Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh suyễn ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến hiện nay, điều đáng lo ngại đó là bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng. Nếu bệnh hen suyễn không chữa trị tích cực và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó phác đồ điều trị cấp cứu suyễn trẻ em như thế nào đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Bệnh suyễn ở trẻ em là bệnh gì?

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn hiện nay đang ngày càng tăng cao. Đây là một căn bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ được lý do tại sao tỷ lệ trẻ em mắc bệnh suyễn lại gia tăng nhanh đến vậy. Có thể do ô nhiễm môi trường hoặc cũng có thể là do các tác nhân gây dị ứng khác có trong đồ ăn, quần áo hoặc mỹ phẩm gây ra.

Hen suyễn là chứng bệnh mạn tính khi đường dẫn khí bị viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ. Tình trạng này có thể do phản ứng miễn dịch với các chất kích ứng và những chất ô nhiễm có trong không khí gây ra. Thực tế bệnh hen suyễn và bệnh dị ứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có đến 60% bệnh nhân bị hen suyễn do dị ứng hoặc do sốt. Trẻ em bị các loại dị ứng trong thời kỳ sơ sinh hoặc dị ứng thức ăn,… cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh hen suyễn hơn những trẻ khác.

Tỷ lệ trẻ nhỏ bị bệnh suyễn ngày càng gia tăng
Tỷ lệ trẻ nhỏ bị bệnh suyễn ngày càng gia tăng

Khi trẻ tiếp xúc với không khí lạnh hoặc bị các bệnh về viêm đường hô hấp sẽ khiến những cơn hen suyễn của trẻ bộc phát. Những triệu chứng này xuất hiện khi đường dẫn khí tiếp xúc với các chất kích ứng. Sau đó gây phản ứng dị ứng khiến cho đường thở bị sưng lên, co thắt và tiết ra nhiều chất nhầy. Đường dẫn khí bị co thắt sẽ tạo ra những âm thanh khác lạ, nghe rin rít hoặc như tiếng huýt sáo.

Nguyên nhân gây suyễn ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suyễn ở trẻ. Phần lớn các yếu tố gây kích thích các đợt khởi phát hen suyễn ở trẻ em thường là do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên hoặc do nhiễm trùng không khí, thay đổi thời tiết, cụ thể như:

Yếu tố môi trường sống:

  • Dị nguyên trong không khí: Mạt nhà, lông chó mèo, côn trùng, mỹ phẩm, phấn hoa,…
  • Khói bụi: Khói thuốc lá, khói xe cộ, nhang khói, khói bếp trong nhà,…
  • Hóa chất: Những hóa chất nặng mùi xuất hiện trong môi trường sống như thuốc tẩy rửa, thuốc sâu, mùi keo, mùi sơn, mùi xăng,..
  • Các sản phẩm nước xịt: Nước hoa, nước xịt phòng, xịt muỗi, xịt côn trùng.

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Do thay đổi thời tiết, khí hậu, đặc biệt khi trời trở lạnh.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp do virus, nấm và vi khuẩn gây ra.
  • Trẻ vận động quá sức sức .
  • Trẻ khóc, xúc động mạnh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh suyễn

Những dấu hiệu dưới đây cho thấy trẻ đang có nguy cơ mắc bệnh suyễn, bao gồm:

  • Trẻ bị ho nhiều vào ban đêm: Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ho vào ban đêm. Ho là một phản ứng bình thường của cơ thể giúp đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên ra ngoài. Tuy nhiên nếu tình trạng ho khan kéo dài dai dẳng không khỏi, đặc biệt là ho nhiều vào ban đêm thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
  • Thở khò khè: Hiện tượng này xảy ra do phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị cản trở tạo ra những âm thanh khò khè. Đây được coi là triệu chứng điển hình của bệnh suyễn.
  • Khó thở, thở nhanh, gấp: Trẻ bị khó thở do đường thở bị thu hẹp lại. Hiện tượng thở nhanh, thở gấp ở trẻ sẽ nghiêm trọng hơn khi trẻ vận động.
  • Mặt nhợt nhạt, đổ mồ hôi nhiều: Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến trẻ có những dấu hiệu như mệt mỏi, da mặt nhợt nhạt, đổ mồ hôi nhiều.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về đường thở, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về đường thở, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh suyễn ở trẻ em

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng đối với những trẻ nghi ngờ bị bệnh suyễn.

Chẩn đoán lâm sàng:

  • Ho: Trẻ bị ho khan, sau xuất tiết nhiều đờm rãi, những cơn ho dai dẳng kéo dài. Người bệnh thường ho nhiều vào lúc nửa đêm gần sáng, ho khi thời tiết thay đổi.
  • Khạc đờm: Trẻ khạc đờm có màu trắng, bóng, nhầy, dính như keo.
  • Khó thở: Trẻ có hiện tượng khó thở, thở khò khè chủ yếu vào lúc nửa đêm gần sáng. Đi kèm với đó là một số dấu hiệu khác như hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, chán ăn, đau bụng, tức ngực,..

Triệu chứng thực thể:

  • Gõ phổi: Có thể thấy tiếng kêu vang hơn bình thường, lồng ngực như bị giãn ra.
  • Nghe phổi: Bác sĩ sử dụng ống nghe sẽ thấy có tiếng kêu ran rít, tiếng khò khè, rì rào, tiếng thở mạnh và kéo dài.
  • Trường hợp nghiêm trọng, lồng ngực có thể bị nhô ra phía trước và biến dạng.

Cận lâm sàng:

  • X-quang: Giai đoạn đầu, việc chụp X-quang tim phổi thấy bình thường. Sau đó xuất hiện hiện tượng ứ khí, lồng ngực giãn rộng, gây tắc nghẽn, hình ảnh rối loạn thông khí, xẹp phổi.
  • Xét nghiệm máu: Tăng BC ái toan > 5%. IgE tăng.
  • Khí máu: Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp.
  • Thăm dò chức năng hô hấp: FEV1 giảm, FVC giảm, Tỷ lệ FEV1/FVC giảm (chỉ số Tiffeneau giảm).
  • Đo lưu lượng đỉnh: Thở ra (PEF) để đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở.
Để điều trị cấp cứu suyễn trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần nắm rõ tình hình bệnh của con em mình
Để điều trị cấp cứu suyễn trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần nắm rõ tình hình bệnh của con em mình

Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của các cơn hen suyễn ở trẻ

Đánh giá cơn hen suyễn cấp tính ở trẻ cho từng cấp độ dựa vào các tiêu chí sau:

Ý thức:

  • Nhẹ: Tỉnh
  • Trung bình: Tỉnh
  • Nặng: Kích thích, lẫn, u ám

SaO2:

  • Nhẹ: 94%
  • Trung bình: 94-90%
  • Nặng: <90%

Nói:

  • Nhẹ: Nói bình thường
  • Trung bình: Từng cụm từ
  • Nặng: Từng từ, không nói được

Mạch:

  • Nhẹ: < 100 lần/phút
  • Trung bình: 100-200 lần/phút
  • Nặng: >200 lần/phút

Tím trung ương:

  • Nhẹ: Không
  • Trung bình: Không
  • Nặng: Có

Khò khè:

  • Nhẹ: Thay đổi
  • Trung bình: Trung bình đến nặng
  • Nặng: Yên ắng

Cung đỉnh lượng:

  • Nhẹ: >60%
  • Trung bình: 40-60%
  • Nặng: <40%, không đo được

FEV1:

  • Nhẹ: >60%
  • Trung bình: >60%
  • Nặng: <40%, không đo được

Cách xử lý cơn suyễn tại nhà như thế nào ?

Sau khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh suyễn, cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ cần cho trẻ dùng các loại thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh như:

  • Ventolin MDI 100mcg: Tiến hành xịt 4-6 nhát nếu có buồng đệm hoặc 2 nhát nếu không dùng buồng đệm.
  • Phun khí dung với ventolin: Trẻ dưới 5 tuổi: 2.5ml; trẻ trên 5 tuổi: 5ml.
Ventolin giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng khó chịu của bệnh hen suyễn
Ventolin giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng khó chịu của bệnh hen suyễn

Trẻ cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận trong suốt thời gian điều trị bằng ventolin. Nếu chưa thấy các triệu chứng được cải thiện có thể lặp lại sau 20 phút, tối đa 3 lần. Nếu trẻ hết khó thở, hết khò khè tiếp tục duy trì sử dụng khí dung Ventolin trong 2 ngày liên tiếp, cứ khoảng 4-6 giờ dùng 1 lần. Sau đó đưa trẻ đi tái khám sau 24 – 48 giờ điều trị tại nhà.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Cha mẹ có thể tự điều trị cấp cứu suyễn trẻ em tại nhà nếu các triệu chứng của trẻ vẫn ở thể nhẹ, chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ không giảm triệu chứng còn thở nhanh, khó thở khi sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc thuốc chỉ có tác dụng ngắn.
  • Trẻ nói chuyện gặp khó khăn, khó lấy hơi, nghe thấy đứt đoạn, từng từ.
  • Trẻ ngồi thở, co kéo các cơ hô hấp phụ giữa các xương sườn và vùng cổ, cánh mũi phập phồng.

Khi trẻ xuất hiện tình trạng tím tái ở môi và đầu ngón tay là dấu hiệu cho thấy trẻ đang nguy kịch.

Điều trị cấp cứu suyễn trẻ em

Việc điều trị cấp cứu suyễn trẻ em cần thực hiện tích cực và chính xác để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị cơn suyễn từ nhẹ đến trung bình

Cơn suyễn nhẹ

Điều trị ngoại trú:

  • Khí dung salbutamol 2.5 – 5 mg/lần
  • Hoặc MDI salbutamol (2 nhát/lần) mỗi 20 phút x 3 lần nếu cần.

Đánh giá sau 1 giờ:

  • Nhịp thở, mạch
  • Khó thở, sử dụng cơ hô hấp phụ
  • SaO2.

Cơn suyễn trung bình

Điều trị ngoại trú:

  • Khí dung salbutamol 2.5 – 5 mg/lần.
  • Hoặc MDI salbutamol buồng đệm (6-8 nhát/lần).

Đánh giá sau 1 giờ:

  • Nhịp thở, mạch
  • Khó thở, sử dụng cơ hô hấp phụ
  • SaO2.

Nếu người bệnh đáp ứng tốt như: Hết khò khè, không khó thở, SaO2 >= 95% thì sẽ được tiến hành điều trị ngoại trú bằng cách: Tiếp tục MDI salbutamol mỗi 3-4 giờ trong 24 – 48 giờ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Nếu người bệnh đáp ứng không hoàn toàn như thở còn ran rít, khó thở, SaO2 chưa được cải thiện thì sẽ xem xét chỉ định nhập viện:

  • Khí dung salbutamol (2.5 – 5mg/lần).
  • Khí dung Itratropium (250 – 500ug/lần)
  • Prednisolon uống sớm (khi không đáp ứng với 1 lần khí dung salbutamol).

Nếu người bệnh không đáp ứng như: Còn ran rít, khó thở, rút lõm ngực, SaO2 < 92%, PaO2 <70 mmHg, PaCO2 >= 45mmHg, thì cần tiến hành nhập viện:

  • Khí dung salbutamol (2.5 – 5mg/lần).
  • Khí dung Itratropium (250 – 500ug/lần)
  • Prednisolon uống
  • Xem xét trị cơn suyễn nặng.
Loại thuốc xịt được sử dụng để điều trị cấp cứu suyễn trẻ em
Loại thuốc xịt được sử dụng để điều trị cấp cứu suyễn trẻ em

Phác đồ điều trị cắt cơn suyễn nặng/dọa ngưng thở

Trường hợp 1:

Cơn suyễn nặng nhập viện cấp cứu:

  • Tiến hành thở Oxy qua mặt nạ.
  • Khí dung salbutamon (2.5 – 5 mg/lần).
  • KD Ipratropium mỗi 3 lần x 20 phút (đánh giá lại sau mỗi lần phun).
  • Hydrocotison TM.

Đánh giá sau điều trị 1 giờ đồng hồ

  • Nhịp thở, mạch.
  • Khó thở, phải sử dụng cơ hô hấp phụ.
  • SaO2.

Nếu đáp ứng tốt:

  • Tiếp tục truyền Hydrocotison TM.
  • Không khó thở.
  • SaO2 >=95%.

Điều trị ngoại trú:

  • MDI sabutamol mỗi 3-4 giờ trong 24-48 giờ.
  • Prednisolon uống x 3 ngày.
  • Phòng ngừa.

Nếu đáp ứng không tốt:

  • Chuyền hồi sức Hydrocortison TM.
  • Truyền tĩnh mạch Magnesium Suifate.
  • Truyền tĩnh mạch Aminophylin (<1 tuổi)
  • Khí máu.
  • Thêm Truyền tĩnh mạch Salbutamol hoặc Terbutalin.

Trường hợp 2:

Cơn suyễn dọa ngừng thở nhập cấp cứu:

  • Oxy qua mặt nạ.
  • Terbutaline TDD trong vòng 20 phút.
  • Khí dung salbutamol (2,5 – 5mg/lần).
  • KD Ipratropium mỗi 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mỗi lần phun).

Đánh giá sau điều trị 1 giờ đồng hồ

  • Nhịp thở, mạch.
  • Khó thở, phải sử dụng cơ hô hấp phụ.
  • SaO2.

Nếu đáp ứng tốt:

  • Tiếp tục truyền Hydrocotison TM.
  • Không khó thở.
  • SaO2 >=95%.

Điều trị ngoại trú:

  • MDI sabutamol mỗi 3-4 giờ trong 24-48 giờ.
  • Prednisolon uống x 3 ngày.
  • Phòng ngừa.

Nếu đáp ứng không tốt:

  • Chuyền hồi sức Hydrocortison TM.
  • Tiêm tĩnh mạch Magnesium Suifate.
  • Tiêm tĩnh mạch Aminophylin (<1 tuổi)
  • Khí máu.
  • Thêm tiêm tĩnh mạch Salbutamol hoặc Terbutalin.
Một số loại thuốc được dùng để tiêm tĩnh mạch cho trẻ
Một số loại thuốc được dùng để tiêm tĩnh mạch cho trẻ

Phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc các yếu tố dị nguyên không khí như khói bụi, lông thú cưng, khói thuốc lá, khói xe, ô nhiễm môi trường
  • Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nơi ở sạch sẽ, ngăn nắp, giặt chăn gối và ga giường thường xuyên.
  • Thường xuyên sát trùng đồ chơi cho trẻ bằng nước sôi và phơi khô ngoài trời nắng.
  • Chất nặng mùi gây kích thích cần được loại bỏ khỏi không gian sống của trẻ.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về phương pháp điều trị cấp cứu suyễn trẻ em. Cha mẹ ngay từ bây giờ hãy chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của trẻ để sớm đưa trẻ đi thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
viem tuyen giap ban cap
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung