Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thời tiết lạnh, ẩm thấp là một trong những điều kiện thuận lợi để tình trạng đau nhức xương khớp tay, chân xuất hiện và tăng dần. Trình trạng này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt. Thậm chí bệnh kéo dài có thể gây biến dạng khớp, bại liệt tay chân. Vậy nguyên nhân đau nhức xương khớp tay, chân khi trời lạnh do đâu và cách xử lý như thế nào?

Tại sao trời lạnh đau nhức xương khớp tay, chân gia tăng?

Với những người bị bệnh xương khớp thì mùa đông chính là kẻ thù. Bởi khi tiết trời chuyển lạnh, các triệu chứng đau nhức xương khớp ở tay chân thường nặng hơn và dữ dội hơn. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí vài tuần. 

Người bệnh dễ dàng cảm nhận được sự ê ẩm và các triệu chứng như:

  • Vùng khớp có cảm giác đau nhức, tê cứng, buồn bực khó chịu.
  • Khớp phát ra tiếng kêu lục khục khi vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Cứng khớp, đặc biệt xuất hiện vào buổi sáng mới ngủ dậy khiến người bệnh khó co duỗi chân tay. 
  • Cử động khó khăn, thậm chí không cử động được tạm thời.
Đau nhức xương khớp mùa lạnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe
Đau nhức xương khớp mùa lạnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe

Y học hiện đại cũng chỉ ra nguyên nhân gây đau nhức xương khớp vào mùa lạnh là do 3 yếu tố:

  • Máu lưu thông kém hơn: Trời lạnh nhiệt độ môi trường giảm, quá trình lưu thông máu đến các tế bào cũng kém hơn. Bởi lúc này cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự giữ ấm, tránh thất thoát năng lượng nên hạn chế quá trình lưu thông máu. Khi lượng máu lưu thông đến khớp, các cơ quan giảm dễ tổn thương sụn khớp, mô cơ, giảm lượng dịch được sản sinh nên gây đau.
  • Co rút gân cơ khớp: Nhiệt độ càng thấp nguy cơ co rút gân, cơ khớp càng tăng đặc biệt là những bệnh nhân đang mắc bệnh xương khớp. Tình trạng này không chỉ khiến bệnh nhân khó cử động và mức độ đau đớn thêm nghiêm trọng.
  • Rối loạn tuần hoàn: Trời lạnh khiến tuần hoàn trong cơ thể bị rối loạn nhất là khớp, vân mạch, dịch khớp… từ đó gây ra các cơn đau xương khớp.

Cảnh báo những bệnh lý xương khớp dễ trở nặng vào mùa lạnh

  • Thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân

Là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm giữa hai đầu xương bị bào mòn hình thành gai xương. Phản ứng viêm xuất hiện, dịch nhầy không đủ để bôi trơn khiến cho hoạt động của khớp bị giảm, hạn chế vận động. 

Thoái hóa khớp gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, tê bì ở khớp. Mức độ đau nhức gia tăng khi bệnh chuyển nặng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe. Đặc biệt, thoái hóa khớp không xử lý kịp thời có thể gây biến chứng biến dạng khớp, thậm chí tàn phế khớp. 

Thoái hóa khớp gối bệnh lý tăng mạnh khi trời lạnh
Thoái hóa khớp gối bệnh lý tăng mạnh khi trời lạnh
  • Viêm khớp dạng thấp

Bệnh xuất hiện do sự rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra hậu quả tấn công nhầm vào tế bào khỏe mạnh tại mô, cơ, khớp. Bệnh làm tổn thương niêm mạc khớp, viêm bao hoạt dịch, gây sưng đau, cứng khớp. Lâu ngày, người bệnh sẽ thấy quá trình vận động suy giảm, sức khỏe giảm sút do thường xuyên phải chịu đau nhức khó chịu. 

Điểm đặc biệt của viêm khớp dạng thấp là thường xảy ra ở các khớp mang tính đối xứng nhau. Ví dụ bệnh xuất hiện ở cả hai khớp gối hoặc hai khớp cổ tay, hai ngón tay cùng vị trí ở cả bàn,… 

  • Viêm khớp

Bệnh hình thành do khớp gặp chấn thương hoặc do tính chất công việc sử dụng cổ tay liên tục thời gian dài gây tổn thương khớp. Ngoài ra viêm khớp còn có nguyên nhân do vi khuẩn, virus tấn công vào màng bao quanh khớp gây viêm nhiễm khớp. 

Khi bị viêm khớp, người bệnh sẽ thấy khớp đau nhức khó chịu. Cơn đau lan nhanh ra các vị trí xung quanh kèm theo hiện tượng sưng đỏ, nóng. Triệu chứng bệnh sẽ tăng dần vào mùa lạnh hoặc khi bệnh trở nặng. Nghiêm trọng hơn khi bệnh trở nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị đau nhức xương khớp mùa lạnh

Điểm danh một số phương pháp điều trị đau nhức xương khớp tay chân khi trời lạnh phổ biến hiện nay như: 

Mẹo dân gian tại nhà

Sử dụng mẹo dân gian là một trong những lựa chọn đầu tiên của nhiều người bệnh. 

Mẹo dân gian chữa bệnh xương khớp an toàn, không gây tác dụng phụ
Mẹo dân gian chữa bệnh xương khớp an toàn, không gây tác dụng phụ

Một số cách chữa đơn giản như: 

  • Chườm nóng bằng ngải cứu: Ngải cứu cắt đoạn cho lên chảo cùng một chút muối rồi rang nóng. Ngải cứu sau rang bọc lại bằng một mảnh vải rồi chườm lên khớp đau khoảng 30 phút. 
  • Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt phơi khô, sau đó sắc uống hàng ngày, nên uống khi thuốc còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất. 
  • Bài thuốc từ cỏ trinh nữ: Cỏ trinh nữ phơi khô hoặc sao vàng, mỗi ngày dùng 20 – 30g sắc với nước chia uống 2 lần. 

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là thành phần thảo dược dễ kiếm tìm, chi phí ít, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên quá trình thực hiện rườm rà, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng người. Điểm quan trọng là cho tới thời điểm hiện tại, cách trị bệnh xương khớp bằng thuốc dân gian vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả mang lại. 

Tây y điều trị bệnh xương khớp

Để cải thiện tình trạng đau nhức khớp tay, chân vào mùa lạnh, Tây y là lựa chọn của hầu hết mọi người. Tại các cơ sở y tế bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tây hoặc phẫu thuật tùy vào mức độ nặng nhẹ. 

  • Thuốc Tây y

Các loại kháng sinh, kháng viêm, giảm đau thường sử dụng cho người bệnh xương khớp như: Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen, Paracetamol, Glucosamin sulfat, Chondroitin sulfat,… 

Tây y sử dụng các dạng thuốc kháng viêm, giảm đau giúp ức chế tình trạng bệnh giảm đau nhanh nhưng không thể loại bỏ căn nguyên từ gốc. Do vậy, sau khi ngưng dùng thuốc, tình trạng bệnh có thể tái phát trở lại. 

Sử dụng thuốc tây trị bệnh xương khớp cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc tây trị bệnh xương khớp cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra sử dụng thuốc tân dược người bệnh chú ý cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì nếu dùng không đúng cách hoặc lạm dụng thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, rối loạn huyết áp, mụn nhọt,….

  • Phẫu thuật 

Phẫu thuật trị bệnh xương khớp thường áp dụng với những trường hợp bệnh nặng, đã áp dụng phương pháp khác nhưng không hiệu quả,… Phương pháp này giúp tránh nguy cơ tàn phế và giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên, phẫu thuật cũng mang lại nhiều rủi ro nếu tay nghề bác sĩ không giỏi, chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách. Thêm vào đó chi phí khá đắt đỏ, do vậy người bệnh nên cân nhắc kỹ. 

Làm sao để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp tay, chân khi trời lạnh?

Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức xương khớp vào mùa lạnh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Luôn giữ ấm cơ thể để không bị nhiễm lạnh khiến quá trình máu ứ trệ không lưu thông tốt tới khớp. 
  • Thường xuyên luyện tập thể thao phù hợp sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, duy trì sự linh hoạt của xương khớp. 
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây tươi, tránh xa đồ ăn nhiều, thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh triệu chứng đau nhức, tê bì phát triển nặng hơn. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo 2 – 3l nước vì khi cơ thể thiếu nước sẽ có nguy cơ cô đặc máu từ đó giúp quá trình lưu thông máu tới cơ khớp kém. 

Khi xuất hiện cơn đau nhức kéo dài nhiều ngày cần chủ động thăm khám tìm ra nguyên nhân và phương pháp xử lý phù hợp. Người bệnh nên lựa chọn địa chỉ khám uy tín chất lượng để đảm bảo đúng thầy đúng bệnh. 


Top địa chỉ phòng khám Đau Nhức Xương Khớp Tay Chân Khi Trời Lạnh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan