Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu ở thái dương là hiện tượng nhiều người thường xuyên mắc phải nhưng không biết rõ nguyên nhân vì sao. Đây là tình trạng đáng báo động bởi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần trang bị kiến thức về tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ở thái dương

Đau đầu hai bên thái dương là tình trạng đau đầu với các cơn đau tại thái dương vào buổi sáng là chủ yếu. Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau âm ỉ, buốt vùng thái dương ở 1 hoặc cả 2 bên theo đường đi của động mạch thái dương.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau đầu hai bên thái dương. Những lý do phổ biến có thể kể đến như căng thần kinh, đau nửa đầu, đau đầu hậu sang chấn:

Nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau đầu hai bên thái dương
Nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau đầu hai bên thái dương
  • Đau đầu do căng thần kinh: Đây là dạng đau đầu phổ biến nhất với những cơn đau khiến người bệnh cảm giác như bị căng tức vùng thái dương, đôi khi có thể lan sang cả vùng gáy. Đồng thời, các vùng cơ phân bổ tại điểm đau còn có thể bị căng tức nhẹ khi chạm vào, người bệnh có thể bị hoa mắt nhẹ.
  • Đau nửa đầu: Tình trạng đau nhói và dồn dập ở một bên thái dương hoặc nửa đầu là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý đau nửa đầu. Kèm với những dấu hiệu này là các triệu chứng tại mắt như nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và chuyển động vùng đầu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể buồn nôn, chóng mặt và mất thị lực tạm thời.
  • Đau đầu hậu sang chấn: Tình trạng đau đầu vùng thái dương có thể xuất hiện hậu sang chấn dù không bị tổn thương nghiêm trọng ở não hay có triệu chứng mất tỉnh táo. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như xây xẩm, thay đổi cảm xúc, rối loạn trí nhớ, giấc ngủ hoặc phát âm.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng đau đầu có thể kể đến như vấn đề về răng miệng, xuất huyết nội, viêm màng não, tế bào mạch máu thái dương.

Đau đầu ở 2 bên thái dương có nguy hiểm không?

Đau đầu ở hai bên thái dương mặc dù là tình trạng đau đầu không quá nghiêm trọng như các dạng khác, tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan. Đau đầu ở thái dương ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc, khiến bệnh nhân khó chịu, giấc ngủ bị xáo trộn.

Hơn nữa, tình trạng đau đầu này còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não, viêm động mạch tế bào khổng lồ, chấn thương sọ não nhẹ, u não.

Đau đầu hai bên thái dương còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm
Đau đầu hai bên thái dương còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ: Bệnh lý này gây viêm mạch máu, dẫn đến các cơn đau dữ dội, nóng rát. Các cơn đau thường xuất hiện ở thái dương, đồng thời lan ra khắp đầu. Một số dấu hiệu người bệnh có thể nhận biết như mệt mỏi, sốt, chán ăn, giảm cân, đau ở thái dương.
  • Chấn thương sọ não nhẹ: Chấn thương sọ não thường do một lực tác động đến đầu gây ra.
  • Chứng phình động mạch não: Chứng bệnh này có thể phát triển trong bất kỳ động mạch nào trong não. Đây là khu vực động mạch bị yếu, phình ra ở phần thành.
  • U não: U não là một khối tế bào bất thường trong não, thường gây ra các triệu chứng như đau đầu, co giật, chóng mặt, tê liệt, hoang mang…

Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng đau đầu ở hai bên thái dương kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, sốt, co giật thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để cải thiện đau đầu ở thái dương?

Để giảm các triệu chứng đau đầu ở thái dương, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi khoa học và hợp lý. Tham khảo một số phương pháp giúp giảm đau đầu ở thái dương tại nhà sau đây:

  • Ngủ nghỉ đúng giờ: Dành thời gian nghỉ ngơi khoa học sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Ngủ đủ giấc, đúng giờ sẽ giúp não bộ và cơ thể bạn được thư giãn, luôn giữ được tinh thần thoải mái, giúp xoa dịu những cơn đau đầu nhanh chóng và hiệu quả.
  • Bổ sung đủ lượng nước: Mất nước có thể khiến tình trạng đau đầu hai bên thái dương trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể, chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày để cơ thể cân bằng dung nạp nước.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như việc điều trị các bệnh lý. Người mắc chứng đau đầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và tránh xa những thực phẩm nhiều dầu mỡ, giúp cải thiện các cơn đau hiệu quả.
  • Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục, thể thao. Chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, thư giãn, từ đó đánh bay các cơn đau đầu.

Điều trị tình trạng bị đau nhức ở thái dương

Đối với tình trạng đau đầu ở thái dương, tốt nhất người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cũng như lời khuyên phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây

Thông thường một số người bệnh khi bị đau đầu sẽ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn. Đối với các trường hợp nặng hơn thì cần đến chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Tây thường tiềm ẩn một số rủi ro về tác dụng phụ, chính vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc.

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để làm giảm các cơn đau đầu thường gặp
Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để làm giảm các cơn đau đầu thường gặp

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để làm giảm các cơn đau đầu ở thái dương bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol, Alaxan…
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, Citalopram (Celexa), Fluvoxamine (Luvox)…
  • Thuốc chống co giật: Topiramate, Phenytoin, Valium Diazepam, Carbamazepin…
  • Thuốc chẹn beta: Acebutolol, Metoprolol, Atenolol, Propranolol, Bisoprolol…

Ngoài ra, đau đầu ở thái dương là triệu chứng của một số bệnh lý khác nhau. Do đó, để trị giảm đau, người bệnh cần điều trị dứt điểm và tận gốc các bệnh lý này. Một số bệnh lý như u não, viêm màng não có thể sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

Phương pháp Đông y

Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người bệnh ưa chuộng bởi đều chiết xuất từ các bài thuốc thiên nhiên nên không hề gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Ngoài ra, các bài thuốc có thể phù hợp với mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn. Tùy thuộc vào đối tượng và tình trạng bệnh, lương y sẽ gia giảm các vị thuốc sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Tham khảo bài thuốc Đông y trị chứng đau đầu ở thái dương sau đây: Thục địa, Đương quy,  Bạch linh, Sài hồ, Bạch truật, Mạn kinh tử.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các vị thuốc này rửa sạch, bỏ vào ấm, sắc thành thang.
  • Lọc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.

Mẹo dân gian trị bệnh

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể kết hợp một số mẹo dân gian tại nhà để rút ngắn thời gian điều trị các cơn đau đầu. Các bài thuốc này đều vô cùng an toàn, lành tính và dễ thực hiện.

Gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay và mùi thơm, có tác dụng chống viêm và được sử dụng để điều trị các cơn đau đầu
Gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay và mùi thơm, có tác dụng chống viêm và được sử dụng để điều trị các cơn đau đầu
  • Massage: Các bài tập massage sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm các cơn đau đầu ở hai bên thái dương. Đồng thời, các động tác này còn giúp người bệnh thư giãn, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và đau nhức đầu nhanh chóng.
  • Trà gừng: Theo y học cổ truyền, gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay và mùi thơm. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng chống viêm và được sử dụng để điều trị các cơn đau đầu ở hai bên thái dương hiệu quả. Người bệnh có thể uống 2-3 lần trà gừng mỗi ngày để giảm nhanh các cơn đau đầu.

Lưu ý khi bị đau đầu ở 2 bên thái dương

Đau đầu ở thái dương là triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Để chủ động phòng tránh, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Giảm thiểu tình trạng căng thẳng tinh thần, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi khi cảm thấy stress.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc nếu phải ngồi liên tục.
  • Luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và lưu thông máu.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ để tránh thức quá khuya.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích và đồ uống chứa nhiều cafein.
  • Đi khám định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của cơ thể tốt nhất.

Đau đầu ở thái dương có thể là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu đau đầu ở thái dương kèm theo một số triệu chứng khả nghi khác, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Đau đầu hay quên là triệu chứng thường gặp gây ra nhiều khó chịu, lo lắng cho người bệnh. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng căng thẳng, làm việc quá sức nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Đau đầu hay quên là bệnh gì? Đau đầu hay quên...
Một trong những cách mọi người thường nghĩ đến đầu tiên khi bị đau đầu là sử dụng miếng dán giảm đau đầu hoặc uống thuốc giảm đau. Vậy đau đầu dán gì hiệu quả và an toàn nhất hiện nay? Hãy tìm hiểu ngay thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây. Đau đầu dán gì? Top 5...
Đau đầu migraine thường gọi là cơn đau đầu vận mạch. Đây là một cơn đau đầu dữ dội đi kèm với cảm giác buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, nhất là ở trẻ em. Vậy đau đầu migraine ở trẻ em có nguy...
Đau đầu buồn nôn ở trẻ em là một trong những hiện tượng không hiếm gặp, triệu chứng đặc trưng cho một số bệnh lý. Các bố mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau đầu ở trẻ em thường do bệnh lý nào gây ra? Làm...
Đau đầu là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, đau đầu nên làm gì để giảm đau hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Nguyên...
Ho bị đau đầu là hiện tượng thường gặp, người bệnh bị đau đầu sau khi ho. Các cơn đau đầu có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể âm ỉ trong vài giờ. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị...
Đau đầu ở thái dương là hiện tượng nhiều người thường xuyên mắc phải nhưng không biết rõ nguyên nhân vì sao. Đây là tình trạng đáng báo động bởi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần trang bị kiến thức về tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp...
Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý thần kinh rất nguy hiểm và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau đầu 2 bên thái dương là gì? Biểu hiện đặc...
Bài viết liên quan