Dị ứng thời tiết lạnh có nguy hiểm không? Nhận diện triệu chứng để chữa trị TRIỆT ĐỂ
Dị ứng thời tiết lạnh có nguy hiểm không? Làm thế nào để dứt điểm được tình trạng mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ khi trời lạnh? Đây là những thắc mắc mà hàng ngàn người bệnh đều muốn tìm được câu trả lời. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết hôm nay.
Dị ứng thời tiết lạnh có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp chi tiết
Để cung cấp thông tin chính xác nhất cho bạn đọc, chúng tôi đã tham khảo ý kiến từ lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Cố vấn y khoa đài PTTH VTV2). Được biết, dị ứng thời tiết lạnh là tình trạng không hiếm gặp, xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức trước sự thay đổi của thời tiết (từ nóng sang lạnh), gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng dị ứng này là do độ ẩm, nhiệt độ giảm đột ngột khiến da phát ban, nổi mề đay, khô ráp và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác gián tiếp gây nên tình trạng này. Trong đó phải kể đến: Cơ địa dị ứng, di truyền từ thế hệ trước hay suy giảm hệ miễn dịch.
Tùy thuộc vào từng loại tác nhân và giai đoạn của bệnh mề đay, dị ứng thời tiết lạnh mà người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng đặc trưng như:
- Phát ban kèm ngứa (nổi mề đay): Tình trạng nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện trên mặt, cổ và khắp cơ thể, đặc biệt những vùng da hở, dễ lộ bên ngoài. Tùy thuộc vào sức khỏe và sức đề kháng của mỗi người mà mức độ bùng phát mẩn đỏ ngứa sẽ có thời gian nhất định.
- Chàm bội nhiễm: Đây là tình trạng các mảng da bị ửng đỏ, kèm mụn nước và ngứa ngáy, sau đó, mụn nước vỡ ra và gây lở loét, da trở nên khô ráp, dày sừng và nứt nẻ.
- Viêm mũi: Cứ đến mùa lạnh, ngoài bệnh nhân bị mề đay, mẩn ngứa thì số lượng người bệnh bị viêm mũi do dị ứng thời tiết đến phòng khám của tôi rất nhiều.
- Thở khò khè, thở gấp: Dấu hiệu này có thể do bệnh nhân bị viêm mũi gây ách tắc đường thở, hoặc cũng có thể do người bệnh bị hen suyễn do dị ứng thời tiết lạnh.
Với những triệu chứng kể trên, lương y Tuấn khẳng định căn bệnh dị ứng thời tiết lạnh có nguy hiểm. Nếu chủ quan không điều trị sớm, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:
- Các tổn thương ngoài da nếu không được điều trị sớm sẽ xuất hiện vùng viêm nhiễm. Đồng thời, tình trạng lưu thông máu dưới mao mạch da kém sẽ gây nhiễm trùng, hình thành các mảng da khô sần, ngứa ngáy.
- Các nốt phát ban da và sẩn ngứa xảy ra kéo dài còn có khả năng hình thành thâm sẹo, gây mất thẩm mỹ, làm ảnh không nhỏ đến hoạt động giao tiếp và ngoại hình.
- Có khoảng 1 – 2% trường hợp mắc bệnh dị ứng thời tiết lạnh ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh khiến tình trạng nổi mề đay cấp tính xuất hiện, lan rộng khắp cơ thể và đi kèm với các triệu chứng nặng nề như ngạt mũi, sưng cổ họng, khó thở, tụt huyết áp, phù niêm mạc mắt.
Nếu dị ứng thời tiết lạnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính, người bệnh cần hết sức chú ý vì đây là giai đoạn dễ sinh ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như nhiễm trùng da, suy hô hấp, phù mạch, khó thở, thậm chí có thể dẫn đến sốc phản vệ… Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng kéo dài bất thường, người bệnh cần sớm điều trị để dứt điểm hoàn toàn.
Giải pháp chữa dị ứng thời tiết lạnh HIỆU QUẢ từ cố vấn y khoa VTV2
Theo lương y Tuấn, việc điều trị dị ứng thời tiết lạnh phải kết hợp linh hoạt giữa phác đồ điều trị chuyên sâu và biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát triệu chứng mẩn ngứa khi trời lạnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay mọi người có thể tham khảo:
Chữa dị ứng thời tiết lạnh không tái phát bằng Đông y
Thực tế, có không ít người bệnh tưởng chừng dị ứng thời tiết lạnh không thể chữa khỏi vì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên, lương y Tuấn cho biết:
“Dị ứng thời tiết lạnh là biểu hiện của tình trạng sức đề kháng kém, hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với sự thay đổi thời tiết bên ngoài. Tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị được bằng các nâng cao sức đề kháng, cải thiện cơ địa dị ứng, khôi phục các tổn thương bên trong đồng thời loại bỏ tác nhân gây bệnh bên ngoài”.
Giải thích kỹ hơn theo quan điểm của YHCT, dị ứng thời tiết lạnh là bệnh thuốc chứng phong hàn. Căn nguyên hình thành do sự kết hợp của cả yếu tố ngoại nhân (nguyên nhân bên ngoài) bao gồm các yếu tố như môi trường, thức ăn, côn trùng… và nội nhân (nguyên nhân bên trong cơ thể) như tỳ vị, can, phế suy yếu, sức đề kháng giảm…
Do đó, từ hơn 150 năm về trước, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu thành công bài thuốc Mề đay Đỗ Minh dựa trên nguyên lý lấy tiêu độc, trừ tà làm cốt lõi; kháng viêm, định thần làm bổ trợ. Theo đó, liệu trình bài thuốc gồm có thuốc đặc trị dị ứng, mề đay; thuốc bổ thận giải độc và thuốc bổ gan dưỡng huyết.
Đến nay, qua 5 đời lưu truyền, lương y Tuấn vẫn giữ nguyên nguyên lý chữa bệnh của YHCT trong bài thuốc. Không chạy theo trào lưu cải tiến thuốc nam bằng công nghệ thế hệ mới, ông chỉ vận dụng linh hoạt công thức BÍ TRUYỀN 150 tổ tiên để lại nhằm phục dựng và phát triển bài thuốc này. Vì thế, Mề đay Đỗ Minh đánh vào gốc rễ căn nguyên bệnh với 3 mũi tấn công: Đẩy lùi tà khí; triệt tiêu triệu chứng và tăng hệ miễn dịch, sức khỏe.
[XEM NGAY] Sự thật hiệu quả bài thuốc chữa mề đay BÍ TRUYỀN của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường
Để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, các thế hệ lương y Đỗ Minh Đường đã dành tâm huyết nghiên cứu dược tính của những cây thuốc nam quý hàng đầu. Hơn nữa, 100% thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, lấy từ các vườn biệt dược đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, sạch, không thuốc bảo vệ thực vật, không trộn tân dược nên người sử dụng có thể yên tâm tuyệt đối.
Lương y Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: “Với tinh thần “nam dược trị nam nhân”, bài thuốc của chúng tôi hoàn toàn dùng thảo dược trong nước, không dùng dược liệu bán tràn lan bên ngoài. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho người bệnh mà còn là tinh hoa YHCT cốt lõi mà dòng họ Đỗ Minh đã gìn giữ bao đời nay.
Suốt hơn 150 năm qua, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chưa nhận bất cứ phản hồi nào về việc dùng thuốc gặp tác dụng phụ hay tích nước, phù nề người. Điều này tôi hoàn toàn có thể cam kết.”
Không những giữ nguyên thành phần các cây thuốc nam, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn bảo tồn quy trình điều chế thủ công. Không xử lý dược liệu qua những dây chuyền sản xuất hàng loạt, mọi công đoạn chiết tách dược tính thực vật đều được đội ngũ chuyên gia Đỗ Minh Đường trực tiếp thực hiện.
Nhờ vậy các dược tính kháng sinh thực vật mới có thể phát huy hiệu quả tối đa và không chứa chất bảo quản độc hại gây tác dụng phụ cho người bệnh. Không chỉ phụ nữ sau sinh, phụ nữ có thai, ngay cả trẻ em, trẻ sơ sinh, người có bệnh lý nền cũng có thể sử dụng bài thuốc của Đỗ Minh Đường.
Với cơ địa nhạy cảm, bé Quang Minh (Hà Nội) từ nhỏ đã mắc căn bệnh viêm mao mạch dị ứng. Mỗi lần thay đổi thời tiết, bé Minh lại bị nổi mẩn đỏ, phát ban khắp người. Đặc biệt khi bước vào mùa đông, năm nào bé cũng bị tình trạng ngứa khi trời lạnh “hành hạ”.
Chị Thùy Hương – mẹ của bé Minh chia sẻ:
“Cứ khi nào thời tiết thay đổi, không khí lạnh về là biết ngay, con lại nổi mẩn ngứa khắp người. Dùng đủ thứ thuốc Tây nhưng không ăn thua. Được người bạn giới thiệu tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nghe nói chữa bằng thảo dược an toàn lắm nên tôi lấy thuốc cho cháu dùng thử.
Kết thúc 2 tháng thuốc, các triệu chứng bệnh của con đã dứt điểm, hết ngứa ngáy, ăn ngon ngủ ngon. Nhưng cũng phải dùng thêm 2 liệu trình nữa mới dứt điểm bệnh hoàn toàn được”
[XEM VIDEO] Chia sẻ từ phụ huynh bé Quang Minh về hành trình điều trị dị ứng thời tiết lạnh tại Đỗ Minh Đường
Bên cạnh đó, không ít người gửi lời cảm ơn đội ngũ lương y bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã luôn đồng hành, hỗ trợ họ trong quá trình điều trị dị ứng thời tiết lạnh.
[GÓC KIỂM CHỨNG] Thực hư hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua phản hồi người bệnh
Tuy nhận được phản hồi rất tốt nhưng đội ngũ lương y Đỗ Minh Đường khuyến cáo người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng. Với cơ địa đặc trưng của mỗi người sẽ thích hợp với một liệu trình riêng. Vì vậy bạn hãy nhanh tay ĐẶT LỊCH KHÁM để các chuyên gia hỗ trợ KỊP THỜI.
Cách trị nổi mẩn đỏ khi trời lạnh bằng thuốc Tây
Với trường hợp mới khởi phát các triệu chứng dị ứng thời tiết lạnh ở mức độ nhẹ và chỉ gây tổn thương ở bề mặt da thì thuốc Tây là một trong những giải pháp phổ biến nhất. Để giảm ngứa ngáy, sưng viêm và mẩn ngứa lan rộng, các bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc sau:
- Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng thường được bác sĩ dùng trong điều trị bệnh lý như Eucerin, A-derma, Laroche posay,… giúp làm dịu da, giảm hiện tượng khô ráp, kích ứng và phục hồi lớp màng bảo vệ da.
- Thuốc bôi chứa menthol: Thuốc được chỉ định bôi trực tiếp lên khu vực da bị dị ứng để làm dịu tình trạng sưng nóng, ngứa ngáy.
- Thuốc kháng histamin H1: Histamine chính là thành phần trung gian của phản ứng dị ứng, kích thích bùng phát triệu chứng mẩn ngứa khi trời lạnh. Việc sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng dị ứng bùng phát.
- Thuốc Epinephrine: Với những trường hợp bị dị ứng thời tiết lạnh kèm theo những cơn hen suyễn, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc tiêm Epinephrine giúp đảm bảo chức năng hô hấp, đồng thời ngăn ngừa sốc phản vệ.
Các loại thuốc kể trên thường tập trung vào việc làm giảm và kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, với những đối tượng có cơ địa mẫn cảm như mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú hay trẻ nhỏ,… cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách chữa dị ứng da thời tiết lạnh bằng mẹo dân gian tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc Tây, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để kiểm soát tình trạng dị ứng thời tiết lạnh. Có vấn kiến thức về hàng ngàn loại thảo dược, lương y Tuấn cho biết việc tận dụng nguồn dược tính sẵn có trong tự nhiên sẽ có hiệu quả nhất định với một số đối tượng. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo các mẹo sau:
- Tắm nước lá: Nước của một số loại lá như lá kinh giới, lá chè xanh hoặc lá lốt,… có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm sưng và phù nề hiệu quả. Vì vậy, chúng giúp cải thiện tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ, sưng phù trên da do dị ứng thời tiết lạnh gây nên.
- Bài thuốc uống từ thảo dược tự nhiên: Nước sắc hoặc hãm từ gừng, cỏ nhọ nồi hay lá hẹ,… có tác dụng kiểm soát tốt triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết lạnh. Để làm dịu và giảm ngứa hiệu quả, người bệnh cần kiên trì sử dụng.
Các cách chữa dân gian đều rất an toàn, rẻ tiền và dễ áp dụng ngay tại nhà nhưng chỉ phù hợp với tình trạng dị ứng thời tiết nhẹ. Để tác động vào gốc rễ bệnh nhằm ngăn ngừa tái phát, lương y Tuấn khuyên người bệnh nên tìm hiểu các giải pháp điều trị chuyên sâu. Đồng thời cần có biện pháp phòng ngừa bệnh TRIỆT ĐỂ.
Chăm sóc người bị dị ứng thời tiết lạnh như thế nào?
Một trong những cách ứng phó bệnh dị ứng mùa đông hữu hiệu nhất là người bệnh nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh bằng cách:
- Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là các bộ phận như chân, tay, ngực và cổ mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
- Hạn chế đi ra ngoài vào những thời điểm nhiệt độ xuống quá thấp, đặc biệt là khi kèm theo mưa. Nếu đi ra ngoài trời mưa, nên che chắn cơ thể cẩn thận để không bị nhiễm lạnh.
- Tuyệt đối không tắm và ngâm mình, tay chân trong nước lạnh.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm đảm bảo sức đề kháng trong giai đoạn điều trị bệnh nổi mẩn ngứa khi trời lạnh.
Dị ứng thời tiết lạnh không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà kéo theo những biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn đọc cần theo dõi sát sao những biểu hiện khác lạ của cơ thể để thăm khám và được chuyên gia tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
ĐỪNG BỎ LỠ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!