Cách điều trị mề đay cấp nhanh khỏi và an toàn nhất hiện nay: Bất cứ ai cũng nên biết
Điều trị mề đay cấp giúp người bệnh ngăn chặn nguy cơ diễn biến sang thể mãn, ngăn biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên áp dụng phương pháp gì và sử dụng như thế nào là an toàn, hiệu quả nhất lại là điều không phải độc giả nào cũng nắm vững. Những thông tin hữu ích về các phương pháp sẽ được làm rõ thông qua bài viết dưới đây.
Thông tin tổng quát về bệnh mề đay cấp
Bệnh nổi mề đay cấp tính là một trong những dạng phổ biến nhất của mề đay mẩn ngứa. Dựa theo đặc điểm về thời gian khởi phát và diễn biến, bệnh không kéo dài quá 6 tuần và hoàn toàn có thể tự lặn chỉ sau 24 tiếng. Chính vì vậy, không ít người hình thành tâm lý chủ quan, hời hợt trong điều trị dẫn tới mề đay mãn tính, kèm theo các biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng mề đay cấp chủ yếu thể hiện qua nốt sẩn phù trên da, diện tích nhỏ, màu hồng nhạt và có bờ rõ ràng. Nhiều trường hợp có hiện tượng nổi mề đay ở mặt và thậm chí nổi mề đay ở toàn thân. Diện tích tổn thương càng lớn, dẫn tới thời gian điều trị kéo dài và giảm khả năng hồi phục của da. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm đối tượng nào.
Trong đó, chủ yếu là phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, mề đay cấp có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bội nhiễm da, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, phụ nữ sinh non, mắc bệnh hậu sản, ảnh hưởng tới việc chăm con bằng sữa, sốc phản vệ, phù mao mạch, khó thở, đột quỵ, đau quặn bụng…
Cách trị bệnh mề đay cấp tối ưu nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều cách chữa mề đay cấp tính đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người bệnh. Tùy theo thể trạng và thể bệnh, người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về các phương pháp. Tránh “tiền mất, tật mang”. Các bài thuốc cần đáp ứng những tiêu chí sau:
- Đem lại hiệu quả an toàn, lành tính cho sức khỏe sử dụng.
- Giúp phục hồi làn da và khắc phục hiệu quả toàn diện nhất.
- Ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
- Ổn định các yếu tố trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
- Phù hợp với nhiều đối tượng.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị mề đay cấp tính phổ biến nhất hiện nay
Thuốc chữa mề đay cấp tính
Đối với các phương pháp Tây y, người bệnh có thể nhận thấy những kết quả rõ rệt chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thời gian dài có thể để lại tác động xấu lên hệ cơ quan khác. Phác đồ điều trị mề đay cấp chủ yếu bao gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc uống.
Thuốc bôi ngoài da

Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua một số sản phẩm như eumovate, phenergan hoặc các thuốc điều trị của Nhật. Với thành phần chủ yếu bao gồm các hoạt chất mạnh như corticoid, dẫn xuất corticoid hoặc menthol giúp giảm ngứa, kháng viêm, làm xẹp các nốt sẩn ngứa, thúc đẩy tái tạo tế bào mới. Trong quá trình sử dụng, không tránh khỏi tình trạng khô, bong tróc da. Không áp dụng trên diện tích da quá rộng (trên 70% đối với nổi mề đay toàn thân).
Thuốc điều trị mề đay cấp tính dạng uống
Đối với thể mề đay nặng hoặc có nguy cơ biến chứng, người bệnh thường được chỉ định các sản phẩm dạng viên uống, thẩm thấu sâu nhằm loại bỏ các tác nhân dị ứng bên trong cơ thể.
- Thuốc kháng histamin thế hệ I hoặc II: Các sản phẩm thế hệ II thường ít gây buồn ngủ hơn thế hệ I và không có khả năng để lại tác dụng phụ. Trong khi đó, các sản phẩm thuộc thế hệ I phù hợp điều trị đối với mề đay vật lý (mề đay cholinergic).
- Tiêm corticoid: Chỉ định áp dụng trong trường hợp không đáp ứng với các sản phẩm điều trị thông thường (thuốc bôi, thuốc kháng H1, H2)
- Thuốc kháng Leukotriene: Trong một vài trường hợp, khi xác định nguyên nhân mề đay do bệnh hen suyễn.
- Thuốc epinephrine: Thường được áp dụng đối với bệnh nhân mề đay cấp có biến chứng phù mao mạch, khó thở, phù thanh quản, sốc phản vệ.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Nếu mề đay cấp tính chuyển biến mãn tính, nổi mề đay khi trời lạnh, các bác sĩ sẽ xem xét sử dụng doxepin, có tác dụng kháng H1 và H2. Tuy nhiên nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn tới buồn nôn, mệt mỏi, khô miệng.
- Thuốc điều trị nổi mề đay khi mang thai: Mặc dù đa số các sản phẩm Tây y điều trị mề đay cấp đều không có thể tiềm ẩn nguy cơ đối với thai phụ. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến và chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn. Một số sản phẩm như cetirizine và loratadin thường ít gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Cách chữa mề đay cấp tính tại nhà với mẹo dân gian
Thông thường, các bài chữa mẹo giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ và chi phí điều trị. Tuy nhiên lượng dược tính đem lại thường không cao và thiếu cơ sở khoa học trong cách bào chế, sử dụng là những điều mà bạn nên lưu ý trước khi áp dụng.
- Tắm lá khế chữa mề đay: Người bệnh đun một nắm lá khế tươi, đã qua rửa sạch với nước muối. Đổ khoảng 1 – 2l nước và đun lửa vừa. Sau khoảng 30 phút thì bắc xuống, dùng tắm hằng ngày.
- Cách điều trị mề đay cấp bằng lá trà xanh: Để tận dụng tốt nhất đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và khả năng chống oxy hóa của trà xanh, người bệnh có thể tiến hành đun sắc cùng 1 lít nước. Tránh để thành phẩm cho ra quá đặc. Sử dụng nước lá trà xanh tắm mỗi ngày, lấy phần lá chà nhẹ nhàng giúp loại bỏ lớp da chết.

- Chữa nổi mề đay bằng lá trầu không: Đem giã nát từ 3 – 5 lá trầu không cùng 1 thìa cà phê muối hột. Sau đó đem hỗn hợp thu được đắp lên da. Đợi khoảng 15 phút cho tinh chất thẩm thấu tốt nhất, rửa lại với nước ấm.
- Bài thuốc chữa mề đay cấp bằng tía tô: Để sử dụng lá tía tô hiệu quả nhất, bạn nên kết hợp với gừng tươi, hãm với nước nóng tạo thành hỗn hợp trà. Dùng để uống mỗi ngày.
Chữa nổi mề đay bằng Đông y
Nhờ sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên, các bài thuốc Đông y đảm bảo tính an toàn cao cho mọi cơ địa. Để được bắt mạch, chẩn bệnh và bốc thuốc phù hợp với đặc tính của riêng của thể bệnh và thể trạng, người bệnh nên chủ động tới thăm khám tại các nhà thuốc uy tín. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến mà độc giả nên tham khảo.
- Bài thuốc số 1: Sử dụng sài hồ, kim ngân, đơn đỏ, hạ khô thảo, bồ công anh, thiên niên kiện, cam thảo, tang ký sinh. Mỗi vị 8g, đun sắc với 4 bát nước lớn. Chờ cho tới khi lượng thuốc trong nồi giảm còn một nửa thì đổ ra cốc uống dần. Bài thuốc phù hợp với bệnh nhân nổi mề đay do phong hàn.
- Bài thuốc số 2: Bao gồm các loại dược liệu như huyền sâm, đương quy, phòng phong, kinh giới, chỉ tử, hoa kim ngân. Mỗi vị 12g và sắc uống ngày 1 thang chia đều sao cho đủ 2 – 3 lần uống.
Lời khuyên giúp phòng tránh hiệu quả
Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên chủ động xây dựng lối sống khoa học, thực hiện chế độ kiêng khem để bệnh không diễn biến nghiêm trọng và tái phát thường xuyên.

- Hạn chế sử dụng thực phẩm có tính dị ứng cao như hải sản, đồ ngọt, sữa và các chế phẩm cùng với gia vị cay, mặn.
- Duy trì thói quen uống nước đầy đủ mỗi ngày.
- Bổ sung các loại vitamin như A, D, E, C để đẩy lùi thâm sẹo, cấp ẩm và làm lành cho da.
- Kiêng gãi hoặc chà sát quá mạnh lên da gây nên các vết thương hở.
- Vệ sinh da đúng cách, sử dụng nước ấm hoặc các loại nước lá, tránh để da tiếp xúc với nước quá lâu.
- Không sử dụng cà phê, rượu bia hoặc thuốc lá.
- Áp dụng thường xuyên các biện pháp bảo vệ da như kem chống nắng, dưỡng ẩm, áo choàng, khăn, mũ khi đi ra ngoài đường.
- Hạn chế nằm quá lâu dưới gió điều hòa. Trong thời gian điều trị nên tránh tiếp xúc với gió.
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với nhu cầu và thể trạng.
Trên đây là những cách điều trị mề đay cấp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng độc giả đã có thể “bỏ túi” cho mình những kiến thức bổ ích nhất về các bài thuốc và phương pháp phòng tránh căn bệnh này.
Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!