Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu phía sau bên phải là bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Đau đầu dạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đau đầu phía sau bên phải có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị loại bệnh lý này là gì?

Đau đầu phía sau bên phải là gì?

Đau đầu phía sau bên phải là bệnh lý bắt nguồn từ sự lưu thông mạch máu, khi máu lưu thông không tốt, bị tắc nghẽn hoặc do sự tăng cao của chất dẫn truyền Serotonin trong máu thì những cơn đau sẽ xuất hiện. Đau đầu dạng này có thể dữ dội thành cơn, kéo dài hoặc ngắt quãng, cũng có thể nhói giật rất khó chịu.

Triệu chứng

Tình trạng đau đầu phía sau bên phải thường sẽ kèm theo một số triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào từng loại bệnh mà người bệnh mắc phải. Những triệu chứng thường xuyên gặp phải khi bị đau đầu phía sau bên phải như:

Những triệu chứng thường xuyên gặp phải khi bị đau đầu phía sau bên phải
Những triệu chứng thường xuyên gặp phải khi bị đau đầu phía sau bên phải
  • Buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Chóng mặt, choáng váng.
  • Đổ mồ hôi.
  • Thiếu tập trung.
  • Tiêu chảy.
  • Đôi khi cảm thấy nóng lạnh bất thường.
  • Cơn đau đầu tăng lên khi cơ thể mệt mỏi hoặc ở những khu vực có nhiều âm thanh, ánh sáng.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu phía sau bên phải, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là sự lưu thông mạch máu lên não. Ngoài ra, hiện tượng này còn bắt nguồn từ một số bệnh lý nguy hiểm khác, phổ biến là các loại bệnh sau đây:

  • Tăng huyết áp: Những cơn tăng huyết áp bất thình lình ập đến kèm theo một số triệu chức mà điển hình nhất là cơn đau đầu. Tăng huyết áp có thể nhận biết  bằng một số dấu hiệu điển hình như đau nhức đầu, vệt máu trong mắt, buồn nôn… Trong đó, triệu chứng đau đầu là phổ biến và điển hình.
  • Thiếu máu não: Khi máu lên não chậm, người bệnh sẽ có thể bị đau đầu phía sau bên phải kèm theo chứng hoa mắt, chóng mặt. Đây còn gọi là bệnh thiểu năng tuần hoàn não, thường xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai.
  • U não: Một số trường hợp khi bị đau đầu phía sau bên phải kèm theo ù tai thì người bệnh nên nghĩ đến tình huống có thể liên quan đến khối u nào đó trong não bộ. Cơn đau xuất phát từ khối u thường có cấp độ dữ dội hơn nhiều so với khi mắc các bệnh khác về thần kinh.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Đôi khi, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây nên những cơn đau phía sau bên phải của đầu. Các cơn đau này sẽ lặp lại thường xuyên nếu cơ thể người bệnh ở nguyên một tư thế.
  • Rối loạn vận mạch: Đây là bệnh lý mà máu trong não lưu thông kém dẫn đến các xung dẫn truyền rối loạn, có sự tắc nghẽn nhẹ khiến đầu bị đau nhói tập trung ở một điểm sau gáy bên trái hoặc bên phải.
  • Viêm màng não: Triệu chứng đau đầu phía sau bên phải có thể là một trong các triệu chứng của viêm màng não. Cơn đau đầu bên phải phía sau gáy hoặc có thể lan ra toàn bộ vùng đầu, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, có cảm giác sợ ánh sáng.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, vùng đầu bên phải bị đau còn có thể do di truyền, thay đổi nội tiết tố, thay đổi thời tiết, cảm cúm… Các yếu tố khác liên quan đến sinh hoạt, công việc khiến cơ thể mệt mỏi, không được thư giãn hoặc chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng làm gia tăng nguy cơ mắc phải tình trạng đau đầu.

Đau đầu phía sau bên phải có nguy hiểm không?

Tình trạng đau đầu bên phải là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, đau đầu dạng này còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến tuần hoàn não.

Đau đầu dạng này còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến tuần hoàn não
Đau đầu dạng này còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến tuần hoàn não

Đặc biệt, đây là triệu chứng thường hay gặp của bệnh đột quỵ – một hiện tượng ngưng cung cấp máu đột ngột lên não, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi gặp các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Điều trị đau đầu phía sau bên phải

Đối với triệu chứng đau đầu phía sau bên phải, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý. Thông thường việc điều trị sẽ tiến hành bằng việc dùng các loại thuốc giảm đau, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu não, kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…

Ngoài ra, những thay đổi cơ bản trong lối sống cũng giúp người bệnh quản lý, kiểm soát cũng như phòng ngừa những cơn đau đầu khá hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Tập Yoga: Yoga giúp cơ thể và tinh thần được thoải mái, điều này giúp giảm căng cơ, từ đó đánh bay cơn đau đầu.
  • Ăn uống hợp lý, đủ chất: Ăn các thực phẩm tốt cho não bộ như óc heo, dầu ô liu, thịt cá, thịt gà, các thực phẩm chức năng tốt cho não…
  • Uống nước mỗi ngày: Uống đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được phát triển khỏe mạnh. Nước giúp kích hoạt thận lọc và đào thải các chất cặn bã, loại bỏ các độc tố gây đau đầu. Ngoài ra, trong nước tự nhiên có chứa nhiều magie sẽ giúp hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả.
  • Tập thể dục: Luyện tập thể dục, ngồi thiền, đọc sách cũng sẽ giúp người bệnh thư giãn đầu óc, giúp giảm bớt những cơn đau đầu.
  • Bổ sung vitamin B2: Người đau nửa đầu nên bổ sung nhiều vitamin B2 từ thực phẩm như gà, trứng, các loại rau họ đậu, các sản phẩm từ sữa, quả hạch, rau xanh có nhiều lá và bột ngũ cốc… Đây là những thực phẩm rất tốt cho tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây có tác dụng làm giảm các cơn đau nửa đầu nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây luôn tiềm ẩn các rủi ro nguy hiểm, chính vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Một số thuốc điều trị có tác dụng giảm đau đầu nhanh như:

Một số thuốc điều trị có tác dụng giảm đau đầu nhanh thường gặp
Một số thuốc điều trị có tác dụng giảm đau đầu nhanh thường gặp
  • Naproxen: Đau nửa đầu vai gáy uống các loại thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid làm giảm cơn đau hiệu quả.
  • Ergotamin: Thuốc chứa hoạt chất Ergotamin dùng trong trường hợp đau nửa đầu nặng hoặc đau đầu do vận mạch. Thuốc này không được phép dùng cho các bệnh nhân đang mắc các bệnh nền như tim mạch, huyết áp, dạ dày hoặc suy gan, thận.
  • Ibuprofen: Thuốc cũng nằm trong nhóm chống viêm không steroid và có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Thuốc được chống chỉ định cho thai phụ, người bị xuất huyết dạ dày và bị suy gan, thận.

Bên cạnh các loại thuốc trên, nếu bệnh nhân bị đau đầu ở thể nặng sẽ được chỉ định thêm các nhóm thuốc để ngăn ngừa các cơn đau quay lại như: Pizotifen, Flunarizine, Dihydroergotamin…

Tuy nhiên, khi dùng thuốc Tây, người bệnh cần phải lưu ý:

  • Không tự ý dùng thuốc mà phải theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên lạm dụng các thuốc giảm đau vì thuốc đó không có tác dụng điều trị tận gốc nguồn bệnh, nếu dùng nhiều còn gây nhờn thuốc.
  • Không tự ý giảm liều hay đổi thuốc mà khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.

Đông y

Việc sử dụng thuốc Tây điều trị đau đầu phía sau bên phải có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, thay vì sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân có thể lựa chọn các bài thuốc Đông y vô cùng an toàn và lành tính.

Trong Đông Y, hội chứng đau nửa đầu thuộc chứng huyễn vựng, có triệu chứng chủ yếu là đau đầu bên trái hoặc bên phải, đi kèm đó là các dấu hiệu như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn mửa.

Đối với chứng đau nửa đầu phía sau bên phải, có thể tham khảo bài thuốc Đông y sau đây: Lá bạc hà (240g); Xuyên khung, Kinh giới bỏ cọng (mỗi loại 120g); Hương phụ (250g); Phòng phong bỏ cuống (mỗi loại 45g); bạch chỉ, khương hoạt, cam thảo (mỗi loại 60g).

Cách thực hiện: Đem tất cả tán thành bột, trộn đều, đóng gói, chia mỗi lần uống 6g với nước trà sau bữa ăn. Duy trì sử dụng thuốc liên tục trong vòng 1 đến 2 tháng để mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt.

Mẹo dân gian đơn giản

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể kết hợp các mẹo điều trị đau đầu đơn giản tại nhà. Một số cách giảm đau hiệu quả không dùng thuốc mà bệnh nhân có thể tham khảo như:

Trong hạnh nhân có chứa các chất làm giảm các cơn đau như aspirin, salicin... giúp chữa đau đầu hiệu quả
Trong hạnh nhân có chứa các chất làm giảm các cơn đau như aspirin, salicin… giúp chữa đau đầu hiệu quả
  • Hít thở: Khi cơn đau đầu xuất hiện, người bệnh có thể thực hiện thao tác hít vào thở ra trong khoảng 5 giây. Hoạt động hít thở sâu, nhẹ nhàng sẽ cung cấp oxy cho máu, giúp tăng tuần hoàn máu não, từ đó làm giảm căng thẳng và giảm đau hiệu quả.
  • Gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, kích hoạt não làm việc và thư giãn tinh thần . Do đó, nếu gặp tình trạng căng thẳng, đau đầu, uống một ly nước gừng mật ong sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và xoa dịu cơn đau đầu, chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng liệu pháp xông tinh dầu gừng để giảm cơn đau đầu.
  • Hạnh nhân: Đây cũng là một trong những bài thuốc chữa đau đầu hiệu quả bởi hạnh nhân hoạt động như một loại thuốc giản đau. Trong hạnh nhân có chứa các chất làm giảm các cơn đau như aspirin, salicin… Vì vậy, khi đau đầu hãy ăn một vài hạt hạnh nhân để giảm thiểu tình trạng này.

Lưu ý khi bị đau đầu phía sau bên phải

Với tình trạng đau đầu phía sau bên phải, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, ưu tiên thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn và hồi phục. Một số lưu ý của người bệnh khi bị đau đầu phía sau bên phải như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần.
  • Thường xuyên tập thể dục, yoga, đọc sách, nghe nhạc để nâng cao sức khỏe và giảm thiểu tình trạng đau đầu.
  • Ăn uống điều độ, tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin B2
  • Tạo thói quen ngủ đủ giờ, đúng giấc để cơ thể được hồi phục sau những giờ làm việc mệt mỏi.
  • Kiêng cữ các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc, lá…

Đau đầu phía sau bên phải là tình trạng phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, khoa học, chủ động trang bị cho mình những kiến thức về loại bệnh lý này để giảm thiểu nguy cơ mắc phải.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Phía Sau Bên Phải


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan