Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu trong thời gian hành kinh là hội chứng thông thường mà mọi chị em có thể gặp phải. Tuy nhiên, phụ nữ cần cẩn trọng với những cơn đau đầu thường xuyên không rõ nguyên nhân vì sao. Vậy nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là gì? Tình trạng này nguy hiểm ra sao? Và làm thế nào để phòng ngừa? 

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt

Hiện tượng đau đầu khi có kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy như có một sợi dây vải buộc chặt quanh trán. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi có kinh nguyệt thường gặp là:

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu khi có kinh nguyệt
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu khi có kinh nguyệt

Thiếu máu do thiếu sắt

Trong thời kỳ kinh nguyệt, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể làm nồng độ oxy trong máu thấp, gây tổn thương năng lượng não sử dụng. Chính vì vậy, phụ nữ khi có kinh thường bị kiệt sức cả về tinh thần lẫn thể chất. Đây còn là tác nhân tiềm ẩn gây ra chứng đau nửa đầu xảy ra trong giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu cho phụ nữ, do sự suy giảm estrogen và progesterone gây ra. Suy giảm và thiếu hụt serotonin trong não làm các mạch máu co lại, từ đó gây ra những cơn đau đầu. Bên cạnh triệu chứng đau đầu tiền kinh nguyệt, chị em cũng có thể thèm ăn, hay quên, bầu vú mềm và sưng, căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ.

Do estrogen và progesterone

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những cơn đau đầu ở phụ nữ. Nồng độ Hormone Estrogen tăng giữa chu kỳ kinh nguyệt để kích thích sự giải phóng trứng còn hormone progesterone tăng lên nhằm giúp việc cấy trứng vào tử cung được thực hiện.

Chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt

Chứng đau nửa đầu trong thời kỳ kinh nguyệt do nội tiết tố, gây ra những cơn đau khiến người bệnh bị suy nhược. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt gây ra tình trạng bị đau nhói nghiêm trọng bắt đầu từ một bên trán và di chuyển sang bên còn lại. Một số triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Đau đầu do nội tiết tố

Tình trạng này cũng do sự thay đổi hormone gây ra nhưng không gây ảnh hưởng đến người bệnh như chứng đau nửa đầu kinh nguyệt. Chứng đau đầu do nội tiết tố cũng có thể gây ra các cơn đau nhức đầu hoặc đau nhói, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt nguy hiểm ra sao?

Hiện tượng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt thường không nguy hiểm bởi đây là do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của các chị em. Ngoài ra, tình trạng đau đầu thường xuyên với những cơn đau đột ngột kèm theo các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng.

Tình trạng đau đầu thường xuyên có thể là biểu hiện của bệnh lý
Tình trạng đau đầu thường xuyên có thể là biểu hiện của bệnh lý

Chính vì vậy, người bệnh không nên quá chủ quan mà cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được điều trị sớm nếu cơn đau cứ kéo dài, ngày càng dữ dội và kèm theo một số dấu hiệu bất thường.

Điều trị tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bạn có thể sẽ được chỉ định một số loại thuốc giảm đau không kê đơn kết hợp với việc áp dụng các cách giảm đau tại nhà.

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn là biện pháp đẩy lùi các cơn đau đầu buồn nôn nhanh và hiệu quả cao. Những loại thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định có tác dụng hỗ trợ chứng đau đầu do căng thẳng. Những loại thuốc giảm đau này thường là Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen, Natri Naproxen. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỗ trợ thêm các loại thuốc bổ sung sắt nếu bệnh nhân đau đầu do thiếu máu.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc giảm đau là biện pháp đẩy lùi các cơn đau đầu
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc giảm đau là biện pháp đẩy lùi các cơn đau đầu

Nếu việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn không hiệu quả, người bệnh cần được bổ sung hormone để điều hòa nội tiết tố, từ đó giảm các cơn đau đầu. Một số loại thuốc giảm đau đầu buồn nôn thường được chỉ định:

  • Nhóm thuốc triptan được chỉ định cho các chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Các loại thuốc này nhằm kích thích serotonin, từ đó giảm viêm và lưu thông máu tốt, ngăn chặn các chứng đau nửa đầu.
  • Thuốc đau đầu theo toa như Opioid, Dihydroergotamine, Glucocorticoid và Ergotamine.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI, giúp làm tăng nồng độ serotonin trong não.
  • Thuốc tránh thai được chỉ định nhằm kiểm soát sự thay đổi của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, giảm triệu chứng đau đầu buồn nôn.

Bạn cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc để phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp sử dụng thuốc vẫn không thuyên giảm, hãy báo ngay cho bác sĩ để được đổi thuốc hoặc có phương pháp khác khắc phục.

Mẹo đơn giản chữa đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà để cải thiện các cơn đau nhanh chóng cũng như ngăn ngừa tình trạng này tái phát. Một số  biện pháp người bệnh có thể áp dụng để giảm tình trạng đau đầu buồn nôn:

  • Gừng: Gừng là vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền, có tác dụng cải thiện các cơn đau đầu và cảm giác buồn nôn khi có kinh nguyệt. Bạn có thể ngậm một viên kẹo gừng hoặc uống một cốc trà gừng tươi, gừng sẽ giúp làm giảm lượng protaglandin trong cơ thể và giúp thư giãn, từ đó xua tan những cơn đau đầu nhanh chóng.
  • Hạt thì là: Hạt thì là hay còn gọi là tiểu hồi hương, có đặc tính chống viêm trong hạt, được sử dụng để giảm đau đầu và buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể pha trà hạt thì là hoặc dùng một số sản phẩm viên uống bổ sung để cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt.
  • Quế: Trong quế có chứa hợp chất eugenol, có tác dụng ức chế protaglandin, giảm mức độ ra máu khi có kinh nguyệt ở phụ nữ, từ đó cải thiện triệu chứng đau đầu và buồn nôn.

Phương pháp Đông y

Điều trị theo Đông y cũng là phương pháp chữa bệnh được rất nhiều người ưa chuộng nếu chưa thật sự cấp bách. Các bài thuốc được bào chế từ thiên nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính và giúp điều trị tận gốc tình trạng bệnh. Theo Đông y, đau bụng kinh được gọi là thống kinh, do nguyên nhân chủ yếu là hàn tà.

Theo Đông y, đau bụng kinh được gọi là thống kinh, do nguyên nhân chủ yếu là hàn tà
Theo Đông y, đau bụng kinh được gọi là thống kinh, do nguyên nhân chủ yếu là hàn tà

Bài thuốc Đông y chữa đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là: Mộc hương, Cam thảo, Thanh bì, Hương phụ, Đan bì,  Ích mẫu, Huyền hồ, Huyền sâm, Đào nhân,  Địa cốt bì, Hồng hoa, Uất kim, Sinh địa. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc thành thang rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt.

Lưu ý khi bị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt

Các cơn đau đầu buồn nôn trong giai đoạn hành kinh sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của các chị em. Vì vậy, để khắc phục những hiện tượng này, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress và thức khuya vì có thể khiến tình trạng đau đầu buồn nôn nghiêm trọng hơn.
  • Sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học và không làm việc quá sức trong giai đoạn chu kỳ.
  • Tránh xa các loại chất kích thích và đồ uống có cồn như thuốc lá, cà phê, rượu…
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa vitamin, magie, axit béo…
  • Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… nhằm tăng cường sức khỏe và hạn chế tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt.

Những cơn đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt sẽ nhanh chóng rời đi nếu chị em biết cách chăm sóc bản thân và áp dụng một số phương pháp như uống trà gừng, chườm nóng bụng dưới… Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên đi khám để phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm.

Bài viết liên quan
meo-chua-roi-loan-tien-dinh
giam-tri-nho-sau-sinh
chua-suy-nhuoc-than-kinh-bang-dong-y
thuoc-chua-benh-mat-tri-nho-o-nguoi-gia