Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu mất ngủ là tình trạng khá phổ biến với tỉ lệ người mắc phải cao. Vậy đau đầu mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nào? Giải pháp khắc phục ra sao? Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để giải đáp được những thắc mắc này.

Đau đầu mất ngủ là bệnh gì?

Đau đầu mất ngủ là tình trạng không ngủ được, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ bị tỉnh giấc kèm theo đau đầu, mệt mỏi. Triệu chứng này có thể diễn ra cấp tính trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu mất ngủ kéo dài và không được cải thiện thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh như:

Đau đầu mất ngủ là tình trạng thường gặp và cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đau đầu mất ngủ là tình trạng thường gặp và cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
  • Mất ngủ kinh niên: Tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều năm, khiến người bệnh không ngủ được, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên căng thẳng, lo âu, đau đầu, chóng mặt.
  • Suy nhược thần kinh: Là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh do căng thẳng, áp lực quá lớn. Tình trạng suy nhược thần kinh cũng khiến bệnh nhân thường xuyên đau đầu, mất ngủ, khó ngủ.
  • U não: Rất ít xảy ra, bệnh làm xuất hiện khối u ở vùng não bộ, gây chèn ép và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của trung khu thần kinh.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: Là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu lên não, khiến lượng máu lưu thông lên não kém, dẫn đến suy nhược, mất ngủ, gây đau đầu.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường cũng gây tác động xấu đến cơ thể, làm rối loạn chuyển hóa dẫn đến tình trạng mất ngủ kèm theo đau đầu.

Nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ, khó ngủ

Đau đầu mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu là do những nguyên nhân dưới đây.

Căng thẳng thần kinh và những cảm xúc tiêu cực

Tâm lý và cảm xúc là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của chúng ta. Trong đó phải kể đến tác động của tâm lý đến giấc ngủ của con người. Chứng mất ngủ do đau đầu thường xuyên gặp phải ở dân văn phòng và học sinh sinh viên. Đó là do họ thường xuyên phải làm việc, học tập dưới áp lực kéo dài, tâm trạng lo âu căng thẳng. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ ngơi không có càng làm tình trạng đau đầu kéo dài hơn.

Ngoài ra, những cảm xúc mạnh mẽ quá như vui, buồn, tức giận, sợ hãi quá mức không kiểm soát được cũng gây ra chứng mất ngủ nghiêm trọng. Tình trạng thao thức cả đêm chắc chắn đã có nhiều người gặp phải.

Thay đổi thời tiết bất thường

Những người có sức đề kháng yếu, hay ốm vặt sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân từ thời tiết. Khi thời tiết thay đổi bất thường như nóng quá hoặc lạnh quá, trái gió trở trời đột ngột cơ thể chưa kịp thích nghi gây chứng phong hàn. Triệu chứng của bệnh thường là đau đầu khó ngủ, chán ăn, buồn nôn,…

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thiếu cân bằng gây đau đầu mất ngủ

Một cơ thể khỏe mạnh cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Để duy trì sức khỏe ổn định, bạn cần cố gắng ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Khi cơ thể không đủ năng lượng về lâu dài sẽ nhanh chóng bị suy giảm sức đề kháng. Mới đầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng không thoải mái, tiếp đó là các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ kéo dài. Một khi bệnh tình nặng hơn có thể sẽ bị suy kiệt sức khoẻ, rối loạn tuần hoàn.

Nhức đầu mất ngủ do các bệnh lý gây ra

Đau đầu mất ngủ cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý về thần kinh. Do đó nếu tình trạng này kéo dài liên tục và không được cải thiện trong thời gian dài thì bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, làm các xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác bệnh lý đang mắc phải có có hướng điều trị hiệu quả.

Đau đầu khó ngủ có nguy hiểm không?

Đau đầu mất ngủ là triệu chứng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai và do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Nếu bệnh chỉ diễn ra cấp tính trong thời gian ngắn thì không nguy hiểm và có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và cố gắng thư giãn.

Tuy nhiên, nếu đau đầu miễn ngủ diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người bệnh, gây suy nhược cơ thể, căng thẳng, lo âu, stress. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng như: bệnh tim mạch, đột quỵ, biến chứng tai biến…. 

Đau đầu mất ngủ có nhiều nguyên nhân và cảnh báo nhiều nguy hiểm
Đau đầu mất ngủ có nhiều nguyên nhân và cảnh báo nhiều nguy hiểm

Do đó người bệnh không nên chủ quan khi bị đau đầu khó ngủ kéo dài. Nên đi thăm khám và điều trị khi thấy các biểu hiện nghiêm trọng, kéo dài như:

  • Đau đầu khó thở mất ngủ: Có thể cảnh báo các bệnh lý tim mạch (Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, bệnh lý van tim…) hoặc thần kinh (rối loạn thần kinh thực vật, oxy lên não kém…)
  • Đau đầu ù tai mất ngủ: Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như u não, rối loạn tiền đình, vùng đầu cổ bị chấn thương, tăng huyết áp…
  • Đau nửa đầu sau gáy mất ngủ: Người bệnh đối mặt với cơn tăng huyết áp, các vấn đề tại mang não, tăng áp lực nội sọ…
  • Đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ: Thiếu máu não, oxy lên não kém, tổn thương thần kinh. Nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến trầm cảm, mất trí nhớ, cao huyết áp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Đau đầu choáng váng mất ngủ: Tình trạng cảnh báo người bệnh với nhiều vấn đề nguy hiểm như thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, sơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, sự chèn ép của khối u…

Người bệnh cần thận trọng và điều trị sớm khi mất ngủ đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng trên đây để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Cách điều trị đau đầu khó ngủ

Để điều trị căn bệnh đau đầu khó ngủ có nhiều phương pháp. Tuy nhiên người bệnh cần tỉnh táo lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau đầu mất ngủ uống thuốc gì?

Các loại thuốc Tây y là phương pháp chữa đau đầu mất ngủ phổ biến và được nhiều sử người sử dụng. Các loại thuốc này giúp làm giảm nhanh cơn đau đầu và gây cảm giác buồn ngủ nhanh chóng. Một số loại thuốc phổ biến như:

  • Một số loại thuốc giảm đau đầu như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Cinnarizin: Giảm nhanh cơn đau đầu. Loại thuốc này cần sử dụng thận trọng, liều lượng phù hợp với thể trạng để tránh nguy cơ tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, kích động…
  • Một số loại thuốc gây ngủ như: diazepam, bromazepam, Phenobarbital, Pentobarbital, Eszopiclone… 
  • Ngoài ra, căn cứ vào các bệnh lý gây mất ngủ đau đầu mà bác bác sĩ sẽ kê thêm các nhóm thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý này.

Tuy nhiên các loại thuốc này có xu hướng gây tăng liều và lệ thuộc. Do đó chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ với liều lượng được kiểm soát nghiêm ngặt để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm như đau đầu, hoảng loạn, căng thẳng, mất kiểm soát, suy giảm trí nhớ, ảo giác…

Chữa đau đầu, khó ngủ bằng dân gian

Các phương pháp dân gian giúp giảm tình trạng đau đầu khó ngủ một cách an toàn, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nên được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng đau đầu mất ngủ nhẹ. Một số phương pháp phổ biến như:

  • Chữa mất ngủ bằng trà hoa cúc

Hoa cúc vẫn được biết đến là thảo dược có tác dụng tốt đối với giấc ngủ. Sử dụng trà hoa cúc phơi khô đã là cách để dễ ngủ hơn được dân gian áp dụng. Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc dưới dạng thảo dược khô hoặc túi lọc uống trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ.

  • Chữa mất ngủ bằng tâm sen

Tâm sen là vị thuốc ngủ ngon quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Có nhiều cách sử dụng tâm sen trị mất ngủ như: Pha trà tâm sen, nấu cháo hoặc các món ăn có tâm sen, kết hợp chè hạt sen long nhãn, tim sen với mật ong.

Trà tâm sen giúp cải thiện giấc ngủ
Trà tâm sen giúp cải thiện giấc ngủ
  • Hoa tam thất trị đau nữa đầu mất ngủ

Hoa tam thất có nhiều lợi ích trong việc dưỡng tâm, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cách sử dụng hoa tâm thất phổ biến nhất là pha trà với 3-5g tâm thất mỗi ngày.

  • Dùng tinh dầu thơm

Tinh dầu bạc hà, quế… dễ chịu để thư giãn tinh thần, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng và sâu hơn.

Chữa đau nửa đầu mất ngủ không dùng thuốc

Nếu tình trạng đau đầu mất ngủ không quá nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần thay đổi một vài thói quen trong sinh hoạt và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý là có thể cải thiện được. Đồng thời kết hợp 

Yoga chữa đau đầu mất ngủ

Các bài tập yoga đúng cách có thể giúp người bệnh cải thiện được chất lượng giấc ngủ. Một số tư thế và bài tập yoga bạn có thể tham khảo như:

  • Tư thế thư giãn: Người tập chọn vị trí sát tường, nằm ngửa cách tường khoảng 15 – 20cm. Đưa 2 chân lên cao, dựa sát vào tường. Từ từ dịch chuyển cơ thể sao cho vùng mông chạm vào tường để chân và thân người tạo thành góc 90 độ. Giữ nguyên trong khoảng 2 phút thì hạ chân xuống.
  • Tư thế duỗi người: Người tập ở tư thế quỳ gối, từ từ đưa hạ thân người xuống, đặt 2 tay úp xuống sàn, cánh tay duỗi thẳng. Áp sát thân người xuống sàn, đẩy 2 cánh tay lên phía trên tiếp xúc với sàn sao cho toàn bộ vùng lưng được duỗi căng. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 2 phút.

Bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ

Xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp trị liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ trước và còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, thư giãn cơ và hệ thần kinh. Một số huyệt có tác dụng giúp ngủ ngon gồm:

  • Huyệt nội quan: Huyệt nội quan có vị trí tại phía trên cổ tay, cách 2 thốn từ cổ tay lên. Day và ấn huyệt này trong 3 phút có tác dụng cải thiện điều hòa khí huyết, an thần, trấn tâm.
  • Huyệt thần môn: Huyệt nằm ở mặt trong vổ cổ tay từ ngón út dóng xuống. Day ấn mạnh huyệt này trong 3 giây và lặp lại 10 lần. Ấn huyệt này giúp thư giãn hệ thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Huyệt dũng tuyền: Vị trí nằm dưới lòng bàn chân ở phần lõm nhất. Bạn có thể ngồi khoanh chân, xoa nhẹ từ gót chân lên huyệt dũng tuyền thì day ấn huyệt này trong 3 giây và lặp lại nhiều lần. Xoa bóp huyệt này có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, tốt cho tạng phủ.
  • Huyệt ấn đường: Năm ở giữa trán đường nối hai bên chân mày. Day bấm huyệt này có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ, đau đầu, lưu thông khí huyết.
  • Huyệt thái dương: Hai huyệt thái dương nằm cách 2 đuôi lông mày khoảng 0,5cm. Ấn và day huyệt thái dương 20 lần mỗi bên để giảm cảm giác đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng.

Ngoài ra, day, bấm huyệt tam âm giao, huyệt thiên trụ, huyệt phong trì… cũng giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

Bấm huyệt giúp dễ ngủ hơn
Bấm huyệt giúp dễ ngủ hơn

Tạo cho bản thân thói quen tốt

Những thói quen tốt sẽ là tiền đề để có một giấc ngủ ngon. Điều hòa giấc ngủ bằng cách bắt đầu lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng cho các hoạt động trong ngày để đảm bảo ngủ đúng giấc đúng giờ. Ngủ 8 tiếng 1 ngày, dành ra 15 – 20 phút ngủ trưa nạp năng lượng bắt đầu một buổi chiều làm việc, học tập. Theo các nghiên cứu chỉ ra, khi xây dựng thói quen và vào việc theo kế hoạch khoa học sẽ cho bạn một sức khỏe tốt. Chất lượng giấc ngủ từ đó cũng được nâng cao.

Chế độ ăn uống hợp lý

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu mất ngủ là do chế độ dinh dưỡng và tập luyện chưa đảm bảo. Vậy xuất phát từ nguyên nhân này để chữa chứng mất ngủ rất đơn giản. Nạp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tránh sử dụng các sản phẩm có hại cho cơ thể. Các chất kích thích như rượu, bia đặc biệt là cà phê cần phải tránh sử dụng hàng ngày. 

Chữa đau đầu mất ngủ bằng Đông y

Đông y quan niệm mất ngủ có căn nguyên từ tình trạng tâm tỳ hư, tạng can suy nhược, thận âm hư, thần trí bị nhiễu loạn bởi các yếu tố ngoại tà xâm kích. Đông y tập trung điều trị vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ bệnh từ gốc. Bên cạnh đó, thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn, không gây ra các tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y được đánh giá cao như:

  • Bài thuốc 1: 5g tâm sen, 10g táo nhân, 10g hoa nhài, 20g lá vông. Phơi khô, sao vàng, hãm với nước lấy 2 bát con thuốc. Ngày uống 2 lần sau ăn.
  • Bài thuốc 2: 2g liên tâm, 10g lá dâu, 30g lá vông đun với 100ml nước đến khi đặc sánh lại thành dạng cao. Mỗi lần uống pha 2, 3 thìa vào cốc nước ấm, có thể thêm chút đường cho dễ uống.
  • Bài thuốc 3: 12g bán hạ, 12g quất hồng bì, 12g phục linh, 6g cam thảo, 8g trúc nhự, 8g chỉ thực. Đem sắc với nước uống ngày 2 thang.
Thuốc Đông y trị đau đầu mất ngủ hiệu quả cao
Thuốc Đông y trị đau đầu mất ngủ hiệu quả cao

Đau đầu mất ngủ nên ăn gì?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng tác động nhiều đến giấc ngủ và thần kinh. Nếu bị đau đầu mất ngủ, bạn nên ăn một số món ăn sau:

  • Chuối: Rất giàu dinh dưỡng lại có hàm lượng calo thấp giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để đi vào giấc ngủ sâu.
  • Sữa ấm: Một ly sữa ấm trước khi đi ngủ 30p sẽ giúp cơ thể thư giãn và cung cấp dinh dưỡng giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn.
  • Mật ong: Hòa 2 thìa cà phê mật ong vào cốc nước ấm và uống trước khi đi ngủ cũng giúp giảm tình trạng đau đầu, khó ngủ.
  • Hạnh nhân: Đây là loạt hạt rất giàu dinh dưỡng và tốt cho não bộ, giúp giảm căng thẳng thần kinh.
  • Sữa chua: Rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nhờ đó người bệnh có thể ngủ ngon giấc hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng đau đầu mất ngủ và cách cải thiện hiệu quả. Tình trạng này tuy khá phổ biến nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám nếu triệu chứng kéo dài.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Mất Ngủ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan