Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không, ăn tốt không là thắc mắc của nhiều người bệnh bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng protein, canxi, chất xơ khá cao. Nhưng với hệ tiêu hóa nhạy cảm thì các bệnh nhân cũng cần lưu ý nhiều trong ăn uống. Chính vì vậy, bạn đừng bỏ qua nội dung chia sẻ trong bài viết để có câu trả lời chính xác nhất.

Đau dạ dày ăn bánh mì có tốt không? Có tác dụng gì?

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm gây ra những triệu chứng bệnh khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bên cạnh những loại thuốc đặc trị thì người bệnh cũng thường tìm đến những giải pháp hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng của bệnh. Trong đó nhiều bệnh nhân lựa chọn ăn bánh mì để giảm chứng đau bụng, trướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua.

Chính vì vậy trước khi đi đến kết luận đau dạ dày có nên ăn bánh mì không, ăn tốt không thì chúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng của bánh mì.

Bánh mì có tác dụng gì đối với người đau dạ dày?
Bánh mì có tác dụng gì đối với người đau dạ dày?
  • Thông thường người bị đau dạ dày sẽ có lượng dịch vị axit dạ dày dư thừa, chúng sẽ khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị ăn mòn. Trong bánh mỳ giàu các vi khuẩn axit lactic cộng thêm đặc tính khô, dễ hút nước, nên khi ăn sẽ làm giảm nồng độ dịch vị axut đáng kể và kích thích tiêu hóa tốt hơn cho người bệnh. Từ đó người bệnh cũng sẽ thuyên giảm chứng đau bụng, trướng bụng, khó tiêu…
  • Bên cạnh viện bánh mì men tự nhiên, thì chúng còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh đau dạ dày như: calo, chất béo, Protein, Carbohydrate, Thiamin, Sắt, Natri, Niacin… Khi dung nạp dưỡng chất này vào cơ thể sẽ giúp người bệnh thuyên giảm một số triệu chứng đau dạ dày như táo bón, khó tiêu, ợ hơi…
  • Giúp tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng nhờ vào lượng chất xơ có trong bánh mì, vì hệ tiêu hóa sẽ được diễn ra trơn tru hơn mà không khiến cho nhu động ruột phải hoạt động mạnh. Đặc biệt là bánh mì nguyên hạt có lợi hơn cho hệ tiêu hóa so với bánh mì trắng.
  • Khiến cho các tế bào đường ruột mạnh khỏe: Trong bánh mì chứa Folate cùng chất axit folic không chỉ giúp các dây thần kinh khỏe mạnh mà còn giúp các cơ tế bào được cải thiện chức năng toàn diện hơn.
  • Lượng tinh bột, lớp men tự nhiên trong bánh mì sẽ tạo nên một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, khi đó dạ dày cũng sẽ hạn chế được những tác nhân gây bệnh. Đồng thời chức năng của dạ dày cũng nhanh chóng được cải thiện hơn nếu người bệnh sử dụng đúng cách.
Bánh mỳ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Bánh mỳ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Một số tác dụng khác của bánh mì có thể kể đến như:

  • Giúp làm da đẹp: Hàm lượng protein có trong bánh mì đủ giúp tái tạo cơ bắp, làm  da trẻ hóa, căng đầy hơn.
  • Làm cho xương khỏe mạnh: 12 lát bánh mì có giá trị dinh dưỡng tương đương với 800mg chất canxi, đủ lượng cần dung nạp vào cơ thể người mỗi ngày. Thậm chí chúng còn được đánh giá cao hơn so với canxi có trong sữa.
  • Giúp não hoạt động tốt hơn: Bánh mì chứa nhiều tinh bột, sắt… trong khi đó lại là dưỡng chất giúp não bộ khỏe mạnh, minh mẫn hơn. Khi não bộ khỏe mạnh, không căng thẳng cũng phần nào giảm thiểu sự rối loạn của nhu động ruột, khi đó dạ dày cũng sẽ thuyên giảm được triệu chứng của đau dạ dày.

Vậy đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Nên ăn thế nào?

Với những công dụng tuyệt vời của bánh mì được kể ở trên thì bạn cũng có thể thấy rằng bánh mì không chỉ tốt với người bệnh đau dạ dày mà còn cực tốt với người khỏe mạnh bình thường.

Dưới đây là một số gợi ý về cách ăn bánh mì giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày:

  • Dùng bánh mì không cũng có thể mang đến hiệu quả.
  • Dùng 2 lát bánh mì cùng với 1 hộp sữa chua ít đường hoặc không đường.
  • Dùng bánh mì kèm 1 quả trứng ốp la.
  • Dùng bánh mì với salad rau củ (hạn chế các loại sốt).
  • Dùng bánh mì cùng với 1 cốc sữa dinh dưỡng (không đường lactose)…
Ăn bánh mỳ cũng cần phải lưu ý vài điều
Ăn bánh mỳ cũng cần phải lưu ý vài điều

Tuy nhiên để người bệnh đau dạ dày ăn bánh mì tốt và hiệu quả nhất thì cần phải chọn đúng loại bánh. Bởi đây là loại thực phẩm có nhiều loại khác nhau, người bệnh nên ưu tiên loại bánh mì đen, được làm từ ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt. Vì đó là những loại bánh mì chứa nhiều thành phần vỏ cám, ít hóa chất hơn và lớp màng tự nhiên. 

Ngoài ra, chúng cũng có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất hơn nên giá trị dinh dưỡng cũng sẽ cao hơn. Như vậy, khi ăn người bệnh cũng sẽ dung nạp được nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày nhưng không lo lắng sẽ bị tăng cân.

Chính vì vậy, người bệnh dạ dày cần hạn chế ăn bánh mì trắng, vì có thể chúng được sử dụng chất tẩy trắng và đó là chất gây hại cho sức khỏe của dạ dày. Nếu hấp thụ trong một thời gian dài sẽ khiến cho vết loét càng trở nên nặng hơn.

Một vài lưu ý dành cho người đau dạ dày ăn bánh mì

Bên cạnh câu trả lời về đau dạ dày ăn bánh mì được không, thì người bệnh cũng nên biết cách ăn sao cho hợp lý, đúng cách để hỗ trợ thuốc điều trị bệnh dạ dày hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày cũng như cơ thể.

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì nhưng cần dùng đúng cách
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì nhưng cần dùng đúng cách
  • Nên chọn địa chỉ uy tín và có nguồn gốc rõ ràng, tham khảo rõ thành phần, hạn sử dụng để đảm bảo chất lượng của bánh mì. Bởi người bệnh đau dạ dày có hệ tiêu hóa nhạy cảm, chỉ cần dung nạp một lượng thực phẩm không được đảm bảo cũng sẽ khiến bạn gặp phải triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn…
  • Chỉ nên ăn phần ruột mềm, còn phần vỏ trứng thì hạn chế dùng vì nó có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, do sự ma sát khi chúng được đi vào đường ruột. Bên cạnh đó, trong phần bánh mì ruột mềm cũng sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn, dễ tiêu hóa hơn nên khi dùng cũng không khiến dạ dày bị tạo nhiều áp lực.
  • Chỉ nên ăn bánh mì không, hạn chế dùng với bơ, kem, mứt hay phô mai vì nó có thể làm giảm khả năng trung hòa axit hoặc gây đau bụng. Ngoài ra, chúng cũng có thể khiến cho dạ dày bị khó tiêu, đầy bụng, trướng bụng… triệu chứng bệnh khi đó cũng trở nặng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại bánh mì chứa đường, nhất là đường lactose thì không nên ăn. Vì dạ dày khó tiêu hóa, không dung nạp được nên rất dễ bị tiêu chảy.
  • Khi quá no người bệnh không nên ăn thêm bất cứ thực phẩm nào, kể cả bánh mì, vì dạ dày quá tải sẽ phải hoạt động liên tục, lâu dần sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương và tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn bánh mì khi tối muộn hoặc lúc gần đi ngủ, nó có thể gây chướng bụng, hoặc cơn đau âm ỉ xuất hiện.

Tuy nhiên, việc ăn bánh mì chỉ giúp người bệnh thuyên giảm được một số triệu chứng của bệnh như ợ chua, đau bụng và không có tác dụng chữa bệnh hay khiến bệnh biến mất. Chính vì vậy cơ thể có triệu chứng của bệnh thì không nên chủ quan chỉ ăn bánh mì, mà cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán và tìm ra phương án điều trị bệnh đặc trị hơn. 

Tóm lại, bên cạnh vấn đề đau dạ dày có nên ăn bánh mì không thì khi ăn người bệnh đau dạ dày cũng cần phải có chế độ ăn hợp lý để không gây hại cho sức khỏe, kết hợp với biện pháp chữa trị đúng cách và kịp thời hơn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan