Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu tim đập nhanh trong nhiều trường hợp không đáng lo ngại nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh gặp phải tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, việc trang bị các kiến thức về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này là vô cùng cần thiết.

Đau đầu tim đập nhanh là hiện tượng gì?

Đau đầu tim đập nhanh là hiện tượng có thể gặp ở bất kỳ ai. Đây đôi khi không phải là một loại bệnh lý mà chỉ là triệu chứng của các bệnh lý khác.

Biểu hiện đau đầu tim đập nhanh

Tim đập nhanh là nhịp tim đập trên mức dao động của người bình thường, trên 100 nhịp/phút. Bên cạnh triệu chứng tim đập nhanh và đau đầu, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi kèm theo một số triệu chứng khác như:

Một số triệu chứng phổ biến của người bị đau đầu tim đập nhanh
Một số triệu chứng phổ biến của người bị đau đầu tim đập nhanh
  • Người bệnh khó thở, hụt hơi thở, đôi khi phải rướn người lên để thở dễ hơn.
  • Luôn cảm giác lo lắng và hồi hộp dù bình thường, không có việc gì quan trọng.
  • Cảm nhận rõ được tiếng đánh trống ngực, tim đập thình thịch như lồng ngực rung lên và đôi khi mất một nhịp.
  • Đau nhức đầu.
  • Đau thắt ngực.
  • Một số trường hợp còn có thể bị choáng, ngất.

Nguyên nhân của hiện tượng đau đầu kèm tim đập nhanh

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau đầu tim đập nhanh, mức độ nguy hiểm của tình trạng này sẽ phụ thuộc vào lý do gây ra. Những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau đầu tim đập nhanh là:

  • Phản ứng tình cảm mạnh mẽ như xúc động mạnh, lo âu, căng thẳng về việc nào đó.
  • Người mắc chứng trầm cảm.
  • Sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ma túy…
  • Tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc ho, thuốc cảm cúm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm cân, thuốc điều trị hen suyễn…
  • Sốt.
  • Cơ thể bị thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ, rối loạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
  • Nhạy cảm với các loại thức ăn như chất béo, muối, tinh bột, bột ngọt… cũng có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh.

Đau đầu tim đập nhanh nguy hiểm ra sao?

Đau đầu tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch như bệnh hẹp hở van tim, bệnh cơ tim phì đại, bệnh nhồi máu cơ tim… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh cường giáp, bệnh huyết áp thấp, bệnh phổi, bệnh tiểu đường… nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đau đầu tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị sớm
Đau đầu tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị sớm

Hơn nữa, khi tim đập nhanh mà không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Ngất: Tình trạng tim đập nhanh kéo dài dễ gây ra hiện tượng tụt huyết áp đột ngột và khiến bệnh nhân bị ngất.
  • Ngưng tim: Một số trường hợp tim đập nhanh có thể ngừng đập hoặc gây tử vong cho người bệnh, tuy nhiên đây là biến chứng rất hiếm gặp.
  • Đột quỵ: Đột quỵ là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng rung nhĩ, hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu não, từ đó dẫn đến hiện tượng đột quỵ.
  • Suy tim: Tim đập nhanh sẽ gây ra những cơn rung nhĩ và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới suy tim.

Cách điều trị nhức đầu kèm tim đập nhanh

Bệnh nhân nên đến các bệnh viện, phòng khám tim mạch uy tín để xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như: Điện tâm đồ, Theo dõi Holter, Ghi sự kiện, Chụp X quang và Siêu âm tim.

Áp dụng một số mẹo đơn giản

Ngay khi cảm thấy đau đầu tim đập nhanh hơn bất thường, bạn hãy áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà giúp nhịp tim trở lại trạng thái bình thường và cải thiện những cơn đau đầu.

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm chứa chất điện giải như Kali, Canxi, Magie, Natri...
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm chứa chất điện giải như Kali, Canxi, Magie, Natri…
  • Nghiệm pháp Valsalva: Người bệnh có thể thực hiện nghiệm pháp Valsalva để làm giảm nhịp tim đập nhanh, xoa dịu hiện tượng đau đầu kèm căng thẳng. Bệnh nhân thực hiện phương pháp này bằng cách bịt mũi lại, tiếp đó là ngậm miệng, bịt tai và thở ra thật mạnh. Bạn cần đảm bảo sao cho không để luồng hơi thở bị lọt ra ngoài vì điều này sẽ giúp tăng áp lực lên ngực và khiến nhịp tim trở lại bình thường.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Kali: Một số chất điện giải như Kali, Canxi, Magie, Natri… có liên quan đến hoạt động co bóp của cơ tim, vì vậy, nồng độ các chất điện giải bị rối loạn cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Bổ sung các chất điện giải và nước là cách giúp chữa tình trạng tim đập nhanh đơn giản tại nhà. Người bệnh nên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều Kali như chuối, cam, táo… hay các loại hạt chứa nhiều Magie như hạnh nhân, ngũ cốc, hạt điều… và các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, phô mai…
  • Khổ sâm: Khổ sâm là một trong những loại thảo dược quý chữa rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh hoặc tim bỏ nhịp hiệu quả. Khổ sâm chứa nhiều hoạt chất sinh học matrine, oxymatrine… có tác dụng điều hòa nồng độ chất điện giải ở tế bào cơ tim, làm tim đập chậm lại.

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau đầu tim đập nhanh. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều dùng để phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc. Những loại thuốc giúp giảm đau đầu tim đập nhanh bác sĩ thường kê đơn bao gồm:

  • Thuốc giảm đau đầu không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin…
  • Nhóm chẹn beta như Propranol, Atenolol… có tác dụng thư giãn mạch máu và ngăn ngừa tình trạng co mạch, dẫn đến tăng nhịp tim.
  • Thuốc chẹn canxi như Ditiazem, Verapail, Nifdipin… giúp làm giãn mạch máu và chậm nhịp tim.
  • Thuốc ức chế kênh Kali Cordaron và nhóm thuốc ức chế kênh Natri như Flecainide, Procainamid, Quinidin… giúp kéo dài thời gian dẫn truyền và làm tim đập chậm lại.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh có thể dùng một số loại miếng dán giảm đau khá tiện lợi và hiệu quả.

Điều trị theo Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa đau đầu tim đập nhanh có tính chất an toàn, lành tính, tác động sâu vào căn nguyên và điều trị dứt điểm bệnh. Chính vì vậy, đây là phương pháp chữa bệnh được rất nhiều người ưa chuộng. Theo Đông y, tim đập nhanh là chứng bệnh của tâm, hay còn được gọi là “tâm quý”. Y học hiện đại gọi hiện tượng này là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nhịp tim, suy nhược, cơ thể thiếu máu.

Theo Đông y, tim đập nhanh là chứng bệnh của tâm, hay còn được gọi là "tâm quý"
Theo Đông y, tim đập nhanh là chứng bệnh của tâm, hay còn được gọi là “tâm quý”

Bài thuốc Đông y chữa đau đầu tim đập nhanh người bệnh có thể tham khảo: Thục địa 15g, Phục thần 15g, Sơn thù nhục 15g, Bạch nhân sâm 12g, Hổ phách 12g, (Cửu tiết) xương bồ 12g, (Sa) táo nhân 30g, Chích cam thảo 9g, Đương quy 12g, Long cốt 30g, Câu kỷ tử 15g, Nhục thung dung 12g. Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn và luyện thành viên hoàn nặng 9g. Mỗi ngày uống 2 viên hoàn, chia làm 2 lần.

Lưu ý khi đau đầu tim đập nhanh

Để phòng ngừa tình trạng đau đầu tim đập nhanh, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, rau xanh, các loại hạt… Ngoài ra, hạn chế ăn các thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, mỡ động vật.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, khoa học, không để tình trạng làm việc quá căng thẳng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể được nạp năng lượng và tránh bị căng thẳng.
  • Bạn nên loại bỏ những thói quen xấu như sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá…
  • Chăm chỉ vận động và luyện tập các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… mỗi ngày 30 phút để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Đau đầu tim đập nhanh có thể đơn giản là do căng thẳng nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Tim Đập Nhanh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan