Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh đau đầu phía sau bên trái là một loại triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc trưng của loại bệnh này là những cơn đau nhói, giật thon thót ở nửa đầu bên trái, có thể lan sang phía sau gáy hay đỉnh đầu. Vậy đau đầu phía sau bên trái có thực sự nguy hiểm? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị loại bệnh lý này là gì? 

Đau đầu phía sau bên trái là bệnh gì?

Đau đầu phía sau bên trái là một loại bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Đau đầu dạng này là triệu chứng nguy hiểm xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý, chủ yếu là liên quan đến não. Đau đầu phía sau bên trái khiến người bệnh khó chịu kèm theo đó là những cơn đau dữ dội.

Triệu chứng

Đau đầu phía sau bên trái là một bệnh lý liên quan đến dây thần kinh, có thể cảm nhận được thông qua những cơn đau. Vì vậy, loại bệnh lý này có các triệu chứng dễ nhận biết hơn các loại bệnh đau đầu khác, phổ biến là những triệu chứng sau đây:

Những biểu hiện thường gặp của tình trạng đau đầu phía sau bên trái
Những biểu hiện thường gặp của tình trạng đau đầu phía sau bên trái
  • Đầu đau nhói kéo dài nhiều ngày ở phía sau bên trái.
  • Cơ thể kiệt quệ, mệt mỏi kém tập trung.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Tê bì chân tay.
  • Cơn đau tăng lên khi có âm thanh, tiếng ồn lớn và khi di chuyển vận động.
  • Nôn ói khi ngửi mùi lạ.

Nguyên nhân

Đau đầu phía sau bên trái là bệnh lý liên quan đến các dây thần kinh, tác động trực tiếp đến cơ quan não bộ. Chính vì vậy, loại bệnh này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

Bệnh đau nửa đầu Migraine

Bệnh đau nửa đầu Migraine (hay còn gọi là đau đầu vận mạch) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến những cơn đau đầu phía sau bên trái. Tuy nhiên, nguyên nhân đằng sau chứng đau nửa đầu Migraine này vẫn chưa được xác định rõ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có liên quan đến chức năng não và dây thần kinh hay các mạch máu quanh não trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Bệnh đau nửa đầu Migraine có các cơn đau từ vừa phải đến dữ dội, kéo dài 4-72h, thường kèm theo các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng và âm thanh, đau hơn khi di chuyển, vận động mạnh.

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng lưu lượng máu lên não giảm khiến não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất khiến các tế bào thần kinh không hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc hệ thần kinh.

Các triệu chứng thường gặp khi bị thiểu năng tuần hoàn não như: đau đầu phía sau bên trái, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, chân tay tê bì, kém tập trung,… Trong đó, đau đầu phía sau bên trái là triệu chứng nguy hiểm bởi những cơn đau dữ dội kéo dài.  Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai và càng trở nên phổ biến hiện nay do những áp lực của công việc, cuộc sống.

U não

Trong một số trường hợp, những triệu chứng liên quan đến đau đầu cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm, nếu hiện tượng đau nửa đầu phía sau bên trái xuất hiện ngày một nhiều và đau đầu kèm theo triệu chứng ù tai thì cần phải hết sức lưu ý vì điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh có khối u xuất hiện trong não bộ.

Hiện tượng đau nửa đầu phía sau bên trái kèm theo triệu chứng ù tai có thể báo hiệu người bệnh có u não
Hiện tượng đau nửa đầu phía sau bên trái kèm theo triệu chứng ù tai có thể báo hiệu người bệnh có u não

Chính sự xuất hiện của những khối u não là nguyên nhân gây nên những cơn đau dữ dội cho người bệnh. Sự xuất hiện và có mặt của khối u làm đè nén và khiến chức năng tuần hoàn não bị giảm sút, dẫn đến những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.

Thoái hóa đốt sống cổ

Một nguyên nhân khác khá phổ biến dẫn đến đau nửa đầu phía sau bên trái là do thoái hóa đốt sống cổ. Lúc này, ngoài việc đau mỏi vai, gáy, cổ thì người bệnh còn liên tục bị những cơn đau đầu phía sau, có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo sự vận động. Nếu để cơ thể quá lâu trong một tư thế hoặc hoạt động sai tư thế thì cơn đau sẽ kéo dài và cường độ mạnh hơn.

Đau đầu phía sau bên trái có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau đầu phía sau bên trái không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày mà nó còn cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến thần kinh và não bộ.

Chính vì vậy, nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng này kéo dài hoặc tái phát thường xuyên thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này gây ra.

Điều trị đau đầu phía sau bên trái

Hầu hết tình trạng đau đầu đều có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau. Một số thuốc không kê đơn mà người bệnh có thể mua tại các nhà thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin… Khi cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc các thuốc giúp giãn cơ.

Nghỉ ngơi là một trong những cách giúp cải thiện các cơn đau đầu hiệu quả
Nghỉ ngơi là một trong những cách giúp cải thiện các cơn đau đầu hiệu quả

Ngoài ra, những thay đổi cơ bản trong lối sống cũng giúp bạn quản lý, kiểm soát cũng như phòng ngừa những cơn đau đầu khá hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Thư giãn: Yoga hay các phương pháp giúp thư giãn tương tự có thể giúp cơ thể và cả tinh thần được thoải mái. Điều này giúp giảm căng cơ, giảm bớt yếu tố căng thẳng có khả năng kích hoạt đau đầu hay chứng đau nửa đầu.
  • Dinh dưỡng: Ăn đủ chất, đặc biệt là các món ăn tốt cho não bộ như: óc lợn, quả óc chó, dầu ô liu, thịt gà, cá, bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho não bộ,…
  • Uống đủ nước: Uống 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể được phát triển khỏe mạnh. Nước sẽ giúp kích hoạt thận lọc các chất cặn bã, loại bỏ các độc tố gây đau đầu. Ngoài ra, trong nước tự nhiên cũng chứa nhiều magie sẽ giúp hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi: Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

Thuốc Tây

Cơn đau đầu khiến cho người bệnh cảm thấy phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị không nên chậm trễ và phải được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn. Một số loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ chỉ định để làm thuyên giảm các cơn đau đầu là:

  • Thuốc giảm đau: Naproxen, Ergotamine, Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Pizotifen, Dihydroergotamine, Flunarizin. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau đầu nhanh chóng, hiệu quả.
  • Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường được dùng trong dự phòng điều trị đau nửa đầu.

Lưu ý rằng các loại thuốc trên đều được sử dụng để cắt cơn, làm giảm các cơn đau nhanh chóng cho các trường hợp cấp tính. Không nên lạm dụng hay dùng lâu dài mà không có chỉ định của bác sĩ.

Đông y

Bên cạnh thuốc Tây, điều trị đau đầu bằng các bài thuốc Đông y cũng là một phương pháp đem lại hiệu quả cao.

Đông y là một phương pháp điều trị đau đầu đem lại hiệu quả cao và vô cùng an toàn, lành tính
Đông y là một phương pháp điều trị đau đầu đem lại hiệu quả cao và vô cùng an toàn, lành tính

Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu thuộc chứng huyễn vựng, có triệu chứng chủ yếu là đau nửa đầu bên trái hoặc phải, kết hợp với các chứng chóng mặt, ù tai, nôn mửa. Triệu chứng đau nửa đầu chủ yếu là do sự xâm nhập của Phong và Hỏa làm bế tắc kinh lạc và làm rối loạn khí huyết trong đầu. Ngoài ra, rối loạn chức năng tạng can cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bệnh.

Y học điều trị chứng đau nửa đầu với bài thuốc gồm: Khu tà, Bình can và Thông kinh lạc.

Mẹo đơn giản tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà vô cùng an toàn và lành tính để điều trị đau đầu. Tham khảo một số mẹo đơn giản trị chứng đau đầu phía sau bên trái sau đây:

  • Chườm đá: Khi bị đau nửa đầu bên trái do căng thẳng, lo lắng, chườm đá là cách đơn giản giúp làm giảm triệu chứng. Các bạn chỉ cần lấy đá lạnh, bọc trong khăn mỏng đặt lên trán giữ trong vòng 10 phút, sẽ giúp thu nhỏ mạch máu và cải thiện lượng máu lưu thông đến đây, giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Nghỉ ngơi: Tìm nơi yên tĩnh, không có ánh sáng nằm nghỉ 30 phút, tập trung thở sâu, loại bỏ mọi suy nghĩ, điều này sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, từ đó giảm nhanh triệu chứng đau nửa đầu.
  • Massage mặt, cổ, vai và da đầu: Đau nửa đầu do stress kéo dài hay do thiếu máu não, thoái hóa đốt sống cổ thì massage mặt, cổ và vùng đầu có thể giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm sự co giãn mạnh của mạch máu não và làm vùng này thả lỏng, thư giãn giúp giảm đau nhức.
  • Chữa đau nửa đầu với túi nước nóng hoặc tắm nước ấm: Đây là cách đơn giản để chữa đau nửa đầu tại nhà. Các bạn chỉ cần đặt một túi nước nóng trên gáy hoặc dùng vòi hoa sen phun nước nóng vào phía sau gáy lúc tắm hoặc dội nước ấm trực tiếp vào cổ và sau gáy. Khi nhiệt tác động lên gáy sẽ giúp các cơ thư giãn và làm giảm các cơn đau đầu nhanh chóng.
  • Bổ sung vitamin B2: Với người bệnh đau nửa đầu, bổ sung nhiều vitamin B2 từ thực phẩm như: gà, trứng, các loại rau họ đậu, các sản phẩm từ sữa, quả, hạt, rau xanh và bột ngũ cốc… sẽ tốt cho tình trạng bệnh.
  • Dầu cá: Trong dầu cá chứa nhiều các axit béo, omega 3, một trong những dưỡng chất có khả năng kháng viêm hiệu quả và hạn chế các mạch máu xung quanh thái dương. Vì vậy, nên bổ sung cho cơ thể một lượng đầy đủ.

Lưu ý khi bị đau đầu

Đối với tình trạng đau đầu phía sau bên trái, người bệnh cần chú ý sắp xếp lại thời gian sinh hoạt hợp lý, ưu tiên việc nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn. Một số lưu ý của người bệnh khi bị đau đầu phía sau bên trái bao gồm:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Luyện tập các bài tập Yoga để nâng cao sức khỏe và giảm thiểu tình trạng đau đầu.
  • Ăn uống điều độ, hợp lý, bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ để não bộ được nghỉ ngơi và cơ thể nạp đủ năng lượng.
  • Không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như cà phê, thuốc lá, rượu, bia….

Đau đầu phía sau bên trái có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải tình trạng này.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Phía Sau Bên Trái


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan