Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu sau sinh là tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ mắc phải, kể cả sinh thường và sinh mổ. Tình trạng này còn kéo theo các cơn đau vai gáy và cổ đến 6 tuần kể từ khi em bé chào đời. Hiện tượng này gây ra cho các mẹ không ít phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây ra đau đầu sau sinh là gì? Cách chữa tình trạng đau đầu này ra sao?

Đau đầu sau sinh là gì?

Đau đầu sau sinh còn được gọi là sản hậu đầu thống, một hiện tượng thường gặp gây ra nhiều rắc rối cho các mẹ, chiếm tới 50% ở phụ nữ sau sinh. Người mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn đau đầu do sản hậu đấu thống gây ra sau khoảng 4-6 ngày sinh em bé, đôi khi sớm hơn 1-2 ngày.

Triệu chứng của bệnh

Đau đầu sau sinh được phân ra thành đau đầu sau sinh thứ phát và đau đầu sau sinh nguyên phát. Trong đó, đau đầu sau sinh nguyên phát bao gồm đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu. Đau đầu sau sinh thứ phát bao gồm tiền sản giật sau sinh và máu tụ dưới màng cứng. Các dạng đau đầu sau sinh phổ biến và triệu chứng của từng tình trạng là:

Một số dạng đau đầu sau sinh phổ biến và triệu chứng của từng tình trạng
Một số dạng đau đầu sau sinh phổ biến và triệu chứng của từng tình trạng
  • Đau đầu do căng thẳng: Đau đầu căng thẳng thường do các nguyên nhân như stress, căng cơ, thiếu ngủ hoặc mất nước gây ra. Người mẹ sẽ gặp phải các cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình, từ cổ và lan xuống toàn bộ vùng đầu. Các cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng 30 phút hoặc lâu hơn, thậm chí lên đến 1 tuần.
  • Đau nửa đầu: Cơn đau nửa đầu có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu, đi kèm với một số triệu chứng có thể gặp như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Những cơn đau đầu này cũng có thể khiến người mẹ bị rối loạn thị giác như tê liệt hoặc điểm mù.
  • Tiền sản giật sau sinh: Tình trạng này xảy ra khi mẹ bị cao huyết áp hoặc thừa protein trong nước tiểu sau khi sinh. Người mẹ có thể gặp phải các cơn đau đầu dữ dội, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, co giật, giảm tần suất tiểu tiện hoặc thay đổi thị lực. Cơn nhức đầu sẽ xuất hiện ở cả hai bên đầu và càng trở nên tệ hơn khi bạn hoạt động mạnh.
  • Máu tụ dưới màng cứng: Máu tụ dưới màng cứng là một trong những tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc gây tê khi sinh mổ. Máu tụ dưới màng cứng khiến các mẹ đau đầu dữ dội trong vòng 72 giờ sau ca phẫu thuật và càng trở nên dữ dội khi bạn ngồi hoặc đứng thẳng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như nôn, cứng cổ, buồn nôn, thay đổi thính giác và thị lực.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nhức đầu sau sinh. Các nguyên nhân này cũng được phân thành 2 loại là dạng nguyên phát và thứ phát dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó, các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu phổ biến có thể kể đến như:

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu sau sinh
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu sau sinh
  • Căng thẳng: Căng thẳng là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu. Đặc biệt đối với những mẹ mới sinh con đầu lòng, vì chưa có kinh nghiệm sinh con nên thường rất hay suy nghĩ, lo lắng dẫn đến căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như trẻ quấy khiến mẹ thức khuya, mất ngủ, cùng với việc thay đổi hormone sau sinh khiến sức khỏe bị giảm sút, dễ trầm cảm.
  • Ứ đọng huyết động: Sau khi sinh, phụ nữ thường bị ứ đọng huyết động, nguyên nhân dẫn đến các cơn đau buốt đầu dữ dội, khiến các mẹ cảm thấy sợ hãi, đau đớn. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như chân tay bị co quắp, ngã bất ngờ…
  • Thiếu máu: Mang thai và sinh con là giai đoạn người phụ nữ thường mất một lượng máu lớn. Thêm vào đó, sự bong tróc các tế bào niêm mạc tử cung sau khi sinh cũng làm các mẹ bị chảy máu. Việc mất quá nhiều máu sau khi sinh có thể dẫn đến biểu hiện đau đầu từ nhẹ đến dữ dội.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Đối với những mẹ sinh mổ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê ngoài màng tử cung. Vì thế, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến các mẹ đau đầu sau sinh. Những cơn đau này có thể kéo dài đến 3-4 ngày, thậm chí là khoảng 1 tuần sau thì cảm giác đau mới mất đi.
  • Tác động liên tục của gốc tự do: Các gốc tự do liên tục phát triển theo quá trình chuyển hóa cơ thể và tác động từ môi trường. Trong quá trình chuyển hóa của não, các gốc tự do được sinh ra phối hợp với các hóa chất trung gian gây viêm, dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến mạch máu giãn nở bất thường và gây ra các cơn đau đầu vận mạch ở phụ nữ sau sinh.

Đau đầu sau sinh trở nên nguy hiểm khi nào?

Mẹ bầu không nên chủ quan khi các cơn đau đầu sau sinh kéo dài và trở nên dữ dội hơn, kèm theo một số dấu hiệu bất thường. Những hiện tượng này cảnh báo mẹ có thể đang mắc một chứng bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, khi các cơn đau đầu sau sinh vẫn tái phát liên tục và đi kèm với một số triệu chứng sau đây, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị kịp thời:

  • Đau đầu nặng.
  • Đau đầu sau khi hoạt động mạnh.
  • Đau đầu đạt đến đỉnh điểm.
  • Đau đầu khi thay đổi tư thế sinh hoạt.
  • Khó ngủ, không ngủ được.
  • Đau đầu kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, sốt, đau cổ, suy giảm thị lực và gặp vấn đề trong nhận thức.

Cách chữa đau đầu sau sinh hiệu quả

Đối với tình trạng đau đầu sau sinh thông thường, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân chỉ nên áp dụng một số cách chữa đơn giản, an toàn tại nhà, tránh sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này xuất hiện dai dẳng thì mẹ bầu sẽ được chỉ định một số loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ sau sinh.

Áp dụng một số mẹo đơn giản

Nếu mẹ bầu chỉ bị đau đầu nhẹ, vừa phải hoặc không đi kèm với một số triệu chứng bất thường nghiêm trọng nào, bác sĩ thường sẽ gợi ý một số biện pháp chữa đau đầu đơn giản tại nhà vô cùng an toàn. Tham khảo một số mẹo đơn giản chữa đau đầu buồn nôn sau sinh hiệu quả sau đây.

Massage là một trong những phương pháp giảm đau đầu hiệu quả
Massage là một trong những phương pháp giảm đau đầu hiệu quả
  • Chườm lạnh/ấm: Chườm lạnh giúp làm hẹp các mạch máu, giảm áp lực lên dây thần kinh, từ đó đánh bay chứng đau đầu. Trong khi đó, hơi nóng sẽ giúp các cơ bị căng được thư giãn, giảm bớt nhức mỏi và cải thiện cơn đau đầu hiệu quả. Vì vậy, khi bị đau đầu, bạn có thể chườm túi nước lạnh lên trán trong vòng 15 phút hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên trán và khu vực gáy, cơn đau sẽ dần dần biến mất.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Thiếu ngủ, mất ngủ là một trong những lý do gây ra tình trạng đau đầu sau sinh. Vì vậy, để giảm đau đầu, mẹ bầu cần ngủ đủ từ 7-9h/ngày, giúp cơ thể nạp đủ năng lượng cũng như điều trị đau đầu.
  • Hạn chế âm thanh, ánh sáng: Ánh sáng từ các thiết bị điện tử có thể gây ra tình trạng đau đầu. Vì vậy, khi nghỉ ngơi, các mẹ nên tắt hết các thiết bị chiếu sáng và kéo rèm cửa nhằm tạo ra không gian yên tĩnh nhất có thể.
  • Uống trà gừng: Củ gừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng với các thành phần chống viêm, được sử dụng để điều trị đau đầu buồn nôn. Mẹ có thể lấy một tép gừng, đập dập rồi ngâm trong nước nóng, sau đó nhấm nháp từng ngụm nhỏ sẽ giúp giảm đau đầu.
  • Xoa bóp hoặc bấm huyệt: Massage vùng cổ, thái dương hoặc bấm huyệt cũng có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng đáng kể. Mẹ bầu có thể thử bấm huyệt bằng cách tìm điểm nằm giữa ngón trỏ và ngón cái sau đó ấn vào, day tròn để giúp xua tan cảm giác đau và khó chịu.

Sử dụng thuốc giảm đau

Khi áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng vẫn không mang lại hiệu quả, các bà bầu có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân rồi dùng thuốc theo chỉ định.

Bác sĩ sẽ kê một loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và có thể gây hại đến trẻ.

Điều trị theo Đông y

Bà bầu cũng có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa dứt điểm tình trạng đau đầu sau sinh, đau đầu hay quên. Các bài thuốc này đều được bào chế từ thảo dược thiên nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả điều trị, mẹ cần kiên trì áp dụng các bài thuốc trong một khoảng thời gian nhất định.

Bà bầu cũng có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa trị
Bà bầu cũng có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa trị

Mẹ bầu có thể tham khảo bài thuốc Đông y chữa đau đầu sau sinh hiệu quả sau đây: Nhân sâm 12g, Đương quy 12g, Bạch linh 12g, Bạch thược 12g, Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Thục địa 12g, Cam thảo 12g, Xuyên khung 24g, Gừng tươi 3 lát, Hồng táo 3 quả. Đem tất cả các nguyên liệu này rửa sạch, sắc thành thang rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Phòng ngừa tình trạng đau đầu sau sinh

Cẩn trọng trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng đau đầu sau sinh. Dưới đây là một số gợi ý các mẹ có thể tham khảo:

  • Chú ý uống nhiều nước hơn để cơ thể không bị thiếu nước.
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, sữa, cá…
  • Hạn chế các chất kích thích để thần kinh không bị căng thẳng và có giấc ngủ ngon hơn, từ đó giảm đau đầu hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, ngủ trưa hoặc chợp mắt bất cứ khi nào nếu thấy mệt.
  • Thực hiện một số hoạt động giúp giảm căng thẳng cho bản thân như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo…
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn để cơ thể được thư giãn, thoải mái.
  • Massage vùng đầu bị đau, vai gáy hoặc gan bàn chân nhằm giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp các thông tin cần thiết về chứng đau đầu sau sinh cho các mẹ bỉm sữa. Đau đầu sau sinh mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng các mẹ cũng không nên xem nhẹ. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra lời khuyên phù hợp.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Sau Sinh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan