Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu là tình trạng phổ biến các mẹ bầu thường gặp phải ở thời gian đầu hoặc cuối thai kỳ. Những cơn đau đầu sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi mang thai là gì? Làm thế nào để cải thiện hiện tượng này? 

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Đau đầu trong thời gian mang bầu là hiện tượng phổ biến mọi phụ nữ đều có thể gặp. Theo thống kê, có hơn 80% phụ nữ bị đau đầu khi mang thai.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi mang thai là gì?
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi mang thai là gì?
  • Trong đó, 60% phụ nữ gặp phải các cơn đau đầu trong giai đoạn đầu khi mang thai, điều này có thể là do sự thay đổi đột ngột về nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ.
  • Tình trạng đau đầu ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể đến từ nguyên nhân tăng cân đột ngột, ảnh hưởng đến thần kinh và lưu thông máu lên não, từ đó gây ra các cơn đau đầu.
  • Ngoài những nguyên nhân trên thì thói quen sinh hoạt và tác động của môi trường sống cũng là những yếu tố gây ra hiện tượng đau đầu cho mẹ bầu. Các thói quen sinh hoạt xấu như không uống đủ nước, thức đêm nhiều, làm việc căng thẳng, ăn không đủ chất dinh dưỡng, sử dụng đồ uống có cồn… cũng có thể khiến các mẹ bầu đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi.

Khi nào đau đầu khi mang thai trở nên nguy hiểm?

Các bà bầu nếu chỉ đau đầu mà không kèm theo các dấu hiệu khác thì có thể xem là hiện tượng bình thường trong giai đoạn mang bầu. Tuy nhiên, với một số trường hợp, các cơn đau đầu xuất hiện dữ dội, dai dẳng kèm theo một số dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.

Nếu mẹ bầu đau đầu kèm theo một số biểu hiện khác như tiểu ít, tiểu buốt, nước tiểu sẫm màu… thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Cụ thể là các triệu chứng:

  • Đau đầu kéo dài, đau đột ngột khi đang ngủ.
  • Tay, chân, mặt bị sưng nề.
  • Đau đầu kèm theo triệu chứng sốt cao, rối loạn thị giác, đau cứng cổ.
  • Đau đầu kèm đau bụng trên và đau dưới xương sườn.
  • Tăng cân đột ngột nhưng không phải do trọng lượng thai nhi.

Điều trị đau đầu khi mang thai

Mang thai là giai đoạn mẹ bầu cần cẩn trọng trong việc điều trị các bệnh lý. Vì vậy, các mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương pháp chữa đau đầu phù hợp, an toàn.

Áp dụng một số mẹo đơn giản

Mẹo đơn giản tại nhà là ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu khi gặp phải các cơn đau đầu. Sở dĩ phương pháp này được các bà bầu ưa chuộng là bởi chúng vô cùng an toàn, hạn chế khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa đau đầu đơn giản tại nhà sau đây:

Massage là một trong những cách chữa đau đầu đơn giản, an toàn cho mẹ bầu
Massage là một trong những cách chữa đau đầu đơn giản, an toàn cho mẹ bầu
  • Massage: Massage là một trong những cách chữa đau đầu đơn giản, an toàn mà mẹ bầu có thể tham khảo. Khi bị đau đầu, các mẹ nên massage khu vực vai gáy, lưng cổ để giảm thiểu các cơn đau. Mẹ bầu có thể kết hợp massage với dầu khuynh diệp để tăng cao hiệu quả điều trị.
  • Chườm nóng/lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh đều có tác dụng giảm các cơn đau đầu cho bà bầu. Chườm nóng giúp các mạch máu được giãn nở, hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não, từ đó giảm thiểu tình trạng đau đầu. Mẹ bầu cũng có thể tắm nước ấm để giảm đau, tuy nhiên không nên tắm nước quá nóng và tắm trong thời gian quá lâu.

Trong khi đó, chườm lạnh lại giúp các mạch máu mở rộng, làm thu nhỏ mô cơ, thắt chặt mạch máu từ đó giúp giảm các cơn đau đầu.

  • Sử dụng một số liệu pháp tự nhiên: Sử dụng tinh dầu cũng là một trong những cách hỗ trợ giảm đau đầu mà các mẹ nên thử. Tinh dầu sẽ giúp các mẹ thư giãn, ổn định tâm thần và giảm thiểu căng thẳng.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước đóng vai trò quan trọng trong việc làm thuyên giảm các cơn đau đầu buồn nôn khi mang thai. Nước đóng vai trò cần thiết trong quá trình lưu thông máu và vận chuyển các khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Ngoài ra, nước còn giúp cân bằng các chất vitamin, enzym và protein trong cơ thể mẹ bầu. Vì vậy, các mẹ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để làm giảm các cơn đau đầu.

Phương pháp Đông y

Điều trị đau đầu theo các bài thuốc Đông y cũng vô cùng an toàn, lành tính và có thể điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh. Dựa vào cơ địa và tình trạng bệnh của các mẹ, lương y sẽ gia giảm các vị thuốc để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Các mẹ nên kiên trì áp dụng các bài thuốc này để thấy được hiệu quả rõ rệt, đánh bay các cơn đau đầu.

Bài thuốc Đông y chữa đau đầu mà mẹ bầu có thể tham khảo: Đỗ trọng 10g, Tía tô 16g, Ngải diệp 12g, Bạch truật 12g, Hoài sơn 16g, Tục đoạn 10g, Liên nhục 12g, Đại táo 10g,  Liên kiều 12g, Sinh khương 3g, Phục long can 12g, Cam thảo 10g. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc thành thang, lọc nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.

Sử dụng thuốc Tây

Đối với những trường hợp đau đầu dai dẳng, mẹ bầu cần đến sự can thiệp của các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, các mẹ không nên sử dụng thuốc giảm đau ibuprofen và aspirin bởi những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ.

Acetaminophen là một trong những loại thuốc giảm đau đầu tương đối an toàn cho mẹ bầu
Acetaminophen là một trong những loại thuốc giảm đau đầu tương đối an toàn cho mẹ bầu

Một trong những loại thuốc giảm đau đầu tương đối an toàn cho mẹ bầu là acetaminophen. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được đưa ra lời khuyên về các loại thuốc chữa đau đầu an toàn và hiệu quả. Mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về thời gian sử dụng thuốc và liều lượng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống hoặc sử dụng quá liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Phòng ngừa đau đầu khi mang thai

Đau đầu khi mang thai một phần là do sự thay đổi trong cơ thể của phụ nữ, tuy nhiên lối sống, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng có thể góp phần giúp giảm thiểu các cơn đau hiệu quả.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ bầu nên đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và không nên thức khuya. Nếu ngủ trưa thì không nên ngủ quá 1 tiếng để tránh buổi chiều bị mệt mỏi. Nên ngủ ở những nơi yên tĩnh để giấc ngủ được đảm bảo nhất.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn uống đầy đủ không những cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi mà còn giảm các cơn đau đầu khi mang thai. Khi đói, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh tình trạng hạ đường huyết khi mang thai gây đau đầu.
  • Kiêng các loại thực phẩm: Mẹ bầu nên tránh sử dụng một số thực phẩm để tránh tình trạng đau đầu như socola, rượu, cà phê, xúc xích.
  • Yếu tố môi trường: Giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ và luôn thông thoáng, tránh ở những nơi ô nhiễm, ngột ngạt. Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh những nơi ánh sáng quá chói hoặc ồn ào để tránh nguy cơ bị đau đầu kèm mệt mỏi.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao: Mẹ bầu có thể lựa chọn một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, tập hít thở, đi bộ… giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa tình trạng đau đầu.

Đau đầu khi mang thai là biểu hiện bình thường trong giai đoạn thai kỳ. Đối với tình trạng này, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp chữa đau đầu tự nhiên và cải thiện lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu đau đầu kèm theo một số biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán tình trạng bệnh và khắc phục sớm nhất có thể.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Khi Mang Thai


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan