Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau nhức xương khớp vào ban đêm là căn bệnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh sẽ khiến bạn mất tập trung, hay quên và cơ thể bị suy nhược nếu mất ngủ kéo dài. Vậy đau nhức xương khớp vào ban đêm do đâu? Dấu hiệu và cách chữa căn bệnh này như thế nào? 

Đau nhức xương khớp vào ban đêm là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp vào ban đêm là một tình trạng xảy ra khá phổ biến. Bệnh sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị suy giảm đáng kể, cơ thể mệt mỏi và uể oải vào ngày hôm sau. 

Đau nhức xương khớp vào ban đêm xảy ra khá phổ biến
Đau nhức xương khớp vào ban đêm xảy ra khá phổ biến

Bệnh đau nhức xương khớp về đêm có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người. Theo đó, bệnh sẽ gây ảnh hưởng ở mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Ảnh hưởng ở mức độ nhẹ: Bị đau nhức xương khớp về đêm sẽ không quá nguy hiểm nếu do yếu tố cơ học gây ra. Tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên, ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Nếu căn bệnh kéo dài thì cơ thể sẽ bị suy nhược nhanh chóng và tạo điều kiện để phát sinh các bệnh lý khác.
  • Ảnh hưởng ở mức độ nặng: Tình trạng đau nhức xương khớp do bệnh lý gây ra thì sẽ có những nguy hiểm nhất định đối với sức khỏe người bệnh. Nếu không tiến hành điều trị sớm nhất thì khả năng vận động sẽ bị hạn chế, gây teo cơ, liệt chi, thậm chí là mất khả năng lao động vĩnh viễn. 

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căn bệnh này:

  • Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh chóng, khiến xương khớp bị suy yếu và thoái hóa. Khi đó, quá trình phá hủy sụn khớp trong cơ thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Khi người bệnh vận động, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây đau nhức. 
  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết chuyển lạnh vào ban đêm là yếu tố gây ra bệnh đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết. Nhiệt độ môi trường vào ban đêm sẽ hạ thấp khiến không khí trở nên lạnh và ẩm ướt hơn. Lúc này, cơ thể sẽ bị lạnh, mạch máu co lại khiến quá trình lưu thông máu đến xương khớp bị kém dần. Hơn nữa, trời lạnh sẽ khiến dịch khớp đông lại, bề mặt sụn khớp không được bôi trơn, trở nên khô cứng và gây đau nhức.
  • Tăng cân, béo phì: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đau nhức xương khớp về đêm. Tăng cân, béo phì sẽ tạo ra áp lực lớn lên hệ thống xương khớp khiến chúng suy yếu và thoái hóa. 
  • Ít vận động hoặc vận động quá nhiều: Bệnh đau nhức xương khớp về đêm có thể xảy ra ở người ít vận động hoặc vận động quá nhiều. Thói quen ít vận động sẽ khiến hệ thống xương khớp trở nên co cứng, kém linh hoạt. Từ đó, chúng sẽ trở nên yếu đi, dễ bị tổn thương và gây đau nhức. Ngược lại, vận động quá nhiều sẽ khiến xương khớp dễ bị chấn thương và gây ra các cơn đau nhức vào ban đêm. 
  • Làm việc sai tư thế: Làm việc sai tư thế trong một thời gian dài sẽ khiến hệ thống xương khớp bị đè nén quá mức, gây thoái hóa và đau nhức. Hơn nữa, làm việc quá sức sẽ khiến xương khớp bị chấn thương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm. 
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp sẽ khiến hệ thống xương yếu dần, dễ bị tổn thương. Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều đồ ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ và không đảm bảo các yếu tố cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, vitamin D sẽ gây hư hại xương khớp.
  • Do bệnh lý: Triệu chứng đau nhức xương khớp vào ban đêm cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm khớp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, loãng xương… 

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý

Đau nhức xương khớp về đêm sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Cụ thể, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như sau:

  • Đau nhức: Các cơn đau nhức sẽ kéo dài âm ỉ, dữ dội vào ban đêm, đặc biệt lúc 2 giờ sáng. Nếu bạn vận động thì mức độ đau nhức sẽ gia tăng. 
  • Cứng khớp: Cứng khớp là một biểu hiện điển hình khi bị đau nhức xương khớp vào ban đêm. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi xoay người, duỗi chân, gập chân… Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do hệ thống dây chằng và sụn khớp xơ dính hoặc dịch khớp bị đông cứng. 
Đau nhức xương khớp về đêm gây cứng khớp, tê bì khó chịu
Đau nhức xương khớp về đêm gây cứng khớp, tê bì khó chịu
  • Phát ra tiếng kêu lạo xạo: Khi cử động, xương khớp sẽ phát ra âm thanh lạo xạo, lục cục. Vì phần sụn khớp ở giữa các khớp xương bị bào mòn và thiếu dịch bôi trơn. Khi di chuyển, các đầu xương va chạm vào nhau và phát ra tiếng kêu. 
  • Sưng đỏ tại khớp: Kèm theo triệu chứng đau nhức là hiện tượng sưng tấy tại khớp. Khi quan sát, bạn sẽ thấy vùng đau nhức bị sưng đỏ, cơn đau sẽ tăng lên khi bạn dùng tay chạm vào.
  • Biến dạng khớp: Nếu mắc các bệnh lý xương khớp mà không điều trị kịp thời thì xương khớp sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng biến dạng khớp. Biến chứng này xảy ra khá phổ biến ở khớp gối, khớp háng, khớp hông.

Phương pháp chữa bệnh đau nhức xương khớp về đêm

Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp về đêm, người bệnh có thể uống thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian tại nhà. 

Sử dụng thuốc Tây y

Nếu bệnh đau nhức xương khớp về đêm kéo dài, nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc Tây y phù hợp cho bạn. Một số loại thuốc Tây y thường được dùng để điều trị bệnh đau nhức xương khớp như: 

  • Đau nhức ở mức độ nhẹ: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc ức chế COX-2…
  • Đau nhức ở mức độ nặng: Sử dụng các loại thuốc corticoid tiêm bắp.
  • Đau nhức do co thắt: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc chống co thắt như Myonal, Mydocalm… 
Uống thuốc Tây y chữa bệnh
Uống thuốc Tây y chữa đau nhức xương khớp về đêm

Các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm đau tạm thời và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc vì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp vào ban đêm

Theo Đông y, đau nhức xương khớp vào ban đêm thuộc chứng tý. Bệnh xảy ra bởi chính khí trong cơ thể không đủ, tà khí bên ngoài xâm nhập, khí huyết lưu thông kém. Tình trạng này sẽ tác động đến xương khớp và gây đau nhức. 

Các bài thuốc Đông y có tác dụng kiểm soát tình trạng đau nhức sưng viêm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, thuốc Đông y còn giúp người bệnh bồi bổ và nâng cao sức khỏe tổng thể. 

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh đau nhức về đêm mà người bệnh có thể tham khảo:  

  • Bài thuốc số 1: Rễ cây xấu hổ, thổ phục linh mỗi vị 20g, đậu đen 24g, nam tục đoạn, hà thủ ô, huyết đằng, kinh giới mỗi vị 16g, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 10g, thạch xương bồ 12g. Bạn đun tất cả các vị thuốc trên với 1 lít nước. Khi nước cô đặc lại còn 350ml thì chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. 
  • Bài thuốc số 2: Thổ phục linh, hy thiêm và ké đầu ngựa mỗi vị 16g, tỳ giải, ý dĩ, uy linh tiên, cam thảo nam mỗi vị 12g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g. Người bệnh đun tất cả vị thuốc trên với 800ml nước, đến khi nước cô đặc lại còn 350ml thì lấy thuốc uống. 
  • Bài thuốc số 3: Rễ cúc tần, nam tục đoạn mỗi vị 16g, đương quy, kinh giới, cam thảo, rễ tất bát mỗi vị 12g, sinh khương 3 lát, cam thảo và cẩu tích mỗi vị 12g. Bạn đun tất cả các nguyên liệu trên với 1 lít nước, sắc thuốc đến khi còn 350ml thì chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày. 

Trước khi áp dụng các bài thuốc trên, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi các bài thuốc Đông y thường được chia thành nhiều loại với công dụng chữa bệnh khác nhau. Nếu sử dụng tùy tiện thuốc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Sử dụng các vị thuốc thiên nhiên để chữa bệnh đau nhức xương khớp cũng là một cách được nhiều người lựa chọn. Đây là cách chữa bệnh khá an toàn, lành tính và ít gây ra các tác dụng phụ. 

Bài thuốc từ ngải cứu

Ngải cứu là một loại thảo dược được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh đau nhức xương khớp về đêm. Bởi ngải cứu có chứa tinh dầu và các hoạt chất giúp lưu thông khí huyết ở ổ khớp.

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá ngải cứu vừa đủ, rửa sạch rồi để ráo nước. 
  • Bạn cho ngải cứu lên chảo sao nóng cùng với một ít muối.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng xương khớp bị đau nhức khoảng 30 phút.
  • Người bệnh có thể áp dụng cách điều trị này khoảng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng. 

Mật ong và bột quế

Mật ong và bột quế là hỗn hợp điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả. Hai nguyên liệu này có chứa nhiều hoạt chất giúp thúc đẩy phục hồi xương khớp bị tổn thương.

  • Bạn hòa tan 1 muỗng mật ong và một muỗng bột quế vào một ly nước ấm.
  • Chia hỗn hợp này thành 2 phần để uống vào buổi sáng và buổi tối.
  • Người bệnh nên kiên trì áp dụng bài thuốc trong nhiều người để mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng.
Người bệnh có thể chữa đau nhức xương khớp bằng mật ong
Người bệnh có thể chữa đau nhức xương khớp bằng mật ong

Các bài thuốc dân gian tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau nhức tạm thời. Do đó, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào thuốc. Khi bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám và không nên chữa bệnh tại nhà.

Giảm đau bằng mẹo đơn giản tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh ngay tại nhà. Các cách này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, thư giãn, giảm đau nhức.

  • Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, kích thích lưu thông khí huyết tại vùng bị đau nhức. Từ đó, các ổ khớp sẽ được cung cấp đủ dưỡng chất, oxy và làm lành các tổn thương nhanh chóng. Người bệnh sử dụng một túi chườm ấm, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức.
  • Chườm lạnh: Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt khi bị đau nhức xương khớp kèm sưng viêm. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp co mạch máu, ức chế phản ứng sưng viêm và cải thiện tình trạng đau nhức. 
  • Massage, xoa bóp: Khi bị đau nhức, người bệnh có thể dùng tay để xoa bóp, massage. Các động tác massage sẽ giúp cơ thể được thư giãn, đẩy lùi tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, khi xoa bóp và massage, bạn chỉ nên tác động một lực vừa phải, tránh gây tổn thương cho xương khớp. 

Biện pháp phòng tránh đau nhức xương khớp vào ban đêm

Đau nhức xương khớp vào ban đêm thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Do vậy, người bệnh nên phòng ngừa bệnh bằng những biện pháp sau đây:

  • Trước khi đi ngủ, người bệnh nên tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 30 phút. Cách này sẽ giúp các dây thần kinh được thư giãn và phòng ngừa tình trạng đau nhức. 
  • Người bệnh nên lựa chọn một tư thế ngủ thoải mái giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng tránh các cơn đau nhức, ê mỏi về đêm. Một số tư thế ngủ tốt như ngủ nghiêng người và kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối, nằm ngửa và kê gối bên dưới đầu gối…
  • Bệnh nhân nên duy trì mức cân nặng hợp lý, khoa học. Việc này có tác dụng làm giảm áp lực lên xương khớp và các cơn đau nhức về đêm sẽ giảm dần. 
  • Người bệnh nên vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga… Tốt nhất, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao. 
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, trái cây, cá béo, hải sản, các loại nấm, dầu oliu. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm làm gia tăng phản ứng viêm nhiễm như đồ ăn ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường, đồ uống có cồn, thịt đỏ…
  • Người bệnh nên lựa chọn trang phục ngủ rộng rãi, thoải mái để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hạn chế mặc quần áo ngủ bó sát khiến quá trình lưu thông máu đến xương khớp bị ức chế và gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì…
Lựa chọn tư thế ngủ thoải mái để phòng ngừa bệnh
Lựa chọn tư thế ngủ thoải mái để phòng ngừa đau nhức xương khớp về đêm

Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã có thêm kiến thức về bệnh đau nhức xương khớp vào ban đêm. Nếu tình trạng bệnh diễn ra thường xuyên thì bạn không nên lơ là mà hãy nhanh chóng để bệnh viện để khám bệnh và điều trị sớm nhất.


Top địa chỉ phòng khám Đau Nhức Xương Khớp Vào Ban Đêm


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan