, đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu.

Đối tượng có thể áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Để phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao, bác sĩ sẽ có những chỉ định đối tượng áp dụng và những trường hợp không thể thực hiện.

Chỉ định

  • Phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả với tình trạng bệnh giai đoạn I và II khi bao xơ chưa bị rách, nhân nhầy chưa thoát ra chèn ép dây thần kinh và ống sống.
  • Áp dụng điều trị nội khoa 5-8 tuần không hiệu quả, tình trạng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm.

Chống chỉ định

Những đối tượng tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp điều trị này:

  • Bao xơ đã bị rách, tình trạng bệnh từ trung bình – nặng, đau cấp tính giai đoạn III và IV.
  • Thoát vị quá 1/3 đường kính trước của ống sống
  • Chấn thương cột sống
  • Viêm tủy, u tủy, ung thư cột sống…

Quy trình thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Bằng cách dùng sóng radio (sóng cao tần) tác động trực tiếp vào nhân nhầy của đĩa đệm, biện pháp này còn được gọi là mổ thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần.

Những bước thực hiện ca mổ thường được biết tới như:

  • Thăm khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh để xác định vị trí thoát vị bằng X-quang, MRI thoát vị đĩa đệm
  • Gây tê cục bộ khu vực phẫu thuật để giảm đau trong quá trình thực hiện.
  • Bác sĩ châm kim trực tiếp khu vực thoát vị và dò sóng radio lưỡng cực. Bước sóng cũng như nhiệt độ được tăng dần đến mức phù hợp.
  • Tùy vào mức độ tổn thương, phồng lồi đĩa đệm mà thời gian có thể dao động 20-30 phút. Nhiệt độ cao sẽ đốt từ từ phần nhân nhầy tràn ra để thu hẹp đĩa đệm, giải phóng rễ thần kinh đang bị chèn ép.
  • Bệnh nhân nghỉ ngơi hồi sức, theo dõi dấu hiệu hậu phẫu và tiến hành xuất viện cùng hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ.
Xét nghiệm hình ảnh trước khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần.
Xét nghiệm hình ảnh trước khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần.

Địa chỉ thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Với tính chất đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật cao của biện pháp này, bệnh nhân nên lựa chọn những bệnh viện uy tín để thực hiện, hạn chế rủi ro có thể phát sinh.

Địa chỉ điều trị ở Hà Nội

  • Bệnh viện Việt Đức – Khoa chấn thương chỉnh hình: Tại đây tập trung các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại. Rất nhiều ca mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức thành công.
  • Bệnh viện 108 – Khoa nội thần kinh: Bệnh viện đã tiến hành nhiều ca khám và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đạt kết quả tốt.
  • Bệnh viện Bạch Mai – Khoa cơ xương khớp: Nơi tập trung những y bác sĩ nổi tiếng, đi đầu trong cập nhật những kỹ thuật điều trị tân tiến.

Địa chỉ điều trị ở TP. Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Một trong những địa chỉ uy tín nhất trong điều trị bệnh lý xương khớp bao gồm thoát vị đĩa đệm của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện ĐH Y Dược Hồ Chí Minh: Bệnh viện đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của bệnh nhân sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm tại đây.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: Là bệnh viện đa khoa công lập thuộc tuyến thành phố, cơ sở vật chất hiện đại, quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp.
Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên môn để nhận định phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp.
Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên môn để nhận định phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp.

Một số lưu ý khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Phương pháp điều trị này chỉ có thể áp dụng trường hợp tình trạng bệnh nhẹ đến trung bình, bệnh nhân nên lưu ý theo dõi để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Một số lưu ý sau khi điều trị để thúc đẩy quá trình hồi phục, hạn chế biến chứng cần quan tâm:

  • Bệnh nhân nên chú ý tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để kết quả điều trị tốt nhất.
  • Tuyệt đối hạn chế vận động mạnh sau khi phẫu thuật hạn chế tổn thương cột sống đang vốn nhạy cảm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức, giữ tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng.
  • Tập luyện vận động những bài tập nhẹ nhàng, tùy sức của mình và theo hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp hồi sức, củng cố xương khớp và nâng cao đề kháng toàn diện.
  • Đặc biệt, chú ý tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp giúp người bệnh giảm đau nhanh, ngăn chặn biến chứng xấu của bệnh, ít xâm lấn. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp thoát vị đĩa đệm đều phù hợp với biện pháp này. Mọi người nên đến cơ sở bệnh viện uy tín để được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan